Tàu chiến loại biên của Trung Quốc đến láng giềng Ấn Độ
Thông qua việc viện trợ tàu chiến đã qua sử dụng cho các quốc gia lân cận Ấn Độ, Trung Quốc đang muốn tạo gọng kìm mềm quanh đối thủ.
Trên các trang quân sự Trung Quốc vừa xuất hiện hình ảnh hai tàu hộ vệ BNS Umar Farooq (F16) và BNS Khalid Bin Walid (F19) sắp tân trang xong để chuyển cho Hải quân Bangladesh. Đây chính là 2 chiến hạm Type 053H3 của Hải quân Trung Quốc mới về hưu và được bán lại với giá rẻ.
Type 053H – Jiangwei II (Giang Vệ II) là lớp tàu hộ vệ mang tên lửa có điều khiển chính thức phục vụ trong Hải quân Trung Quốc (PLAN) từ đầu những năm 1990, đây là phiên bản cải tiến từ loại Type 053 nguyên bản, có tổng cộng 14 chiếc Jiangwei II đã được hoàn thành.
Hai tàu hộ vệ hai tàu hộ vệ BNS Umar Farooq (F16) và BNS Khalid Bin Walid (F19) sắp bàn giao cho Hải quân Bangladesh
Khinh hạm lớp Jiangwei II có lượng giãn nước tiêu chuẩn 2.250 tấn và lên tới 2.393 tấn khi mang đầy tải; chiều dài 112 m; chiều rộng 12,4 m; mớn nước 4,3 m; thủy thủ đoàn 168 người.
Hệ thống động lực CODAD (kết hợp diesel – diesel) bao gồm 2 động cơ 18E390VA công suất máy 23.600 mã lực (17.699 kW) và 2 động cơ MTU 8.715 mã lực (6.499 kW) cho tốc độ tối đa 28 hải lý/h, tầm hoạt động 5.000 hải lý khi chạy ở vận tốc kinh tế 16 hải lý/h.
Thiết bị điện tử của tàu gồm radar trinh sát đường không băng tần A Type 517H-1 (Knife Rest), radar trinh sát bề mặt băng tần E/F Type 360 (SR60), radar kiểm soát hỏa lực tên lửa không đối không và pháo 100 mm loại Type 345 Radar (MR35) làm việc trên băng tần J, radar hỏa lực Type 352 Radar (Square Tie) băng sóng I của tên lửa chống hạm.
Bên cạnh đó tàu còn có 2 radar điều khiển hỏa lực pháo phòng không 37 mm Type 347G/EFR-1 (Rice Lamp), 2 radar dẫn đường hàng hải RM-1290 cùng hoạt động trên băng sóng I, đi kèm nhiều thiết bị thông tin liên lạc, định vị vệ tinh khác.
Mặc dù cũ nhưng sức mạnh của những chiến hạm Jiangwei II là rất đáng gờm
Vũ khí của Jiangwei II bao gồm 6 tên lửa hành trình chống hạm YJ-83 có tầm bắn 180 km bố trí trong 2 cụm 3 ống phóng đơn giữa tàu, 6 tên lửa phòng không tầm ngắn HHQ-7 tầm bắn 12 km lắp phía trước cabin chỉ huy, 6 ống phóng ngư lôi đi kèm 2 giàn 15 ống phóng rocket chống ngầm Type 946/PJ-46.
Video đang HOT
Khẩu pháo chính của Jiangwei II là loại PJ33A nòng đôi cỡ 100 mm, nó được hỗ trợ bởi 4 ụ pháo phòng không 37 mm nòng kép Type 7A, sàn đáp và nhà chứa máy bay cho phép mang theo 1 trực thăng hạm tàu Z-9C/D trong các chuyến hải trình.
Nhìn chung Type 053H3 là một lớp tàu hộ vệ tên lửa tương đối mạnh, được tích hợp nhiều khí tài điện tử tinh vi, nhưng thiết kế của nó mang phong cách thập niên 1980 không có khả năng tán xạ sóng radar vì vậy dễ bị đối phương phát hiện từ rất xa.
Các chiến hạm cũ của Hải quân Trung Quốc chuyển giao được xem như một thứ “quyền lực mềm” khiến cho các quốc gia láng giềng Ấn Độ, đây là diễn biến đáng quan tâm.
Tùng Dương
Theo vietnamplus
Nga, TQ ngày càng nồng ấm giữa sự lo ngại của các nước láng giềng
Cả Nhật Bản và Ấn Độ đều đang lo ngại và tìm cách kéo Nga rời xa quỹ đạo của Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh ngày càng được thắt chặt.
Quan hệ đối tác nồng ấm gần đây giữa Trung Quốc và Nga khiến các nước láng giềng tại châu Á ngày càng lo ngại.
Để đối phó, Delhi và Tokyo đang tìm mọi cách ngăn Moscow ngã quá sâu vào vòng tay của Bắc Kinh, mà cơ hội trước mắt là Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở Vladivostok vào tuần này, theo bài viết của Wall Street Jouranl.
Quan hệ Nga - Trung không thực sự sâu sắc
Tại sự kiện tổ chức ở thành phố lớn nhất Viễn Đông của Nga, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ vắng mặt, lý do được cho là để xử lý các vấn đề nội bộ phức tạp mà Bắc Kinh đang đối mặt.
Trong khi Tổng thống Vladimir Putin coi đây là cơ hội để thu hút đầu tư nước ngoài, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi theo đuổi mục tiêu thúc đẩy quan hệ với Nga, nhằm cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc.
"Cả hai người họ (Abe và Modi) đều muốn xen vào giữa Bắc Kinh và Moscow. Mỗi người có một chương trình nghị sự riêng, nhưng cả hai có chung lợi ích trong việc kéo Moscow ra xa khỏi Bắc Kinh", Alexander Gabuev, chuyên gia từ Trung tâm Carnegie Moscow, nhận định.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm thủ đô Moscow của Nga. Ảnh: Reuters.
Những tháng qua, quan hệ Nga - Trung đã khởi sắc rõ rệt, khi thương mại song phương gia tăng về giá trị, đồng thời hai bên lên kế hoạch ký một thỏa thuận hợp tác mới về quốc phòng. Tuy nhiên, mức độ cam kết của quan hệ đối tác song phương vẫn chưa được kiểm chứng.
Thời gian gần đây, các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Nga đã giảm xuống thấp hơn so với kỳ vọng ban đầu khi Nga chuyển hướng ưu tiên hợp tác sang phía Đông, sau khi quan hệ với phương Tây xấu đi vì khủng hoảng Ukraine năm 2014. Điều này nhen nhóm lên hy vọng cho các cường quốc khu vực như Ấn Độ và Nhật bản tìm cách khai thác những điểm yếu trong mối liên kết giữa Moscow và Bắc Kinh.
Trong bối cảnh Nga không thể thu hút những khoản đầu tư kinh doanh lớn vào vùng Viễn Đông kém phát triển, Diễn đàn Kinh tế phương Đông trở thành sân khấu cho giới lãnh đạo chính trị Nga trình bày những kế hoạch phát triển trước các nhà đầu tư.
Ấn Độ và hợp đồng vũ khí 5,4 tỷ USD
Ngoài mục tiêu thúc đẩy quan hệ song phương để cân bằng với Bắc Kinh, Thủ tướng Modi nhiều khả năng sẽ tìm kiếm sự ủng hộ từ Moscow đối với chính sách về Kashmir của Ấn Độ, sáp nhập vùng đất đang tranh chấp với Pakistan vào lãnh thổ nước này. Trung Quốc đã công khai phản đối bước đi của Thủ tướng Modi, trong khi Nga chưa đưa ra phản ứng cụ thể nào.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Modi cũng quan tâm tới nhiều nội dung hợp tác khác, như các dự án hạt nhân và thúc đẩy các hợp đồng mua bán vũ khí, bên cạnh những cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Ấn Độ ở Viễn Đông.
Trong tuần trước khi Diễn đàn khai mạc, các quan chức và nhà đầu tư Ấn Độ đã lùng sục khắp Viễn Đông để tìm kiếm các cơ hội, trong đó nổi lên là ngành khai thác mỏ kim cương, để đáp ứng nhu cầu khổng lồ từ thị trường nội địa.
Thủ tướng Modi sử dụng hợp đồng mua hệ thống phòng không S-400 trị giá 5,4 tỷ USD để cải thiện quan hệ với Nga. Ảnh: AFP.
Quan hệ giữa Ấn Độ và Nga, trước đó là Liên Xô, từng một thời đi xuống khi Delhi ngả về phía Washington trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên, Thủ tướng Modi đã tìm cách vực dậy mối quan hệ Moscow hồi đầu năm nay bằng hợp đồng mua hệ thống phòng không S-400 trị giá 5,4 tỷ USD.
Bất chấp những phản đối gay gắt từ Mỹ, Nga khẳng định sẽ dành mọi nỗ lực để hoàn thành hợp đồng vũ khí này kịp tiến độ vào năm 2023.
Không chỉ dừng lại ở vấn đề kinh tế và quân sự, phái đoàn cấp cao Nga và Ấn Độ cũng dự kiến thảo luận về thúc đẩy hợp tác hạt nhân, với việc xây dựng một lò phản ứng năng lượng hạt nhân mới tại Ấn Độ.
Nhật Bản tập hợp lực lượng để đối phó Trung Quốc
Đối với Thủ tướng Abe, thảo luận với Tổng thống Putin là một phần của mục tiêu làm thân với các nước châu Á - Thái Bình Dương, trong bối cảnh nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump đang ngày càng có xu hướng giảm các cam kết quốc tế, và trở nên thiếu tin cậy để bảo vệ Tokyo trước Bắc Kinh.
"Nhật Bản đang đề ra một kế hoạch cấp lục địa phức tạp nhằm đối phó với những bước đi của Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ đang trở nên thiếu tin cậy. Vì vậy, họ đang cố gắng xây dựng mạng lưới các quan hệ đối tác, trong đó có Nga", Vasily Kashin, chuyên gia Đông Á từ Đại học Kinh tế Moscow, nhận định.
Thủ tướng Abe và Tổng thống Putin. Ảnh: AP.
Đối với Nga, việc qua lại gần gũi với các đối thủ khu vực của Trung Quốc thực chất không gây ra hậu quả gì đáng lo ngại.
"Quan hệ giữa Nga và Trung Quốc có sự không rõ ràng mà cả hai đều cảm thấy hài lòng. Hai bên hiểu rằng bên kia cần những đối tác khác", ông Kashin nhận định.
Nếu muốn đạt được đột phá trong quan hệ với Nga, Thủ tướng Abe gần như chỉ có một lựa chọn là nhượng bộ trong tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Kuril mà trước đó ông từng cam kết sẽ giải quyết rốt ráo. Tuy nhiên, lựa chọn này khó khả thi với nhà lãnh đạo Nhật Bản.
Quần đảo Kuril, nơi mà Tokyo gọi là các lãnh thổ phương Bắc, đã trở thành biểu tượng của chủ quyền quốc gia tại cả Nga và Nhật Bản, và là vật cản chính trong quan hệ song phương. Bất kỳ chính trị gia nào của cả hai bên đều sẽ trả giá đắt nếu nhượng bộ về vấn đề nhạy cảm này.
Tới nay, thỏa thuận duy nhất mà Tokyo và Moscow đạt được là văn kiện hợp tác giải quyết rác thải trên quần đảo Kuril, đạt được trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka hồi tháng 6 giữa ông Putin và ông Abe.
Trong hàng chục cuộc gặp lớn nhỏ trước đây với Tổng thống Putin, Thủ tướng Abe nhìn chung luôn tránh bất đồng công khai và cố gắng đưa ra viễn cảnh về cải thiện quan hệ song phương. Các nhà quan sát cho rằng nhà lãnh đạo Nhật Bản sẽ tiếp tục chiến lược này tại Vladivostok, với mục tiêu có thêm một đối tác để củng cố vị thế trong cuộc đấu với Trung Quốc.
Theo Zing.vn
doisongphapluatTin thế giới : Iran bị Mỹ tấn công, Trung Quốc sẵn sàng chìa tay cứu? Mối quan hệ của Trung Quốc và Iran đang được thử thách sau khi chính quyền Donald Trump phát lệnh trừng phạt công ty năng lượng nhà nước Zhuhai Zhenrong của Trung Quốc vì vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với dầu mỏ Iran. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Iran Hassan Rouhani trò chuyện thân...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cơ hội hay bế tắc từ việc Mỹ - Iran nối lại đàm phán

Thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc sau động thái hoãn áp thuế của Tổng thống Trump

Thảm sát tại Mexico nghi liên quan đến bạo lực băng đảng

Mỹ: Dư luận phản ứng tích cực về quyết định hoãn áp thuế của Tổng thống Trump

Công viên giải trí Universal đầu tiên ở châu Âu sẽ ra mắt tại Anh

Chính sách thuế quan của Mỹ: Cơ hội mới cho quan hệ Trung Quốc và các nước Nam Bán cầu

Động thái hoãn áp thuế của Tổng thống Trump có thể ngăn chặn kinh tế Mỹ suy thoái?

Sập nhà tại Ai Cập khiến ít nhất 9 người tử vong

Tổng tư lệnh Ukraine: Viện trợ của Mỹ giảm, nguồn chính đến từ châu Âu

Châu Á 'hứng bão' thuế quan, riêng quốc gia này âm thầm đón cơ hội

Nga thông báo 2 vấn đề sẽ được thảo luận với Mỹ trong đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ

Phản ứng của thế giới khi Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày
Có thể bạn quan tâm

6 mẹo tiết kiệm tiền này sẽ giúp bạn có cuộc sống không phải lo lắng khi về già!
Sáng tạo
12:11:11 10/04/2025
Dứa ngọt thơm nhưng 'đại kỵ' với những người này, chớ ăn vào kẻo 'tự hại mình'
Sức khỏe
12:07:23 10/04/2025
Quang Hải gia nhập đường đua pickleball
Sao thể thao
12:07:06 10/04/2025
Váy họa tiết hoa nữ tính, nhẹ nhàng mà đẹp hút mắt
Thời trang
11:27:42 10/04/2025
Không phải "bạn gái 8 năm", đây mới chính là nàng thơ mới của bạn thân HIEUTHUHAI
Nhạc việt
11:25:07 10/04/2025
Kim Soo Hyun bị chôn vùi trong bão scandal: Liệu có còn đường quay lại?
Sao châu á
11:21:49 10/04/2025
Bí quyết làm pizza xúc xích phô mai ngon như nhà hàng
Ẩm thực
11:17:41 10/04/2025
Cuối tháng 4: 4 con giáp từ vận xui hóa vận may, tài lộc bùng nổ, có bạn không?
Trắc nghiệm
11:06:28 10/04/2025
Người đàn ông dùng tay không bắt rắn hổ mang chúa dài 3 mét
Lạ vui
11:00:01 10/04/2025
Cháy nhà trong đêm ở TP Mỹ Tho, bốn người tử vong
Tin nổi bật
10:14:00 10/04/2025