Tàu chiến hoen gỉ trong ‘hạm đội dư thừa’ của Mỹ
Ở Hạm đội Dự trữ Quốc phòng Quốc gia (NDRF) của Mỹ, những tàu chiến lỗi thời, không còn khả năng hoạt động xếp hàng dài, tạo thành khối kim loại khổng lồ trên mặt nước.
Ở thời đỉnh cao đầu thập niên 1950, NDRF có tới 2.277 tàu chiến thả neo trên khắp nước Mỹ. Chúng có thể trở lại tham chiến trong trường hợp khẩn cấp.
Tuy nhiên, số tàu của NDRF giảm xuống còn 230 chiếc trong năm 2007 và 112 chiếc trong tháng 4/2014. Phần lớn tàu đều lỗi thời, hoen gỉ và tác động xấu tới môi trường ở nơi chúng neo đậu.
Trong quá khứ, các tàu của NDRF đậu ở sông James, Virginia; Beaumont, Texas; vịnh Suisun, California; Stony Point, New York; Wilmington, North Carolina; Mobile, Alabama; Astoria, Oregon và Olympia, Washington. Ngày nay, chỉ 3 cơ sở neo đậu ở sông James, Virginia; Beaumont, Texas và vịnh Suisun, California còn hoạt động.
Chiến hạm được xếp gần nhau, tạo thành khối kim loại khổng lồ trên mặt nước.
Neo đậu một chỗ trong thời gian dài, tàu chiến cũ trở thành thảm họa với môi trường. Lớp sơn bong ra và kim loại hoen gỉ là thủ phạm chính gây ô nhiễm.
Video đang HOT
Trong năm 1952, 340 tàu buông neo ở vịnh Suisun, California. Ngày nay, số lượng đã giảm dưới 50 chiếc. Phần lớn tàu hư hại đã được chuyển tới xưởng phế liệu để xẻ thịt.
Cận cảnh một chiến hạm hoen gỉ neo đậu ở vịnh Suisun.
Thời gian làm biến dạng những chiến hạm từng làm chủ đại dương.
Cục Hàng hải Liên bang Mỹ đang nỗ lực tháo dỡ 25 chiếc hư hại nghiêm trọng ở vịnh Suisun. Số tàu còn lại sẽ được xử lý vào cuối năm 2017.
Theo Tri Thức
Thiệt hại nặng nhất của Hải quân Mỹ sau chiến tranh Việt Nam
Tháng 5/1987, phi công Iraq lái máy bay chiến đấu phóng 2 tên lửa chống hạm vào tàu khu trục USS Stark khiến con tàu hỏng nặng, suýt chìm và làm 37 thủy thủ Mỹ thiệt mạng.
Tàu khu trục USS Stark nghiêng hẳn về một bên sau khi trúng tên lửa chống hạm của Iraq. Ảnh: Navybook
Từ đồng minh thành kẻ thù
Theo Navybook, trong giai đoạn diễn ra chiến tranh Iran-Iraq 1980-1988, Hải quân Mỹ hoạt động với vai trò hỗ trợ cho Iraq trong cuộc chiến. Khi đó tàu khu trục USS Stark là một phần trong lực lượng được triển khai tới Trung Đông giai đoạn 1984-1987.
Đây là một tàu khu trục nhỏ lớp Oliver Hazard Perry do thuyền trưởng Glenn R. Brindel chỉ huy. Khoảng 20h ngày 17/5/1987, một chiếc máy bay Mirage-F1 của Không quân Iraq cất cánh từ sân bay Shaibah hướng về vịnh Ba Tư.
Chiếc Mirage-F1 mang theo 2 tên lửa chống hạm Exocet, bay ở độ cao 1,5 km cách mặt nước biển với vận tốc khoảng 880 km/h. Lúc đó, một máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AWACS đang tuần tra trong khu vực đã cảnh báo cho tàu USS Stark về sự xuất hiện của máy bay Iraq.
Thuyền trưởng Brindel đã chủ quan khi không báo động cho thủy thủ đoàn chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Ông ra lệnh cho sĩ quan thông tin liên lạc với máy bay lạ nhưng không nhận được phản hồi.
Lúc 22h10, thuyền trưởng nhận được thông báo khẩn là tàu chiến đã bị khóa vào radar điều khiển hỏa lực Cyrano IV trên chiếc F1. Chiến đấu cơ Iraq phóng tên lửa Exocet đầu tiên cách tàu 32 km, tên lửa thứ hai cách 24 km.
Tên lửa đầu tiên lao vào cấu trúc thượng tầng cách mặt nước khoảng 10 m nhưng không phát nổ. Tuy vậy, nó gây ra đám cháy lớn lan rộng đến phòng thông tin, nhà kho và trung tâm hoạt động chiến đấu. Tên lửa thứ hai lao vào mạn trái rồi phát nổ, gây ra một lỗ thủng lớn có kích thước 3 x 4,5 m.
Quá bất ngờ bởi vụ tấn công, thủy thủ đoàn không còn đủ bình tĩnh để tàu bắn trả. Máy bay AWACS hoạt động trong khu vực báo động cho sở chỉ huy ở Saudi Arabia và yêu cầu điều động máy bay đánh chặn.
Tuy nhiên, kiểm soát không lưu mặt đất không đủ thẩm quyền để ra lệnh cho máy bay cất cánh. Chiến đấu cơ Iraq dễ dàng thoát đi mà không gặp bất kỳ khó khăn nào.
Thiệt hại nặng nhất sau chiến tranh Việt Nam
Tàu khu trục USS Stark đã gặp may khi tên lửa đầu tiên không phát nổ, nếu cả 2 tên lửa đều nổ, chiến hạm Mỹ có thể đã bị phá hủy. Ảnh: Navybook
Hậu quả vụ tấn công khiến 37 thủy thủ thiệt mạng, trong đó 29 người chết tại chỗ, 8 người khác chết sau đó do vết thương quá nặng, 21 người bị thương. Các thủy thủ còn sống phải chiến đấu với ngọn lửa trong gần 24 giờ đồng hồ.
Thuyền trưởng Glenn R. Brindel ra lệnh cho các thủy thủ di chuyển hàng hóa và đồ đạc sang bên mạn phải để phần bị thủng bên mạn trái cao hơn mặt nước. Tàu khu trục USS Waddell hoạt động gần đó đã nhận được tín hiệu cấp cứu và nhanh chóng tiến đến hỗ trợ.
Các thủy thủ đã giữ cho tàu không bị chìm và may mắn phòng máy vẫn hoạt động nên tàu đã tự tiến về Bahrain dưới sự hộ tống của tàu Waddell. Hải quân Mỹ phải tốn 142 triệu USD để khôi phục hoạt động cho tàu USS Stark.
Lý do tàu khu trục USS Stark bị tấn công đến nay vẫn không thực sự rõ ràng. Lúc đó con tàu đang ở cách đường hải phận Iraq (thuộc hải phận quốc tế) 32 km. Phía Iraq cho rằng, tàu khu trục của Mỹ đã xâm nhập hải phận của họ.
Cựu tổng thống Iraq Saddam Hussein cho rằng, phi công của họ đã nhầm tàu của Mỹ với tàu hàng Iran. Vụ tấn công dẫn đến bê bối ngoại giao lớn giữa Washington và Baghdad.
Các cuộc điều tra của Hải quân Mỹ cho thấy, quá trình đào đạo và vận hành chiến đấu trên tàu khu trục USS Stark cũng như một số tàu chiến khác quá lỏng lẻo. Hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx vẫn ở trong chế độ chờ mặc dù đã được cảnh báo trước về sự xuất hiện của máy bay lạ.
Tệ hơn, hệ thống phóng mồi bẫy đánh lừa tên lửa chống hạm Mark 36 SRBOC trên tàu không mang theo đạn rải nhiễu, cho dù nó đang hoạt động trong khu vực chiến sự. USS Stark là tàu chiến duy nhất của Mỹ bị tấn công bằng tên lửa chống hạm kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Bốn năm sau vụ tấn công, Mỹ tiến hành chiến dịch Bão táp sa mạc tấn công vào Iraq.
Theo Tri Thức
Phi công Việt Nam trên trực thăng, tàu chiến Mỹ Đại diện hải quân Việt Nam và hải quân Mỹ trên khu trục hạm US Fitzgerald và tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth đã có buổi làm việc lý thú. Trên tàu khu trục hạm USS Fitzgerald, hải quân hai bên đã trao đổi trên sơ đồ một số thông tin liên quan đến bộ quy tắc ứng xử cho những...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga thông báo hoạt động của quân đội Ukraine trong thời gian ngừng bắn nhân Ngày Chiến thắng

Thuế quan của Mỹ: Tổng thống D.Trump để ngỏ 'mức thuế hợp lý' 80% đối với Trung Quốc

Mỹ khẳng định viện trợ nhân đạo sẽ sớm được nối lại

Ngành công nghiệp nhựa thúc đẩy tái chế tiên tiến dù biết rõ các vấn đề rủi ro

Tại sao thỏa thuận thương mại mới Mỹ - Anh tạo ra ít tiền lệ cho các nước khác?

Cuộc họp lần thứ 13 Ủy ban Hợp tác chung ASEAN-New Zealand

Đối thủ Thanh Thủy đổi vận so kè Opal, 'hất' Ý Nhi ra chuồng gà, dành crown MW?

Apple đang tạo ra chipset mạnh gấp 6 lần M3 Ultra

Các nước Bắc Âu và Anh ủng hộ lệnh ngừng bắn 30 ngày giữa Nga và Ukraine

Hội nghị hòa bình nhân dân kêu gọi giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel - Palestine

Mỹ vạch 'lằn ranh đỏ' trong chính sách đáp trả Houthi

Ấn Độ tăng cường an ninh tại các cảng biển
Có thể bạn quan tâm

7 pha hành động đỉnh cao của Tom Cruise trong "Nhiệm vụ: Bất khả thi"
Phim âu mỹ
16:01:17 10/05/2025
"Bố bự" dẫn cả 20 rapper leo thẳng top 1 trending, bản cypher khủng nhất Việt Nam quá chiến!
Nhạc việt
15:56:30 10/05/2025
Choáng với sắc vóc hiện tại của Angela Phương Trinh
Sao việt
15:53:06 10/05/2025
Cán bộ từng điều tra vụ nữ sinh Vĩnh Long hé lộ tin sốc, phủ nhận 1 điều
Netizen
15:51:18 10/05/2025
Tôi thay thế 4 món đồ trong bếp ở tuổi 50 và bất ngờ khi giảm được một nửa công việc nhà
Sáng tạo
15:01:24 10/05/2025
Con gái 15 tuổi của Triệu Vy bị miệt thị gây sốc
Sao châu á
14:58:52 10/05/2025
Sao nữ gọi Lisa là người chuyển giới từng làm vũ công thoát y, nhạc lười làm, thích "kiếm chuyện" với cả showbiz
Nhạc quốc tế
14:44:59 10/05/2025
Xe sedan dài hơn 5 mét, công suất 375 mã lực, 'uống xăng như ngửi', giá gần 500 triệu đồng
Ôtô
13:13:13 10/05/2025
Giải pháp hạn chế tiết dầu cho da dầu vào mùa hè
Làm đẹp
12:34:30 10/05/2025
Harley-Davidson Ultra Limited 2024 giá từ 1,4 tỷ đồng
Xe máy
12:32:34 10/05/2025