Tàu chiến Australia đâm chết hai cá voi hiếm
Một tàu khu trục Australia được cho là đâm chết hai cá voi vây có nguy cơ tuyệt chủng trong lúc thử nghiệm hệ thống chiến đấu ngoài khơi Mỹ.
Hải quân Hoàng gia Australia hôm 12/5 cho biết xác hai con cá voi được tìm thấy trong vỏ tàu khu trục HMAS Sydney khi tàu cập cảng căn cứ hải quân San Diego, bang California, cảng chính của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ cuối tuần qua.
“Hải quân coi trọng an toàn của động vật có vú trên biển và rất buồn vì sự cố này đã xảy ra”, tuyên bố từ Hải quân Australia cho hay.
Hai con cá voi vây mắc kẹt vào tàu khu trục Australia khi tàu cập cảng thành phố San Diego, bang California, Mỹ hôm 8/5. Video: ABC.
Hải quân Australia cùng hải quân Mỹ và Cơ quan Kiểm ngư NOAA của Mỹ, nơi giám sát các nguồn tài nguyên biển, đang điều tra sự việc.
Hai con cá voi gặp nạn được xác định là cá voi vây, loài cá voi lớn thứ hai thế giới, chỉ sau cá voi xanh. Một con dài khoảng 20 mét và con còn lại dài khoảng 7,6 mét, có thể là hai mẹ con dựa trên kích thước và cách thức di chuyển, sinh sống của loài.
Một trang tin nghề cá của NOAA về cá voi vây liệt chúng là loài có nguy cơ tuyệt chủng theo Đạo luật Các loài có nguy cơ tuyệt chủng, hiện chỉ còn khoảng 3.200 con ngoài khơi Bờ Tây nước Mỹ. Cá voi từng bị săn lùng ráo riết, nhưng ngày nay mối đe dọa lớn nhất của chúng là bị tàu đâm.
HMAS Sydney là tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường dài 146,7 mét với lượng giãn nước 7.000 tấn và mớn nước 7,2 mét. Đây là một trong những tàu mới nhất trong hạm đội Australia, được đưa vào hoạt động chỉ một năm trước.
Tàu tiến vào San Diego hôm 8/5 sau khi thử nghiệm các hệ thống chiến đấu trong cuộc tập trận ngoài khơi bờ biển California.
“Cá voi có thể nghe thấy tiếng tàu từ xa hàng km, thường tránh những con tàu sử dụng bộ sonar tần số thấp công suất cao và trung tần vì gây khó chịu cho thính giác của chúng”, Carl Schuster, cựu đại tá hải quân Mỹ, cho biết.
Theo Schuster, sonar tần số thấp có thể gây nhầm lẫn cho cá voi ở những vùng nước nông hơn, nhưng tàu Australia được trang bị sonar tần số cao. Tuy nhiên, một báo cáo của NOAA cho biết cá voi có thể nhầm lẫn khi kiếm ăn và di cư ở các vùng nước ven biển, đặc biệt ở các tuyến đường vận chuyển đông đúc như ngoài khơi Nam California.
Cá voi trắng bị nghi là gián điệp của Nga ở Na Uy Phà Nhật Bản va phải cá voi, gần 90 người bị thương 40 Công nhân Mỹ vứt xác cá voi vào thùng rác
Hàng chục cá voi bị mắc kẹt trên bờ biển New Zealand
Các nhân viên cứu hộ ngày 22/2 đang chạy đua với thời gian để cứu hàng chục con cá voi hoa tiêu bị mắc kẹt trên một đoạn bờ biển New Zealand nổi tiếng về những vụ mắc kẹt hàng loạt.
Nhân viên cứu hộ nỗ lực giải cứu cá voi hoa tiêu bị mắc kẹt tại mũi Farewell, New Zealand ngày 22/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Cục Bảo tồn động vật hoang dã (DOC) cho biết một nhóm 49 con cá voi hoa tiêu vây dài được phát hiện sáng 22/2 tại mũi Farewell cách thành phố du lịch Nelson 90 km về phía Bắc.
Đến giữa buổi chiều, 9 con cá voi đã chết và hơn 60 người đang nỗ lực giữ những con cá voi còn lại sống sót để có thể đưa chúng trở lại biển khi thủy triều lên. Hiện các nhà thú y sẽ hỗ trợ trục vớt các con cá voi này và chăm sóc trên bãi biển cho đến khi có thể thả trở lại.
Farewell, một mũi cát dài 26 km nhô ra biển tại Vịnh Golden, là nơi xảy ra ít nhất 10 vụ mắc kẹt cá voi hoa tiêu trong 15 năm qua, trong đó vụ mắc kẹt mới nhất xảy ra tháng 2/2017, khi gần 700 con cá voi mắc kẹt làm 250 con bị chết.
Các nhà khoa học vẫn chưa biết về nguyên nhân tại sao bãi biển này lại hay xảy ra những vụ mắc kẹt như vậy. Một giả thuyết cho rằng mũi cát này tạo ra đáy biển nông trong vịnh gây nhiễu hệ thống định vị bằng âm thanh của cá voi.
Những chiến hạm Mỹ thoát nạn trong trận Trân Châu Cảng Ba tàu sân bay Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ thoát khỏi nguy cơ bị đánh chìm trong trận tập kích Trân Châu Cảng do ra khơi làm nhiệm vụ hoặc đang đại tu. 7h48 ngày 7/12/1941, phát xít Nhật triển khai 183 tiêm kích, oanh tạc cơ bổ nhào và máy bay thả ngư lôi tấn công căn cứ Hạm đội Thái...