Tàu chiến Ấn Độ đến Biển Đông tập trận cùng các nước ASEAN
Bốn tàu chiến của Hải quân Ấn Độ đã có mặt tại Biển Đông để tham gia tập trận cùng 5 nước ASEAN xung quanh khu vực tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, trong bối cảnh vùng biển này đang “dậy sóng” trước âm mưu quân sự hóa các đảo nhân tạo của Bắc Kinh.
Các tàu chiến của Hải quân Ấn Độ. (Ảnh: Defencewire)
Báo Decan Herald đưa tin trên và cho biết trong số 4 tàu trên, tàu tàng hình INS Satpura và tàu hộ tống chống ngầm INS Kamorta, đã tham gia tập trận Simbex-2015 với Singapore trước đó. Trong khi đó, hai chiếc tàu còn lại là tàu khu trục tên lửa dẫn đường INS Ranvir và tàu chở dầu INS Shakti vừa đến Jakarta (Indonesia) hôm qua.
Các tàu chiến của Ấn Độ sẽ tập trận cùng lực lượng Indonesia trong 4 ngày trước khi cập cảng Kuantan của Malaysia, Sattahip ở Thái Lan và Sihanoukville ở Campuchia. Sau khi diễn tập cùng các nước Đông Nam Á, các tàu chiến trên sẽ đến cảng Freemantle của Úc.
Kế hoạch triển khai các cuộc tập trận chung này được Ấn Độ giao cho Hạm đội phía đông tiến hành dưới sự chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Ajendra Bahadur Singh. Nhiệm vụ này dự kiến sẽ kéo dài 3 tháng.
Hoạt động triển khai tàu đến Biển Đông của Hải quân Ấn Độ diễn ra trong thời điểm vùng biển này đang “dậy sóng”, nhiều nước trong khu vực tố cáo mưu đồ bồi đắp đảo và quân sự hóa các đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Tờ Deccan Herald dẫn lời các chỉ huy hải quân Ấn Độ khẳng định lực lượng này có thể coi Biển Đông như “khu vực có lợi ích” của New Delhi nếu các tài sản của Ấn Độ bị đe dọa.
“Ấn Độ tin tưởng vào tự do hàng hải. Các hoạt động thăm dò dầu của Ấn Độ tại Biển Đông phù hợp và tuân thủ luật pháp quốc tế. Các tuyên bố (của Trung Quốc) đe dọa sử dụng vũ lực là không thỏa đáng vì tất các nước đã cam kết sẽ giải quyết vấn đề”, Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj ngày 31/5 tuyên bố bên lề Đối thoại Shangri-La tại Singapore.
Ba năm trước, khi đang trên đường đến Việt Nam, tàu chiến INS Airavat của Ấn Độ cũng bị tàu quân sự Bắc Kinh phát cảnh báo, yêu cầu rời khỏi nơi mà họ gọi là “lãnh hải của Trung Quốc” dù đây là vùng biển quốc tế.
“Ngày 22/7/2012, khi đang trong hành trình đã định trước và chỉ còn cách bờ biển Việt Nam 45 hải lý, tàu INS Airavat đã nhận được tín hiệu radio từ một người tự xưng thuộc Hải quân Trung Quốc. Người này tuyên bố chiếc tàu “đang đi vào vùng biển Trung Quốc”. INS Airavat không nhìn thấy tàu hay máy bay nào và tiếp tục hành trình mà không có đụng độ gì”, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết.
Căng thẳng trên Biển Đông là vấn đề chính “đốt nóng” Đối thoại Shangri-La được tổ chức trong 3 ngày từ 29-31/5 tại Singapore với sự có mặt của 26 Bộ trưởng Quốc phòng.
Thoa Phạm
Video đang HOT
Theo Dantri/Deccan Herald
Ấn Độ hạ thủy tàu khu trục mới, lắp tên lửa Barak cho tàu sân bay
Ấn Độ hạ thủy tàu khu trục INS Visakhapatnam, lắp hệ thống Barak cho tàu sân bay INS Vikramaditya, mua sắm tàu ngầm mới, chống lại đối thủ Trung Quốc.
Hạ thủy tàu khu trục tàng hình INS Visakhapatnam
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 19 tháng 4 dẫn trang mạng "New Indian Express" Ấn Độ ngày 17 tháng 4 đưa tin, là một nỗ lực tăng cường năng lực tàng hình của Hải quân Ấn Độ, tàu khu trục mới có khả năng hoạt động trong môi trường hạt nhân, sinh học và hóa học được đặt tên là INS Visakhapatnam sẽ được hạ thủy tại Mumbai trong ngày hôm nay (ngày 19 tháng 4 năm 2015).
Hình ảnh minh họa tàu khu trục INS Visakhapatnam trên báo chí Ấn Độ
Theo bài báo, tàu khu trục này là một trong 4 tàu chiến mới được đặt mua bổ sung, kế tiếp tàu khu trục lớp Kolkata, chi phí chế tạo là 300 tỷ rupee (1 USD khoảng 63 rupee). Khi tàu khu trục này đưa vào biên chế năm 2018, nó sẽ giúp cho năng lực trên biển của Ấn Độ tăng mạnh. Những tàu khu trục mới này đang chế tạo tại nhà máy đóng tàu Mazagao ở Mumbai.
Tại cuộc họp báo, Cục trưởng Cục thiết kế Hải quân Ấn Độ, Chuẩn Đô đốc A.K. Major Saxena cho biết: "Tàu khu trục lớp Kolkata không có hệ thống kiểm soát không khí tổng thể (TAC) đầy đủ. Hệ thống này có thể giúp cho tàu chiến có thể vận hành ở khu vực tồn tại dư lượng độc hại, bất kể là hạt nhân, hóa học, sinh học hay vật chất nào khác... Bởi vì, ngoài khoang máy móc, toàn bộ không khí trên tàu đều được hút vào thông qua máy lọc hạt nhân, sinh học và hóa học".
Trong khi đó, khi ở khu vực tồn tại dư lượng độc hại, những thủy thủ bước vào khoang máy móc sẽ cần đeo mặt nạ bảo hộ chuyên dụng.
Theo các tờ báo tiếng Anh của Ấn Độ, tàu khu trục INS Visakhapatnam thuộc chương trình Project 15B, được nội địa hóa 65% và trang bị một số hệ thống vũ khí do Ấn Độ tự sản xuất.
Loại tàu khu trục này có lượng giãn nước 7.300 tấn, dài 163 m, rộng 17,4 m, trang bị 4 tua bin khí, tốc độ trên 30 hải lý/giờ, là tàu khu trục lớn nhất của Hải quân Ấn Độ, sẽ được trang bị 8 quả tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos - loại tên lửa do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất; đồng thời trang bị hệ thống chống tên lửa AK-630, 2 máy bay trực thăng đa năng; biên chế 50 sĩ quan và 250 thủy thủ.
Các tàu chị em tương lai của INS Visakhapatnam có thể được đặt tên là INS Paradip, INS Marmagoa và tên của chiếc tàu cuối cùng có thể được đặt theo tên của một cảng ở Gujarat.
Tàu khu trục lớp Kolkata Hải quân Ấn Độ bắn thử tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos
Lắp hệ thống tên lửa phòng không Barak cho tàu sân bay INS Vikramaditya
Trang mạng Zee Ấn Độ ngày 16 tháng 4 đưa tin, Ấn Độ dự định sẽ chuyển hệ thống tên lửa phòng không Barak (do Israel chế tạo) trên tàu hộ vệ lớp Godavari sắp nghỉ hưu sang lắp cho tàu sân bay INS Vikramaditya - tàu chiến lớn nhất của hải quân nước này. Trung tướng A.V. Subedar đã xác nhận thông tin này với phóng viên. Ủy ban Hải quân Ấn Độ do ông lãnh đạo kiểm soát việc sản xuất và trang bị tàu chiến.
Được biết, cho đến nay, tàu sân bay INS Vikramaditya hoàn toàn không lắp bất cứ vũ khí tự vệ nào. Ấn Độ từng cử một cụm tàu chiến đến Nga để đưa tàu sân bay này về Ấn Độ.
Hiện nay, tàu sân bay này đang tiến hành "sửa chữa ngắn hạn" ở cảng Karwar, công tác lắp đặt mới sẽ tiến hành trong thời gian này.
Có nguồn tin cho biết: "Hệ thống vũ khí phòng thủ gần trên tàu chiến lớp Godavari cũng sẽ được lắp cho tàu sân bay này".
Tàu sân bay Vikramaditya là một sân bay di động, dài khoảng 284 m, rộng khoảng 60 m, tổng diện tích to bằng khoảng 3 sân bóng đá.
Tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ trong một cuộc diễn tập
Tăng cường sức mạnh tàu ngầm
Theo các tờ báo điện tử Trung Quốc, ngày 6 tháng 4, Ấn Độ đã hạ thủy chiếc tàu ngầm lớp Scorpene (công nghệ Pháp) đầu tiên tại nhà máy đóng tàu ở Mumbai, Ấn Độ, các trang bị chủ yếu của nó đã được nội địa hóa, dự kiến sẽ biên chế vào tháng 9 năm 2016.
Căn cứ vào hợp đồng, Hải quân Ấn Độ sẽ chế tạo 6 tàu ngầm lớp Scorpene, tổng trị giá lên tới 3,5 tỷ USD, những tàu ngầm này sẽ sử dụng thiết bị nguyên bộ của châu Âu, việc chế tạo lô 2 chiếc đầu tiên sẽ tiến hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chuyên gia Pháp và Tây Ban Nha. Ngoài thiết bị nguyên bộ, Pháp sẽ còn cung cấp một số vũ khí tàu ngầm cho Ấn Độ, trong đó có tên lửa chống hạm SM-39 Exocet.
Tàu ngầm lớp Scorpene dài 63,5 m, rộng 6,2 m, lượng giãn nước khi nổi là 1.510 tấn, lượng giãn nước đầy là 1.750 tấn, thủy thủ đoàn là 31 người, tốc độ khi lặn là 20 hải lý/giờ, lặn sâu khoảng 200 - 350 m.
Đáng chú ý, gần đây, dư luận còn cho biết, Ấn Độ đang mời thầu chế tạo tàu ngầm mới cho Hải quân nước này, trong đó đã mời Nhật Bản đưa tàu ngầm AIP lớp Soryu tham gia tranh thầu với nhiều nhà thầu khác, nhưng Nhật Bản thể hiện thái độ chưa quan tâm lắm, lý do được cho là họ trước hết muốn thúc đẩy hoàn thành thỏa thuận bán 15 - 18 thủy phi cơ US-2 cho Ấn Độ.
Ngày 6 tháng 4 năm 2015, Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm lớp Scorpene đầu tiên mang tên INS Kalvari
Hồi chuông cảnh báo từ tàu ngầm Trung Quốc
Theo báo chí Nhật Bản ngày 12 tháng 4, Trung Quốc triển khai 1 tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 ở Ấn Độ Dương tham gia nhiệm vụ hộ tống ở vịnh Aden đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho Hải quân Ấn Độ.
Theo các nhà chiến lược, tàu ngầm không thích hợp cho đối phó với bọn cướp biển cùng hành vi cướp biển của chúng. Do đó, việc Trung Quốc triển khai tàu ngầm với lý do hộ tống đã gây chú ý và cảnh giác cho dư luận.
Trung Quốc triển khai hoạt động hộ tống ở vịnh Aden, vùng biển Somalia từ năm 2008 đến nay, bề ngoài là vì lợi ích chung. Tuy nhiên, từ ngày 13 tháng 12 năm 2014 đến ngày 14 tháng 2 năm 2015, biên đội hộ tống tốp thứ 18 Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc triển khai tàu ngầm hạt nhân là một việc làm độc nhất vô nhị, đã gây ra nghi ngờ về kế hoạch hoạt động của Trung Quốc.
Hải quân Ấn Độ lo ngại, Trung Quốc có thể triển khai nghiên cứu thủy văn ở duyên hải phía tây nước này. Theo bài báo, hoạt động liên tục ở Ấn Độ Dương sẽ giúp cho Trung Quốc có thể làm quen với điều kiện thủy văn ở khu vực này, thúc đẩy triển khai dưới nước (lực lượng tàu ngầm) nhiều hơn.
Mặc dù nhiều nước đang giảm mạnh hoạt động tấn công cướp biển ở khu vực này, nhưng Trung Quốc vẫn duy trì, thậm chí có lúc còn tăng cường hoạt động hộ tống, cho thấy trong tương lai Trung Quốc có khả năng sẽ triển khai liên tục, thường xuyên tàu nổi, tàu ngầm ở khu vực này. Khi cần thiết sẽ chặn "yết hầu" hay cảng biển của Ấn Độ để đối phó với Hải quân Ấn Độ.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 của Hải quân Trung Quốc
Theo Giáo Dục
Đối thoại Shangri-La: 14 năm nỗ lực vì an ninh khu vực Sau 14 ra đời dựa trên tư vấn của cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, Đối thoại Shangri-La đang cho thấy vai trò ngày càng quan trọng với an ninh khu vực, và thu hút sự chú ý ngày một lớn từ các cường quốc thế giới. Đối thoại Shangri-La đang giữ vai trò ngày càng quan trọng với an ninh khu...