Tàu chiến Ấn Độ chở máy thở, oxy lỏng hỗ trợ Việt Nam
Tàu đổ bộ INS Airavat cập cảng TP HCM, mang theo 300 máy tạo oxy và 100 tấn oxy lỏng để hỗ trợ nỗ lực phòng chống dịch Covid-19.
“Tàu INS Airavat mang theo vật tư y tế đã cập cảng Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30/8. Con tàu chở theo 100 tấn oxy y tế hóa lỏng trong 5 thùng chứa cùng 300 máy tạo oxy, dựa trên đề xuất được chính phủ Việt Nam đưa ra nhằm ứng phó đại dịch Covid-19″, Cục thông tin Báo chí thuộc chính phủ Ấn Độ ra thông cáo cho biết.
Thùng chứa oxy lỏng được chuyển từ INS Airavat xuống cảng tại TP HCM hôm 30/8. Ảnh: PIB .
Tàu đổ bộ INS Airavat đang thực hiện nhiệm vụ tại Đông Nam Á, với mục tiêu vận chuyển vật tư y tế hỗ trợ các nước trong khu vực nhằm đối phó Covid-19. Chiến hạm cập cảng Tanjung Priok ở Indonesia hôm 24/8 để bàn giao 10 thùng chứa oxy y tế hóa lỏng theo đề nghị của Jakarta, dự kiến sẽ tiếp tục đến nhiều nước để bàn giao các lô hàng hỗ trợ.
INS Airavat hồi tháng 6 cũng vận chuyển nhiều vật tư y tế gồm thùng oxy lỏng và máy thở từ Việt Nam, Singapore về nước để hỗ trợ nỗ lực chống dịch của Ấn Độ.
“Việt Nam và Ấn Độ có quan hệ bạn bè truyền thống và đã phối hợp vì môi trường hàng hải an toàn hơn. Hải quân hai nước đã hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm chương trình huấn luyện hỗn hợp cho tàu ngầm, hàng không và kỹ thuật, cũng như thường tổ chức các đợt diễn tập hải quân song phương. Đợt triển khai của tàu INS Airavat nhằm mục tiêu củng cố quan hệ chiến lược này”, thông cáo có đoạn.
Việt Nam hôm nay ghi nhận hơn 14.000 ca nhiễm nCoV mới, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên hơn 445.000, trong đó gần 229.000 người đã được công bố khỏi bệnh và hơn 11.000 ca tử vong.
Người dân TPHCM đổ xô đi mua sắm, có siêu thị tăng 300% lượng hàng
Một hệ thống siêu thị ở TPHCM dự kiến tăng cường 300% các mặt hàng thịt, rau xanh, thực phẩm thiết yếu để đáp ứng nhu cầu của người dân khi thành phố thắt chặt các biện pháp phòng dịch Covid-19.
Sức mua tăng đột biến
Ông Nguyễn Tô Kiều Trinh - Giám đốc Vận hành VinMart Miền Nam - cho biết hệ thống siêu thị này đã ghi nhận số lượng người dân xếp hàng mua sắm đông đúc sau khi có thông tin TPHCM quyết định tăng cường thắt chặt các biện pháp phòng chống dịch từ ngày 23/8.
Video đang HOT
"Chúng tôi đã triển khai phân luồng, hướng dẫn người dân đến mua sắm đảm bảo giãn cách. Hệ thống cũng đã chuẩn bị tăng cường 300% các mặt hàng như thịt, rau xanh, thực phẩm thiết yếu để đáp ứng nhu cầu của người dân" - ông Trinh nói.
Ông Trinh khuyến cáo người dân nên bình tĩnh, tuân thủ các quy định phòng chống dịch khi tham gia mua sắm.
Lượng người dân đến mua sắm tại các siêu thị tăng mạnh (Ảnh: Nguyễn Quang).
Đại diện Aeon Việt Nam cho biết, đơn vị này ghi nhận lượng khách tăng đột biến, gấp 2 - 3 lần so với những ngày trước tại 2 siêu thị ở Tân Phú, Bình Tân. Thịt, cá, rau củ quả và các mặt hàng lương thực khô như mì, bún, miến, sữa... được mua nhiều. Trong một số thời điểm, tình trạng thiếu hàng hóa cục bộ đã xảy ra và khách hàng phải xếp hàng dài chờ đợi để thanh toán.
Phía siêu thị phải giới hạn lượng khách vào trong, phân luồng tại cửa ra để đảm bảo giãn cách, đồng thời lên phương án cung ứng hàng hóa.
Phát hiện hàng nghìn máy tạo oxy nhập lậu
Theo thông tin từ Tổng cục quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường TPHCM vừa phối hợp với Công an phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân thực hiện quyết định khám theo thủ tục hành chính đối với xe ô tô vận tải hàng hóa biển kiểm soát số 29H-373.87. Phương tiện do ông H.V.T. điều khiển.
Tại thời điểm kiểm tra, ông H.V.T. trình bày là tài xế làm thuê cho chủ ngoài miền Bắc và được giao chở chuyến hàng từ Hà Nội vào TPHCM, địa điểm phương tiện dừng đỗ là địa điểm được báo xuống hàng, có chủ đến nhận.
Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa có dấu hiệu vi phạm.
Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã liên hệ và được biết lô hàng do ông T. vận chuyển thuộc sở hữu của 2 chủ hàng hóa khác nhau. Ngay sau đó, các chủ sở hữu đã đến nhận hàng và chấp hành quá trình kiểm tra.
Làm việc với Đoàn kiểm tra, ông N.Q.P. thừa nhận là chủ sở hữu của 53 kiện hàng với tổng cộng 2.767 đơn vị sản phẩm là máy tạo oxy và đồng hồ đo áp suất khí oxy. Lô hàng được ông P. tìm mua thu gom từ nhiều nguồn trôi nổi trên thị trường trong nước ở các tỉnh miền Bắc với mục đích kinh doanh kiếm lời cho khách hàng có nhu cầu.
Kiểm tra chi tiết hàng hóa thuộc sở hữu của ông P., lực lượng chức năng phát hiện lô hàng do Trung Quốc sản xuất, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không có tài liệu liên quan đến chất lượng hàng hóa. Chủ lô hàng không xuất trình được các hóa đơn chứng từ hợp pháp chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.
Phí giao hàng tăng chóng mặt
Phí giao hàng ở Hà Nội hiện tăng gấp đôi so với thời điểm trước giãn cách xã hội khiến tiểu thương e ngại mỗi khi báo giá, còn khách thì "xót ví" sau mỗi lần đặt đơn.
Trao đổi với Dân trí , một nhà xe vận tải hàng hóa chuyên tuyến Hà Nam - Hà Nội cho biết, nguyên nhân phí giao hàng tăng là do tài xế của hãng thường xuyên phải đi xét nghiệm Covid-19 nên nhà xe phải tăng giá cước để bù chi phí.
Xác nhận phí giao hàng tăng, đại diện của AhaMove cho hay, nguyên nhân khiến giá cước tăng là do số lượng shipper của hãng được cấp phép hoạt động ít, chỉ khoảng 2.000 người tại Hà Nội và không phải lúc nào 100% số lượng này cũng tham gia vận chuyển. Bởi shipper của hãng có người trong vùng phong tỏa, cách ly, có người lại về quê, có người sợ dịch bệnh không đi làm.
Trong khi, nhu cầu trong những ngày này tăng cao đột biến dẫn đến cung cầu chênh lệch nên mức giá cũng thay đổi.
Phí giao hàng ở Hà Nội hiện tăng gấp đôi so với thời điểm trước giãn cách xã hội (Ảnh: Hoàng Dung).
"Mức giá tăng không duy trì và cố định trong một khoảng thời gian dài mà sẽ thay đổi liên tục tùy theo thời điểm trong ngày, theo lượng cung cầu, thời tiết, khu vực. Chúng tôi cũng đang hỗ trợ điều chỉnh và khống chế mức trần đơn giá tăng không quá 1,5 - 2 lần", đại diện AhaMove cho biết.
Ngoài ra, đơn vị vận chuyển này cũng cho rằng, chi phí tăng này cũng là cách để hỗ trợ các shipper đang chấp nhận rủi ro đi giao hàng cho khách khi phải mất rất nhiều thời gian, phiền phức khi đi qua các chốt phong tỏa.
Còn phía Vietnam Post khẳng định, tất cả các chi phí giao hàng hiện nay của hãng đều không có điều chỉnh tăng giá cước. Tại mỗi bưu cục của hãng đều niêm yết bảng cước dịch vụ rõ ràng để tiện cho khách hàng theo dõi và cân nhắc dịch vụ sử dụng.
Chợ đầu mối phía Nam Hà Nội mở cửa trở lại
0h sáng ngày 20/8, nhiều bà con tiểu thương chở các xe rau củ quả và hàng thiết yếu vào chợ đầu mối phía Nam theo sự hướng dẫn giám sát của Ban quản lý (BQL) chợ và lực lượng chức năng quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Tiểu thương vào chợ phải được cấp thẻ vào kho hàng, có giấy đi đường và xét nghiệm Covid-19 âm tính mới được phép kinh doanh, buôn bán tại đây. Bà con tiểu thương phấn khởi vì sau thời gian dài nghỉ chợ, nay họ đã được đi làm, được tiếp tục kinh doanh, giao thương.
0h sáng 20/8, chợ đầu mối phía Nam của Hà Nội mở cửa cho phép tiểu thương hàng rau củ quả và các gian hàng thiết yếu mở cửa trở lại (Ảnh: Nguyễn Bắc).
"Thời gian vừa qua chúng tôi phải ở nhà cũng không có công ăn việc làm gì. Bây giờ chợ được mở cửa trở lại thì chúng tôi cảm thấy rất vui mừng. BQL chợ cũng yêu cầu có test Covid-19, giấy ở chợ, giấy của địa phương, phải có đủ thủ tục, thẻ vào kho hàng mới được vào đến đây. Chúng tôi vẫn phải tuân thủ quy định. Chợ mở cửa từ 0h đến 5h sáng cùng ngày", bà Nguyễn Thị Lẽ, tiểu thương chợ đầu mối phía Nam cho biết.
Còn cơ quan chức năng quận Hoàng Mai thông tin, việc mở chợ đầu mối phía Nam sẽ theo lộ trình từng phần, tùy diễn biến của dịch bệnh.
Hiện tại, chợ đã được hoạt động với các gian hàng thiết yếu. Nếu tình hình dịch khả quan hơn, chợ đầu mối phía Nam sẽ được mở cửa hoàn toàn để bà con kinh doanh bình thường như trước đây.
Mối nguy hiểm khi F0 tự dùng máy tạo oxy tại nhà Oxy là yếu tố quan trọng với các bệnh nhân Covid-19, nhất là người có diễn biến nặng, nguy kịch. Tuy nhiên, việc tự sử dụng máy tạo oxy tại nhà có thể gây nhiều hậu quả khó lường. "Mọi người ơi, em muốn mua máy tạo oxy cho gia đình, có thể tư vấn giúp em loại nào vừa tiết kiệm chi...