Tàu chỉ huy đổ bộ USS Blue Ridge Mỹ đến thăm, diễn tập ở Trung Quốc
Đây là chuyến thăm Trung Quốc thứ hai của tàu USS Blue Ridge AGC-2 Mỹ, trên tàu có 1.204 binh sĩ, trong đó có 284 sĩ quan, 920 binh sĩ.
Tàu chỉ huy đổ bộ USS Blue Ridge (AGC-2), Hạm đội 7, Hải quân Mỹ
Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 6 tháng 8 đưa tin, tàu chỉ huy đổ bộ USS Blue Ridge (AGC-2) Hải quân Mỹ dưới sự chỉ huy của thượng tá Mark – thuyền trưởng, chiều ngày 6 tháng 8 bắt đầu tiến hành chuyến thăm hữu nghị đối với Thanh Đảo.
Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ đón ở bến cảng, Phó Tư lệnh Đại quân khu Tế Nam kiêm Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc, Thiếu tướng Viên Dự Bách; Tư lệnh Hạm đội 7 Hải quân Mỹ, Trung tướng Thomas cùng với đại diện binh sĩ Hạm đội Bắc Hải, thành viên đoàn đại biểu Hải quân Mỹ – tổng cộng hơn 200 người tham dự.
Đây là lần thứ hai tàu chỉ huy đổ bộ USS Blue Ridge (AGC-2) Mỹ thăm Thanh Đảo, sau năm 1998. Trong thời gian chuyến thăm, binh sĩ Trung Quốc và Mỹ sẽ tổ chức các hoạt động giao lưu như thăm quan tàu chiến của nhau, đại diện sĩ quan tọa đàm, thi đấu kéo co, bóng rổ, bóng đá.
Tàu chỉ huy đổ bộ USS Blue Ridge của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ
Sau khi kết thúc chuyến thăm, tàu hộ vệ tên lửa Diêm Thành của Hải quân Trung Quốc sẽ cùng tàu chỉ huy đổ bộ USS Blue Ridge (AGC-2) Mỹ tổ chức diễn tập các khoa mục như tìm kiếm cứu nạn trên biển, thông tin ở Thanh Đảo.
Được biết, tàu USS Blue Ridge (AGC-2) là tàu chỉ huy Hạm đội 7 Hải quân Mỹ, lần này đi theo tàu có tổng cộng 1.204 binh sĩ, trong đó có 284 sĩ quan, 920 chiến sĩ.
Video đang HOT
Tàu này được đưa vào hoạt động năm 1970, lượng giãn nước 19.200 tấn, dài 193,6 m, rộng 25 m, boong chính rộng 32,9 m, cột buồm cao 48,5 m, tốc độ cao nhất 23 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục với tốc độ 16 hải lý/giờ là 13.000 hải lý, chủ yếu dùng để tiến hành chỉ huy thống nhất đối với biên đội đổ bộ trong tác chiến đổ bộ quy mô lớn cự ly xa.
Tàu chỉ huy đổ bộ USS Blue Ridge của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ
Theo Giáo Dục
Máy bay lạ của ai theo dõi tàu chiến Trung Quốc?
Gây hấn với nhiều nước trên Biển Đông, tàu khu trục cỡ nhỏ Đông Quan của Hải quân Trung Quốc bị một máy bay lạ theo dõi.
Tờ báo chính thức của lực lượng vũ trang Trung Quốc PLA Daily vừa cho biết tàu Đông Quan, tàu khu trục nhỏ loại 053H1G (Type 053H1G) của Hải quân nước này đã bị một chiếc máy bay không xác định theo dõi và giám sát trên biển Đông hôm 19/6.
Theo Sun Qihu, thuyền trưởng tàu Đông Quan, ban đầu có một chiếc tàu không rõ nguồn gốc lảng vảng trong khu vực tuần tra của lực lượng Hải quân Trung Quốc.
Khi nhìn thấy tàu Đông Quan, nó quay đầu và nhanh chóng rời khỏi khu vực. Sau đó, tàu Đông Quan tiếp tục phát hiện một chiếc máy bay lạ trên màn hình radar.
PLA Daily cho biết những vụ việc tương tự không chỉ xảy ra trên biển Đông mà còn diễn ra tại những vùng biển khác đang có tranh chấp.
Tuy nhiên nhật báo PLA, không nêu rõ máy bay lạ này là loại máy bay gì và vẫn chưa rõ Đông Hoản đang tuần tra ở khu vực nào trên biển Đông.
Việc tàu chiến Trung Quốc bị theo dõi là điều có thể dễ hiểu vì nước này thường xuyên có những hành động ngang ngược và gây hấn trên Biển Đông. Có thể nghĩ, Mỹ và Nhật là 2 nước khả nghi nhất trong tình huống này.
Trước đó, tàu chiến Trung Quốc và Mỹ đã nhiều lần chạm mặt nhau trên Biển Đông. Ngày 5/5, nguồn tin từ Hải quân Mỹ cho biết, soái hạm USS Blue Ridge đã giáp mặt 2 tàu chiến Trung Quốc là Hengshui, một tàu khu trục lớp 054A, và Lanzhou, một tàu khu trục lớp 052C.
Trong cuộc chạm trán, một trực thăng MH-60 Sea Hawk từ Phi đội trực thăng tác chiến trên biển số 12 đã được điều động cất cánh từ tàu USS Blue Ridge để chụp ảnh 2 chiến hạm Trung Quốc.
Được thiết kế là một trong 2 tàu chỉ huy lớp Blue Ridge của hải quân Mỹ, USS Blue Ridge đã bắt đầu phục vụ trong hải quân Mỹ từ năm 1970 và sứ mệnh chính của nó là cung cấp chỉ huy, điều khiển, truyền thông, máy vi tính và hỗ trợ tình báo cho hạm đội 7 đóng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Con tàu hiện đang được triển khai tại căn cứ hải quân Mỹ ở Yokosuka, Nhật Bản.
Đây không phải lần đầu tiên chiến hạm Mỹ giáp mặt các tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông. Hồi tháng 12 năm ngoái, một tàu tuần dương hạm của Mỹ đã suýt va chạm với một tàu chiến của Trung Quốc ở vùng biển này.
Theo các quan chức hải quân và quốc phòng Mỹ, tuần dương hạm có tên lửa dẫn đường USS Cowpens đã buộc phải chuyển hướng nhằm tránh va chạm với tàu Trung Quốc liều lĩnh vượt qua thẳng trước mặt tàu này và dừng lại.
Tàu của Trung Quốc là tàu lưỡng cư và theo một quan chức quân sự Mỹ, thì tàu này dừng ở vị trí cách tàu chiến của Mỹ chưa đầy 500m.
"Vụ chạm trán này xảy ra trong vùng biển quốc tế, trên Biển Đông vào ngày 5/12/2013", quan chức quân sự Mỹ giấu tên cho biết.
Bên cạnh đó, Mỹ đã theo dõi nhất cử nhất động của tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc và mong muốn được mời đến tham quan tàu sân bay này.
Trang Strategy Page, một trang web quân sự của Mỹ, hôm 7/1 cho biết hải quân Mỹ đặc biệt quan tâm tới các cuộc thử nghiệm trên biển của Liêu Ninh vì đây là lần đầu tiên tàu sân bay này hoạt động trong khuôn khổ một nhóm tác chiến ở vùng biển xa.
"Có một số ngày thời tiết xấu và việc các tàu Trung Quốc hoạt động như thế nào dưới các điều kiện không thuận lợi như thế này là dấu hiệu cho thấy nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh có hoạt động hiệu quả trong chiến đấu hay không", Strategy Page viết.
Theo Strategy Page, để giám sát nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh trong các cuộc thử nghiệm trên biển, hải quân Mỹ đã sử dụng máy bay, các vệ tinh và tàu ngầm. Ngoài ra, Mỹ cũng sử dụng tàu chiến USS Cowpens, một tàu tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga, để theo dõi tất cả các hoạt động của Trung Quốc trên biển.
Với những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông hiện nay và nhất là những hành động ngày càng ngang ngược của Trung Quốc, khả năng Mỹ điều máy bay theo dõi tàu chiến Trung Quốc là không có gì là lạ.
Không chỉ có Mỹ, trước đó, Nhật Bản kiến nghị, cần quay video về hoạt động khiêu khích của Trung Quốc để trưng ra cho cộng đồng quốc tế xem, phản bác lập trường của Trung Quốc.
Báo chí Nhật Bản cho biết, ngày 29/5, trên biển Hoa Đông, tàu chiến hải quân Trung Quốc có thể sử dụng radar điều khiển hỏa lực ngắm bắn máy bay tuần tra và tàu hộ vệ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, tiếp tục cho thấy Trung Quốc là một mối đe dọa.
Chính phủ Nhật Bản nhấn mạnh đến mối đe dọa từ Trung Quốc, cho rằng, Trung Quốc đã cho may bay chiên đâu "tiếp cận, áp sát bất thường" đối với máy bay của Nhật Bản, đồng thời bàn bạc khả năng quay video về sự "tiếp cận bất thường" này của máy bay chiến đấu Trung Quốc.
Việc thường xuyên xảy ra những tranh chấp trên biển Hoa Đông và Nhật cũng phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông không ngoại trừ khả năng máy bay Nhật đang theo dõi tàu chiến Trung Quốc.
Theo Đất Việt
Soái hạm Mỹ chạm trán với tàu chiến Trung Quốc ở biển Đông? USS Blue Ridge, soái hạm của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ, được cho là chạm trán với hai tàu hải quân Trung Quốc ở biển Đông vào ngày 5.5, theo trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 8.5. Hình ảnh hai tàu chiến Trung Quốc do trực thăng quân sự Mỹ MH-60 chụp lại - Ảnh: Want China Times cho...