Tàu cháy, 7 ngư dân Trung Quốc được cứu sống trên biển Đông
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines (PCG) ngày 13-8 cho biết, 7 ngư dân Trung Quốc đã được cứu sống, sau khi chiếc tàu cá của họ bị cháy và chìm ngoài khơi bờ biển phía nam Philippines.
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines tăng cường tuần tra trên biển
Theo PCG, chiếc tàu cá F/B King & Queen đã phát hiện chiếc tàu cá Trung Quốc chưa rõ số hiệu bốc cháy tại khu vực cách đảo Mouligi thuộc thành phố Mapun, tỉnh Tawi Tawi của Philippines, khoảng 18 hải lý lúc 3h sáng 13-8. Các thành viên thủy thủ đoàn tàu F/B King & Queen đã nỗ lực giải cứu tất cả 7 ngư dân Trung Quốc trước khi tàu bị chìm.
Phát biểu trước báo giới, ông Jomark Angue thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines cho biết, không ai trong số các ngư dân Trung Quốc có thể nói tiếng Anh, khiến nhà chức trách Philippines gặp khó khăn khi hỏi họ về nguyên nhân vụ tai nạn.
Video đang HOT
Hiện 7 ngư dân Trung Quốc đều trong tình trạng sức khỏe tốt và được đưa tới thành phố Puerto Princesa ở tỉnh Palawan, phía tây Philippines.
Theo An Ninh Thủ Đô
Tàu ngầm Trung Quốc ít gặp sự cố vì "không dám ra biển"
Theo tờ Strategy Page, trong gần nửa thế kỷ hoạt động, các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc hầu như chưa gặp sự cố nào do tính năng không được tốt, chủ yếu chỉ nằm tại cảng chứ không ra biển.
Theo tờ Strategy Page, hiện nay Trung Quốc có khoảng 12 tàu ngầm hạt nhân còn phục vụ trong đó có 8 tàu ngầm hạt nhân tấn công và 4 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo.
Đến cuối năm 2013, Trung Quốc mới lần đầu tiên công bố với báo chí trong nước về tình trạng của tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo này. Chủ ý báo cáo là ca ngợi tàu ngầm hạt nhân của nước này trong 42 năm hoạt động không có một tàu ngầm nào xảy ra sự cố rò rỉ lò phản ứng hạt nhân. Quả thực thì trong 42 năm qua, chưa bao giờ ghi nhận các sự cố nghiêm trọng nào xảy ra với tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc.
Tuy nhiên, lý do cho chất lượng tàu ngầm mà Trung Quốc ca ngợi không phải vì công nghệ của Trung Quốc đã vượt trội Nga, Mỹ về độ an toàn mà là vì "tính năng không được tốt mà tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc ít khi ra biển hoạt động, chủ yếu nằm tại cảng. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến hạm đội tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc không bao giờ xảy ra sự cố", Strategy Page nhận định.
Tàu ngầm Trung Quôc ít gặp sự cố vì chỉ nằm ở cảng, không mấy khi ra biển
Về cơ bản, tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc là phiên bản kéo dài của tàu ngầm hạt nhân tấn công, chưa từng tham gia vào nhiệm vụ tuần tra tác chiến mà chỉ thực hiện nhiệm vụ huấn luyện ngắn.
Hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc hiện nay gồm: lớp tàu hạt nhân tấn công Type 091 và Type 093; tàu mang tên lửa đạn đạo Type 092, Type 094. Ngoài ra, Trung Quốc được cho là đang phát triển lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 và Type 096 mang tên lửa đạn đạo.
Sự cố tàu ngầm lớn nhất của Trung Quốc là vào hồi năm 2003, trong khi đang tham gia một cuộc tập trận ngoài khơi vịnh Bột Hải, chiếc tàu ngầmType 035 lớp Minh mang số hiệu 361 thuộc Hạm đội Nam Hải đã biến mất một cách đầy bí ẩn. 10 ngày sau đó, các ngư dân Trung Quốc phát hiện kính tiềm vọng của tàu ngầm này ló lên mặt nước. Con tàu được phát hiện đang ở trong trạng thái lơ lửng chìm. Tuy nhiên, chính quyền đã giấu "kín như bưng" thông tin vụ việc này, chính người dân Trung Quốc cũng hầu như không biết gì.
Cho đến nay vẫn chưa có đáp án là tất cả thủy thủ đoàn 70 người không một ai thoát ra ngoài được cho dù tàu được trang bị khá nhiều hệ thống thoát hiểm khẩn cấp. Bên trong tàu gần như nguyên vẹn và không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy đã xảy ra sự cố hay hỏa hoạn bên trong tàu.
Một điều khá lạ lùng, bản thân tàu ngầm này được thiết kế với thủy thủ đoàn tối đa là 55 người (gồm 9 sĩ quan và 46 thủy thủ). Tuy nhiên, trong lúc gặp nạn, trên tàu có tới 70 người, vậy 15 cán bộ bổ sung lên tàu ngầm này để làm gì?
Sự bí ẩn của vụ tai nạn thảm khốc này được cho là chứa đựng bí mật động trời về công nghệ chế tạo tàu ngầm của Trung Quốc. Điều này càng có cơ sở hơn khi Hải quân Trung Quốc tiến hành sa thải hàng loạt quan chức cao cấp và thân nhân của thủy thủ đoàn không được cung cấp bất kỳ thông tin nào về cái chết của họ.
Theo_Thể Thao Việt Nam
Bảy cuộc điện đàm bí ẩn giữa chủ phà Sewol và thủy thủ khi phà chìm Thủy thủ đoàn phà Sewol đã liên tục gọi điện cho hãng vận tải Chonghaejin, chủ sở hữu chiếc phà xấu số, đến 7 lần khi Sewol bắt đầu chìm. Thuyền trưởng phà Sewol Lee Joon-seok (giữa) bị các nhân viên điều tra Hàn Quốc đưa đi thẩm tra - Ảnh: Reuters Tờ Chosun Ilbo (Hàn Quốc) ngày 30.4 dẫn báo cáo từ...