Tàu Cát Linh – Hà Đông được kiểm định chất lượng như thế nào?
Cục Đăng kiểm đã nghiệm thu được 98% khối lượng của các đoàn tàu Cát Linh – Hà Đông.
Cục Đăng kiểm Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng an toàn của 13 đoàn tàu Cát Linh – Hà Đông và 2 tàu công trình chuyên kiểm tra kết cấu hạ tầng trên tuyến.
Theo ông Lê Hoàng Tùng, Phó phòng đường sắt, Cục Đăng kiểm, đến nay khối lượng cần kiểm tra đã hoàn thành 98%, kết quả đều đảm bảo yêu cầu về an toàn kỹ thuật.
Cơ quan đăng kiểm đã kiểm tra các thiết bị của đoàn tàu Cát Linh – Hà Đông ở trạng thái tĩnh và động như thiết bị trong buồng lái và khoang khách, hệ thống điều hòa, ánh sáng, cửa tàu, thiết bị phanh… Trong trường hợp hệ thống điện gặp sự cố, ắc quy của đoàn tàu đủ cung cấp điện cho một lần đóng mở cửa, chiếu sáng, thông gió trong vòng 30 phút.
Tàu Cát Linh – Hà Đông đỗ tại khu bảo dưỡng Depot. Ảnh: Giang Huy.
Video đang HOT
Đoàn tàu cũng được kiểm tra việc vận hành trên tuyến như thử hệ thống phanh, thử khả năng tàu vận hành khi có sự cố, giả định tàu bị hỏng một nửa số động cơ điện thì các động cơ còn lại vẫn cung cấp đủ lực kéo đưa tàu về ga gần nhất.
Ngoài ra các chức năng an toàn của hệ thống điều khiển chạy tàu gồm các hệ thống: vận hành tàu tự động (ATO), tự động bảo vệ đoàn tàu (ATP), tự động giám sát (ATS) cũng được kiểm tra.
Tàu Cát Linh – Hà Đông được thiết kế vận hành theo 2 chế độ là lái tự động và lái thủ công. Ở chế độ lái tự động, việc tăng giảm tốc độ, đóng mở cửa tự động hoàn toàn, người lái tàu ra lệnh chạy tàu và quan sát, xử lý sự cố trên tuyến. Ở chế độ lái thủ công thì người lái phải điều khiển tàu hoàn toàn. Các chế độ này đều được cơ quan đăng kiểm kiểm tra.
Tàu Cát Linh – Hà Đông sử dụng hệ thống tín hiệu điều khiển chạy tàu dựa trên thông tin (CBTC), đây là công nghệ hiện đại đang được áp dụng rộng rãi ở các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan… Hệ thống này dựa vào truyền thông không dây, truyền thông tin hai chiều theo thời gian thực về vị trí, tốc độ đoàn tàu, khoảng cách giữa các đoàn tàu … để điều khiển chạy tàu. Việc áp dụng công nghệ CBTC cho phép đoàn tàu thực hiện đóng đường di động giúp thu hẹp giãn cách giữa các đoàn tàu, nâng cao tần suất chạy tàu nhưng vẫn đảm bảo an toàn.
Thân vỏ tàu Cát Linh – Hà Đông được chế tạo từ vật liệu thép không gỉ, độ bền trên 30 năm theo thiết kế. Trên bàn điều khiển trong buồng lái có thiết bị chống ngủ gật tích hợp với cần điều khiển chính. Ở chế độ lái thủ công, nếu lái tàu buông tay khỏi cần điều khiển trong 3 giây thì đoàn tàu sẽ tự động phanh lại, chức năng này sẽ giảm thiểu được rủi ro như lái tàu ngủ gật, đột quỵ khi điều khiển tàu.
Ngoài việc kiểm định an toàn các đoàn tàu, đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông phải qua khâu đánh giá và được cấp giấy chứng nhận an toàn hệ thống. Việc đánh giá này sẽ do Liên danh Apave-Certifier-Tric, một tổ chức chứng nhận độc lập có đủ năng lực thực hiện, được chủ đầu tư dự án lựa chọn qua đấu thầu. Đơn vị độc lập này chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, chứng nhận của mình.
Tại buổi kiểm tra dự án đầu tháng 3, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể yêu cầu tổng thầu và các đơn vị liên quan cần nỗ lực để dự án vận hành thương mại cuối tháng 4/2019. Tuy nhiên, các thủ tục kiểm nghiệm chưa hoàn tất, đoàn tàu chưa thể vận hành thương mại vào dịp 30/4 như kế hoạch.
Theo Đoàn Loan (VnExpress)
Sẽ cấm kiểm định đoàn siêu xe của Trung Nguyên vượt đèn đỏ ở Đà Nẵng nhưng không đến nộp phạt
Sau nửa tháng bị Công an Đà Nẵng gửi yêu cầu đến nộp phạt vì hành vi vượt đèn đỏ, đoàn siêu xe của tập đoàn Trung Nguyên theo Hành trình từ trái tim xuyên Việt tặng sách cho thanh niên, vẫn chưa chấp hành và có thể bị cấm kiểm định.
Chiều 23/4, Phòng CSGT Công an Đà Nẵng cho biết, đoàn siêu xe của Tập đoàn cà phê Trung Nguyên vẫn chưa chấp hành việc xử phạt vì hành vi vượt đèn đỏ, dù đã trễ hẹn một tuần.
Trước đó, ngày 9/4, Phòng CSGT đã gửi thông báo yêu cầu chủ nhân 9 phương tiện vượt đèn đỏ trong đoàn siêu của xe Trung Nguyên, theo Hành trình từ trái tim xuyên Việt tặng sách cho thanh niên, vô tư vượt đèn đỏ ở Đà Nẵng vào ngày 6/4.
Tuy nhiên, hiện mới chỉ có tài xế N.C.H (ngụ P.An Hải Bắc, Q.Sơn Trà), tài xế xe khách 45 chỗ BS 43B - 046.77 của Công ty TNHH Dịch vụ du lịch Anh Trọng (79 Thái Thị Bôi, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) và tài xế ô tô BS 51C - 639.05 của Công ty CP Ô tô xuyên Việt đến nộp phạt và bị tước bằng 2 tháng. Trong đó, ôtô của Công ty xuyên Việt vượt đèn đỏ theo đoàn siêu xe Trung Nguyên, còn xe du lịch 45 chỗ vượt ké.
Đoàn ôtô siêu sang của Trung Nguyên nối đuôi nhau vượt đèn đỏ ở Đà Nẵng.
Như vậy, còn 7 ô tô khác cùng đoàn Trung Nguyên đến nay vẫn chưa đến giải quyết, dù thông báo đã gửi gần nửa tháng và thời gian hẹn giải quyết là ngày 17/4.
Hiện công an Đà Nẵng đã gửi thông báo lần 2, nếu đoàn siêu xe của Trung Nguyên tiếp tục chây ỳ thì Phòng CSGT sẽ phối hợp Cục Đăng kiểm, cấm kiểm định các phương tiện cho đến khi chấp hành.
Được biết, Phòng CSGT Đà Nẵng cũng đang làm rõ 1 ôtô Range Rover khác và 2 xe máy dẫn đoàn Trung Nguyên vượt đèn đỏ trong đoàn xe này.
Hoài Sơn
Theo saostar
Vụ ô tô tuột dốc đè chết 2 người : Xe tải hết hạn đăng kiểm 2 năm Liên quan đến vụ tai nạn giao thông khiến 3 người thương vong tại huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) vào chiều 14.4, theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, chiếc xe gây tai nạn đã hết hạn đăng kiểm 2 năm. Cụ thể, trên cơ sở dữ liệu lưu trữ tại Cục Đăng kiểm, chiếc xe ô tô tải mang BKS 36C-048.38 có nhãn...