Tàu Cát Linh-Hà Đông đột ngột dừng giữa đường, hành khách phải đi xe buýt về ga
Lúc 9h45 ngày 11/2, một đoàn tàu của tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) đang di chuyển hướng vào nội thành thì bất ngờ dừng lại tại khu vực địa phận quận Thanh Xuân.
Thời điểm này, tàu điện trên cao phải tạm dừng đón khách ở 4 nhà ga: Cát Linh, La Thành, Thái Hà và Láng. Ngay sau khi xảy ra sự cố, Metro Hà Nội huy động xe buýt để đưa hành khách có nhu cầu đi từ ga Thượng Đình tới ga Cát Linh.
Trả lời PV VTC News, ông Vũ Hồng Trường – Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) cho biết, đoàn tàu phải dừng lại giữa đường do nhà ga Cát Linh gặp sự cố tín hiệu ghi.
“Quá trình vận hành tàu không tránh được sự cố nhưng đều nằm trong kịch bản, mong quý khách thông cảm. Đến 10h40 cùng ngày, sự cố ở ga Cát Linh được khắc phục. Các đoàn tàu của tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông hoạt động bình thường trở lại”, ông Trường nói.
Đoàn tàu Metro Cát Linh – Hà Đông. (Ảnh: Đắc Huy)
Vào tháng 5/2022, trong lúc vận hành, đoàn tàu metro Cát Linh – Hà Đông cũng bất ngờ dừng lại giữa đường khi trời đang mưa khiến hành khách nhốn nháo.
Lý giải về việc này, đại diện Metro Hà Nội cho biết, sự cố trong điều kiện thời tiết bình thường, tàu metro Cát Linh – Hà Đông sẽ vận hành ở chế độ lái tự động. Tuy nhiên, khi gặp trời mưa, đường ray trơn sẽ khiến hệ thống tự động dừng đỗ không đúng ga nên phải chuyển sang chế độ lái thủ công.
Dự án tuyến đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông là công trình đường sắt đô thị thí điểm đầu tiên được Bộ GTVT phê duyệt năm 2008 và phê duyệt điều chỉnh năm 2016.
Dự án được khởi công từ tháng 10/2011. Ngày 6/11/2021, Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội đã chính thức ký kết bàn giao, tiếp nhận và vận hành khai thác thương mại tuyến đường sắt trên cao đầu tiên của thủ đô cũng như cả nước.
Đi tàu điện sẽ tiện như xe buýt
Chính phủ đã định hướng phát triển các tuyến metro tại Hà Nội và TP.HCM. Đến năm 2050, TP.HCM sẽ có 8 tuyến metro, Hà Nội có 10 tuyến.
Người dân kỳ vọng các cơ quan chức năng tiếp tục tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án để hoàn thiện mạng lưới metro hiện đại phủ khắp Hà Nội và TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện cho người dân.
Video đang HOT
Đến nay, lượng hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông đã tăng khoảng 2,5 lần so với thời điểm giãn cách xã hội; bình quân vận chuyển ngày thường từ 22.000 - 24.000 hành khách, cuối tuần là 25.000 - 30.000 hành khách - Ảnh: Tạ Hải
Kịch bản tốt nhất của năm đầu khai thác
Gần 1 năm qua kể từ ngày tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam - tuyến 2A (Cát Linh - Hà Đông) chính thức vận hành, chị Nguyễn Phương Thảo (Hà Đông, Hà Nội) đã cất chiếc xe máy cùng nỗi lo tắc đường, chuyển sang gắn bó với những đoàn tàu điện hiện đại.
"Làm việc ở Giảng Võ, cách ga Cát Linh khoảng 500m, thời gian đi xe máy cho quãng đường gần 14km giờ cao điểm của tôi mất khoảng 50 phút. Nhưng với tuyến tàu điện này, thời gian di chuyển chỉ mất khoảng 15 - 20 phút", chị Thảo nói và cho biết, không chỉ riêng chị mà hàng chục đồng nghiệp khác cùng cơ quan đã bỏ xe cá nhân, mua vé tháng đi làm bằng tàu điện.
Theo ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Metro Hà Nội, từ đầu tháng 5/2022 đến nay, lượng hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông đã tăng khoảng 2,5 lần so với thời điểm giãn cách xã hội; bình quân vận chuyển ngày thường từ 22.000 -24.000 hành khách, cuối tuần là 25.000 - 30.000 hành khách.
Tỷ lệ hành khách đi vé tháng bình quân trong ngày khoảng 50%, giờ cao điểm hành khách sử dụng vé tháng chiếm 75 - 80%. "Công tác vận hành và lượng khách đi tàu hiện nay là kịch bản tốt nhất trong năm đầu khai thác", ông Trường khẳng định.
Gấp rút triển khai
Trong lúc tuyến Cát Linh - Hà Đông dần lấy được thiện cảm của người dân, tuyến đường sắt đô thị số Nhổn - ga Hà Nội đang gặp nhiều vướng mắc.
Đại diện Ban Quản lý đường sắt Hà Nội (MRB) cho biết, sau khoảng 11 năm triển khai, sản lượng thi công đạt khoảng 75% (8,5km đoạn trên cao đạt 96%; 4km đoạn ngầm đạt 33%).
Một trong những trở ngại lớn được MRB đánh giá là sự chậm trễ trong việc thực hiện gói thầu CP05 gồm các hạng mục chính: Xây dựng tòa nhà trung tâm điều hành vận tải, tòa nhà chứa tàu, bảo dưỡng, kỹ thuật điện... kéo theo chậm trễ của các gói thầu thiết bị (CP06, 7, 8, 9).
Khó khăn thứ hai là quá trình thi công 4km ngầm đã có 50 tòa nhà bị ảnh hưởng. Trong khi khung chính sách và quy trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ còn nhiều vướng mắc, dẫn đến chậm bàn giao mặt bằng cho nhà thầu từ 1 - 6 năm. Do vậy, đến tháng 8/2021 nhà thầu CP03 đã thông báo tạm dừng thi công khi gói thầu mới chỉ hoàn thành khoảng 32%.
Thách thức là rất lớn, song UBND TP Hà Nội cho biết, đã đưa ra phương án để giảm tối đa sự lệ thuộc vào tiến độ gói thầu CP05, phấn đấu đưa đoạn trên cao hoàn thành vào cuối năm 2022, vận hành dự án vào năm 2027.
Tại buổi làm việc mới nhất với Liên danh nhà thầu Hyundai (Hàn Quốc) - Ghella (Italia) đảm nhận thi công gói thầu CP03, TP Hà Nội đã cam kết một số nội dung quan trọng nhằm đưa nhà thầu sớm quay lại thi công trong tháng 8/2022.
Còn ở TP.HCM, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), các kỹ sư, công nhân đang gấp rút hoàn thiện phần cơ điện cho gói thầu 1A - xây dựng ga ngầm Bến Thành và đoạn từ ga Bến Thành - ga Nhà hát thành phố. Toàn bộ đoạn đi ngầm, bao gồm ga Ba Son cũng sẽ hoàn thành trong năm 2022. Đoạn trên cao từ ga Ba Son đến depot Suối Tiên cũng đang gấp rút hoàn thành phần cơ điện tại các nhà ga.
Thời gian qua, nhà thầu phụ trách gói thầu mua sắm thiết bị cũng đã chạy thử một số đoàn tàu tại khu vực depot để kiểm tra từng đoạn tiến tới toàn tuyến để đưa dự án vào vận hành vào cuối năm 2023.
Đối với tuyến metro số 2 (từ Thủ Thiêm đi Củ Chi) với chiều dài 48km, đoạn tuyến metro Bến Thành - Tham Lương (giai đoạn 1) có 11 nhà ga, thời gian qua, địa phương đã hoàn tất thủ tục ban hành quyết định bồi thường đạt 99,67% (584/586 trường hợp). Tuy vậy, tiến độ của dự án sẽ bị chậm từ 12 - 18 tháng do phải chọn đơn vị thay thế Tư vấn IC đã chấm dứt hợp đồng từ tháng 3/2022.
"Đơn vị đã làm việc với các nhà tài trợ, dự kiến chọn được tư vấn vào tháng 9/2023. Các gói thầu chính sẽ được phát hồ sơ mời cuối năm 2024, khởi công năm 2025 thay vì năm 2022", đại diện đơn vị quản lý dự án cho hay.
Mỗi đô thị cần tối thiểu 6 tuyến metro
Theo ông Lê Đỗ Mười, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, Chính phủ đã định hướng phát triển các tuyến metro tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Tầm nhìn đến năm 2050, TP.HCM sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị và Hà Nội sẽ có 10 tuyến.
Thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Chính phủ đã ban hành Quyết định số 876/2022 phê duyệt chương trình hành động.
Trong đó, xác định đến năm 2030 đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với các lĩnh vực thuộc ngành GTVT.
Giai đoạn đến năm 2050, thực hiện chuyển đổi toàn bộ phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng giao thông vận tải sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
Đẩy nhanh tiến độ và đưa vào khai thác các tuyến metro theo quy hoạch là một trong những nhiệm vụ được yêu cầu thực thi.
Ông Mười cho rằng, trong bối cảnh nguồn lực đầu tư có hạn, đến năm 2030, việc đầu tư metro cần đặc biệt chú trọng đến các tuyến xuyên tâm có mật độ phương tiện lớn. Tại TP.HCM, cần tập trung ưu tiên đẩy tiến độ tuyến Bến Thành - Suối Tiên, tuyến metro số 2.
Tại Hà Nội, ưu tiên đẩy nhanh tuyến metro số 3 (Nhổn - ga Hà Nội), đồng thời thúc đẩy tiến độ chuẩn bị đầu tư tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình - Bưởi).
ThS. Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng Bộ môn Quy hoạch và Quản lý GTVT, Trường Đại học GTVT Hà Nội cho rằng, Hà Nội và TP.HCM đều đang phát triển theo mô hình đô thị hướng tâm (một trung tâm chính phát triển thành các trục đường giao thông kết nối về các hướng).
Tại Hà Nội, các hành lang chính phát triển đô thị và trục chính về phát triển giao thông gồm: Hướng Tây kết nối Đại lộ Thăng Long và trục QL32, hướng Nam kết nối QL1, hướng Đông kết nối QL5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, hướng Đông Bắc có sân bay Nội Bài.
Đến năm 2030, Hà Nội tối thiểu phải có 4 tuyến metro hướng tâm cùng 2 tuyến metro vành đai mới đáp ứng nhu cầu và phát huy hiệu quả của công trình metro.
Với các trục hướng tâm đều hướng đến khu vực trung tâm chính như quận 1, quận 3, quận 5... và trung tâm mở rộng như quận 7, quận 2, TP.HCM cũng cần tối thiểu khoảng 6 tuyến metro vào năm 2030.
"Để đủ sức hút với người dân, bên cạnh việc kết nối mạng lưới xe buýt, cần nghiên cứu kết nối với các phương tiện giao thông khác như xe công nghệ, taxi, xe đạp công cộng... Muốn vậy, công tác quy hoạch cần gắn liền với việc bố trí quỹ đất. Không có quỹ đất sẽ không thể xây dựng một hệ thống đồng bộ, liên thông, tích hợp giữa giao thông công cộng khối lượng lớn trên cao và dưới mặt đất", ông Tuấn nói.
Bên cạnh các dự án metro đang triển khai, tại TP.HCM, tuyến metro số 5 (ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn) đã hoàn tất báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đang trình các cơ quan có thẩm quyền để thẩm định trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư.
Các tuyến số 3A, 3B; 4, 4B và số 6 cũng đang trong quá trình kêu gọi đầu tư.
Tại Hà Nội, tuyến metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt từ năm 2008.
Hiện, thành phố đang hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư và quy hoạch ga C9, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý III/2022.
Xe giường nằm chở 23 người bốc cháy dữ dội lúc rạng sáng Chiếc xe giường nằm lưu thông trên QL51 đoạn qua tỉnh Đồng Nai bất ngờ bốc cháy dữ dội vào rạng sáng nay. Ngày 10/2, Công an TP Biên Hoà (Đồng Nai) cho biết, đã khám nghiệm và điều tra nguyên nhân vụ cháy xe giường nằm trên QL51 đoạn qua phường Phước Tân, TP Biên Hoà. Hiện trường vụ cháy xe giường...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cưới Hỏi Trọn Gói Ngọc Huyền – 10 năm nâng tầm dịch vụ cưới hỏi miền Tây

Điểm phát cháy trong vụ hoả hoạn khiến 2 người tử vong ở Hà Nội

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ cháy nhà khiến 2 người tử vong

Sạt lở nhà máy thủy điện Nậm Lúc ở Lào Cai

Hàng chục công nhân đi cấp cứu nghi do ngạt khí, 1 người tử vong

Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết

Mổ lấy thai lần 3, sản phụ ở Hải Phòng tử vong nghi sốc phản vệ

Quảng Nam: Xác minh giáo viên xách ngược trẻ 20 tháng tuổi, đánh đập dã man

Ví chứa 8.000 USD bị bỏ quên ở sân bay

Vụ DJ ở Hà Nội đánh vợ: Bạo lực nghiêm trọng, xin lỗi, hòa giải là xong chuyện?

Nhiều trưởng phòng lo mất 'quy hoạch' khi không còn cấp huyện

Thực hư vụ bé gái 13 tuổi ở Đạ Huoai nghi bị bắt cóc đưa đi TP.HCM
Có thể bạn quan tâm

Lăn bánh chưa tới 80km, siêu SUV nước Ý thành xe bất hợp pháp
Ôtô
16:53:38 14/04/2025
Cập nhật bảng giá xe Honda Super Cub C125 mới nhất tháng 4/2025
Xe máy
16:52:44 14/04/2025
Lộ khoảnh khắc siêu mẫu Kỳ Hân phờ phạc ngồi xe lăn trên sân pickleball sau chấn thương gãy chân gây sốc
Sao thể thao
16:41:40 14/04/2025
Bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng
Sức khỏe
16:38:18 14/04/2025
Công nghệ sạch thay thế chất làm mát độc hại
Thế giới số
16:27:26 14/04/2025
Hoàng tử George thừa hưởng một khả năng đặc biệt từ Vương phi Kate khiến ai cũng phải chú ý mỗi khi xuất hiện
Netizen
15:16:26 14/04/2025
Mối quan ngại đặc biệt của các nhà thầu quân sự Mỹ giữa cuộc chiến thương mại
Thế giới
15:12:15 14/04/2025
Đúng 3 ngày đầu tuần 14 đến 16/4, 3 con giáp nhận được lộc trời ban, vét sạch ví Thần tài, an nhàn hưởng thụ cuộc sống sung túc no đủ
Trắc nghiệm
14:09:00 14/04/2025
Những quả trứng kỳ lạ trong mộ cổ và tại sao không nên chạm vào chúng?
Lạ vui
13:49:11 14/04/2025
Phim Hàn hay đỉnh có rating tăng 111% chỉ sau 1 tập, một mỹ nhân lên hình vài phút mà chấn động cõi mạng
Phim châu á
13:14:35 14/04/2025