Tàu cao tốc Trung Quốc ế khách
Những toa tàu trên con tàu cao tốc từ Bắc Kinh tới Thượng Hải không còn đông khách như trước đây một tháng, khi nó mới khai trương.
Hiện trường vụ tai nạn tàu cao tốc ở Ôn Châu hôm 23/7. Ảnh: AP
Tờ Oriental Morning Post của Trung Quốc hôm qua đưa tin tỷ lệ chỗ ngồi trống trên tàu từ Bắc Kinh tới Thượng Hải lên tới 70%. Họ lý giải rằng hành khách giờ đây có thể mua vé tàu một cách dễ dàng, trái với việc vé tàu bán với tốc độ siêu tốc một tháng trước đó.
Sau vụ tai nạn tàu cao tốc ở thành phố Ôn Châu hôm 23/7, nhiều người cũng sẵn sàng đi tàu thường hơn. Theo báo này, vé tàu thường từ Bắc Kinh tới Thượng Hải cũng bị hạn chế, một người chỉ có thể mua 5 vé một lúc. Những con tàu này thường đông đúc, đặc biệt là vào dịp Tết.
Video đang HOT
Hôm 23/7, một con tàu cao tốc đâm phải một con tàu khác đang ngừng hoạt động vì bị sét đánh. 40 người thiệt mạng trong vụ tai nạn đường sắt kinh hoàng nhất Trung Quốc từ năm 2008. Nguyên nhân tai nạn được xác định là do lỗi “đèn tín hiệu”.
Tai nạn làm dấy lên những nghi ngờ về tính an toàn của tàu cao tốc, khi Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng mạng lưới tàu tốc độ cao lớn nhất thế giới. Giới chức Trung Quốc yêu cầu thanh sát khẩn cấp an toàn đường sắt nước này.
Theo VNExpress
Báo Trung Quốc chỉ trích giới chức vì vụ đâm tàu
Một trong những tờ báo chính thức của Trung Quốc hôm nay chỉ trích giới chức "cao ngạo" trong khi xử lý hậu quả vụ tai nạn tàu cao tốc chết người, khiến công chúng nước này tức giận.
Hiện trường tai nạn tàu hỏa Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Tờ Global Times đề cập thái độ "quan liêu" của giới chức và sự phẫn nộ trên Internet trong bài xã luận được xuất bản bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Hoa. Global Times là một phụ bản của tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
"Họ (giới chức) đã quen với việc được ca tụng trong quá khứ. Khi đối mặt với khủng hoảng, họ nghĩ có thể đối phó với công chúng theo cách quan liêu", bài xã luận có đoạn. "Tuy nhiên, công chúng ở Trung Quốc không chịu như thế nữa".
Những bình luận của tờ Global Times được đưa một ngày sau khi báo chí Trung Quốc được yêu cầu không đặt nghi vấn đối với giới chức về vụ đâm tàu. Trong khi đó, cư dân mạng bắt đầu đặt câu hỏi về tai nạn ngay sau khi nó xảy ra tối 23/7, khiến ít nhất 39 người thiệt mạng và gần 200 người bị thương.
Họ muốn biết tại sao người lái một trong hai con tàu trong vụ tai nạn không được thông báo dừng lại kịp thời. Họ cũng nghi ngờ liệu số người chết có nhiều hơn con số mà giới chức đưa ra hay không, tại sao toa tàu rơi khỏi cầu bị chôn và liệu hệ thống tàu cao tốc có phải đã phát triển quá nhanh hay không.
Một cuộc trưng cầu trên mạng Sina của Trung Quốc cho thấy 79% trong số 35.000 người tham gia cho biết họ không tin bất cứ điều gì phát ngôn viên bộ đường sắt nói sau tai nạn.
Chính phủ nước này đã yêu cầu thanh sát khẩn cấp mạng lưới tàu hỏa và cho biết sẽ bồi thường 78.000 USD cho mỗi nạn nhân. Họ cũng sa thải ba quan chức cao cấp ngành đường sắt. Tuy nhiên, các động thái trên không khiến công chúng nguôi giận. Giới chức luôn hứa sẽ tăng cường an toàn sau mỗi tai nạn nhưng những vụ việc như thế này tiếp tục diễn ra, AFP cho hay.
"Chỉ khi bộ đường sắt cúi mình và chân thành xin lỗi công chúng thì mới có thể khiến công chúng bớt giận và bộ bắt đầu lấy lại được hình ảnh của mình", Global Times viết.
Theo VNExpress
TQ: Ngàn ngọn nến cho nạn nhân của thảm họa tàu cao tốc Tính đến 25/7, vụ tai nạn tàu cao tốc xảy ra tối 23/7 tại thị trấn Song Tự, thành phố Ôn Châu thuộc tỉnh Chiết Giang (miền Đông Trung Quốc) đã làm ít nhất 38 người thiệt mạng. Nguyên nhân của sự cố còn gây nhiều tranh cãi. Kết thúc cuộc họp báo tại Bắc Kinh, hãng tin Tân Hoa Xã hôm nay...