Tàu cao tốc đi Phú Quốc tạm thời ngưng chạy vì ảnh hưởng bão
Do ảnh hưởng mưa, bão (bão Noru) nên hiện các tuyến tàu cao tốc từ TP Rạch Giá, TP Hà Tiên đi Phú Quốc và ngược lại đều tạm thời ngưng chạy phục vụ khách.
Sáng 27-9, ở bến tàu TP Rạch Giá, Kiên Giang, các chuyến tàu cao tốc từ TP Rạch Giá, TP Hà Tiên đi Phú Quốc và ngược lại đều tạm thời ngưng chạy do ảnh hưởng bão số 4 (bão Noru) – Ảnh: C.CÔNG
Sáng 27-9, ông Trần Văn Tại – giám đốc Cảng vụ hàng hải tỉnh Kiên Giang – cho biết do ảnh hưởng mưa, bão (bão Noru) nên hôm nay các chuyến tàu cao tốc từ TP Rạch Giá, TP Hà Tiên đi TP Phú Quốc và ngược lại đều tạm thời ngưng chạy phục vụ khách.
“Hiện chúng tôi cũng theo dõi dự báo thời tiết của Đài khí tượng thủy văn. Hết ảnh hưởng mưa, bão thì tàu cao tốc sẽ chạy lại phục vụ khách bình thường”, ông Tại cho biết thêm.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, khoảng 7h30 sáng hôm nay, ở bến tàu TP Rạch Giá nhiều tàu cao tốc đi Phú Quốc neo đậu mé bến. Nhiều du khách buộc phải lên xe quay về hoặc chuyển sang địa điểm khác vui chơi.
Ông Lê Ngọc Tuấn, du khách đến từ Cà Mau, cho biết theo lịch trình, hôm nay ông cùng gia đình ra Phú Quốc chơi 3 ngày 2 đêm. Tuy nhiên do ảnh hưởng mưa bão, tàu cao tốc không chạy nên ông đành chuyển sang đi TP Hà Tiên.
Video đang HOT
“Cũng thấy tiếc lắm nhưng biết sao giờ. Hết mưa bão rồi dịp sau chúng tôi sẽ ra Phú Quốc chơi lại”, ông Tuấn nói.
“Các chuyến tàu cao tốc bên công ty chúng tôi đi Phú Quốc hiện đều tạm thời ngưng chạy. Tàu cao tốc phục vụ khách từ TP Rạch Giá đi Hòn Tre, Hòn Sơn sẽ chạy duy nhất một chuyến hôm nay”, bà Nguyễn Thị Tố Nga – giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần cao tốc Superdong Kiên Giang – thông tin.
Nhiều du khách đi Phú Quốc buộc phải quay về vì tàu cao tốc tạm thời không chạy do ảnh hưởng mưa, bão số 4 – Ảnh: C.CÔNG
Trước đó, ngày 26-9, UBND tỉnh Kiên Giang đã có công văn hỏa tốc về việc chủ động ứng phó với bão số 4 (bão Noru) năm 2022.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở ban ngành và các huyện, thành phố trên địa bàn khẩn trương thực hiện công tác ứng phó, phòng tránh bão. Đồng thời, thường xuyên cập nhật thông tin và diễn biến của bão để có hướng xử lý chỉ đạo kịp thời; thông tin, hướng dẫn và duy trì liên lạc, kêu gọi các chủ tàu thuyền ngoài khơi tìm nơi trú tránh; hướng dẫn ngư dân sắp xếp neo đậu tàu an toàn khi đã về bờ.
Ngoài ra, địa phương hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa an toàn, bảo vệ cây trồng, vật nuôi… ; triển khai đảm bảo công tác phòng chống ngập lụt cho các khu đô thị tập trung, các khu công nghiệp; đảm bảo an toàn các hồ đập, hồ chứa nước ở các đảo, hệ thống đê điều và đặc biệt là hồ nước Dương Đông (TP Phú Quốc); bố trí lực lượng thường trực để điều tiết và sẵn sàng xử lý tình huống có thể xảy ra.
Du khách kẹt lại Phú Quốc có thể về bằng tàu vào ngày mai
Nhiều tỉnh miền Tây đã hết mưa nên tàu cao tốc có thể chạy lại vào ngày mai, giúp du khách về đất liền sau 2 ngày kẹt lại các đảo trong khu vực.
Chiều 13/7, hàng chục nghìn du khách ở Phú Quốc (Kiên Giang) đã ra đường sau 2 ngày không ra khỏi phòng tại các cơ sở lưu trú vì mưa to. Trong đất liền, mưa và giông lốc tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng... không còn, một số nơi đã có nắng nhẹ.
Theo lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, hiện nay đang vào mùa du lịch hè nhưng cũng là cao điểm mùa mưa nên việc xuất hiện vùng áp thấp trong những ngày qua đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch. Từ ngày 11/7, các tàu cao tốc từ bờ ra đảo phải ngưng hoạt động, du khách không thể về đất liền và ra đảo theo đúng lịch trình đã định.
Biển Phú Quốc động mạnh vào sáng 13/7. Ảnh: Phạm Sỹ.
Mưa kéo dài 3 ngày qua khiến đường hàng không bị ảnh hưởng, máy bay đến Phú Quốc chậm chuyến nhưng không đáng kể. Lượng khách du lịch đang lưu trú tại đảo ngọc là hơn 40.000 người, trong đó có 2.154 khách quốc tế.
"Tại Phú Quốc, một số dịch vụ phục vụ khách du lịch như cáp treo, lặn biển, đi bộ dưới biển ngắm san hô và tour tham quan các đảo đã tạm ngưng phục vụ du khách vì ảnh hưởng của mưa, gió. Các khu nghỉ dưỡng có các bãi biển cũng ngưng các dịch vụ vui chơi, tắm biển. Tàu cao tốc chở khách có thể chạy lại vào sáng 14/7", ông Bùi Quốc Thái, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, nói.
Khảo sát của Zing cho thấy chợ Dương Đông tại trung tâm TP Phú Quốc đã hoạt động nhộn nhịp trở lại. Tuy nhiên, rau xanh rất ít và giá một số loại nông sản tăng mạnh.
"3 ngày qua tàu và phà cao tốc từ đất liền tạm dừng ra đảo đảo nên Phú Quốc khan hiếm rau xanh. Ngò rí tại chợ Dương Đông ngày thường 30.000 đồng một bó, nay đã tăng lên 150.000 đồng", ông Phạm Sỹ, chủ một khách sạn ở khu phố 7, phường Dương Đông, chia sẻ.
Rau xanh ở tại chợ Dương Đông, TP Phú Quốc không còn nhiều và giá tăng mạnh. Ảnh: Phạm Sỹ.
Theo ông Sỹ, khách đến Phú Quốc bằng máy bay đã về đất liền bình thường. Du khách kẹt lại đảo Phú Quốc là do chọn phương tiện vào đất liền bằng tàu, phà cao tốc.
"Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ du khách bằng cách giảm giá phòng nếu khách kẹt lại đảo nhiều ngày. Chiều 13/7, Phú Quốc đã hết mưa, chỉ còn gió khá mạnh. Có thể ngày mai bà con về được đất liền bằng tàu", chủ cơ sở lưu trú nói.
Hành động của du khách khiến dân địa phương khó chịu Xả rác, xâm phạm không gian riêng tư... là một số trong nhiều hành động xấu của du khách khiến người dân địa phương tại các điểm du lịch thấy phiền toái. Du lịch đóng góp cho sự phát triển của một địa phương, nhưng cũng là con dao hai lưỡi khiến cuộc sống vốn có của người dân sinh sống tại đó...