Tàu Cảnh sát biển VN sẽ được đóng bằng vật liệu PPC
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam trong tương lai gần có thể được đóng hoàn toàn bằng vật liệu PPC có nhiều ưu điểm hơn so với vật liệu hiện tại.
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam trong tương lai gần có thể được đóng hoàn toàn bằng vật liệu PPC có nhiều ưu điểm hơn so với vật liệu hiện tại.
Thay vì được thiết kế bằng các vật liệu truyền thống như gỗ, kim loại hay composite, vừa qua Công ty Cổ phần Công nghệ James Boat đã sử dụng chất liệu mới là vật liệu PPC để đóng tàu thủy. Hiện nay, một số tàu tuần tra của cảnh sát biển, tàu chở khách, tàu đánh bắt cá xa bờ… đã được ứng dụng công nghệ này, nhằm hạn chế các khuyết điểm của vật liệu cũ.
Nhựa đặc chế tốt hơn kim loại
Vừa qua, ông Nguyễn Kim Sơn cùng Công ty Cổ phần Công nghệ James Boat đã ứng dụng và chế tạo thành công tàu thủy và các kết cấu nổi bằng công nghệ cao từ vật liệu mới PPC. Đây cũng là đề tài nghiên cứu đạt giải nhì giải thưởng Vifotec năm 2014 trong lĩnh vực vật liệu mới.
PPC có tên đầy đủ là Polypropylene copolymer, một loại nhựa có nhiều ưu điểm, thân thiện, an toàn và phù hợp với môi trường nước. Cụ thể, PPC có độ bóng tạo độ đẹp cho sản phẩm, cũng như tiết kiệm được tiền sơn sửa hàng năm so với các vật liệu khác. Khi dùng để đóng tàu sẽ không bị hà ăn, không bị nước xâm hại, không gây độc môi trường và sức khỏe.
Tàu cảnh sát biển được làm bằng vật liệu PPC.
Video đang HOT
PPC chịu được tất cả các cơ tính như không bị biến dạng khi va đập, chịu tác động của ánh nắng hay thời tiết khắc nghiệt, không bị rêu bám, tính đàn hồi cao, giảm ma sát, kháng axit… Ngoài ra, PPC còn chịu được độ ẩm cao, cách âm tốt, giảm xóc, đạt được tốc độ lướt sóng cao. Điều đáng nói, nhựa PPC nhẹ hơn kim loại nên người dùng có thể tiết kiệm nhiên liệu xăng dầu…
Theo ông Nguyễn Kim Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần công nghệ James Boat,vật liệu nhựa PPC có tuổi thọ trên 30 năm. Có hai loại nhựa PPC được ứng dụng để đóng tàu thủy dựa trên nguồn nước ngọt hay mặn.
“Ngoài các ưu điểm trên, PPC có trọng lượng riêng nhỏ hơn nước nên hạn chế được tình trạng lật, chìm tàu thuyền. Đây là vật liệu mới được nghiên cứu bởi các nhà khoa học và các chuyên gia đóng tàu của Cộng hòa Séc và Cộng hòa liên bang Đức, được đơn vị sử dụng độc quyền tại Việt Nam. Hiện công nghệ đóng tàu bằng PPC trên thế giới không nhiều, vì thế khi ứng dụng công nghệ tiên tiến ở nước ta là một bước đi lớn”, ông Nguyễn Kim Sơn cho biết.
PPC chịu được tất cả các cơ tính như không bị biến dạng khi va đập, chịu tác động của ánh nắng hay thời tiết khắc nghiệt, không bị rêu bám, tính đàn hồi cao, giảm ma sát, kháng axit…
Mục sở thị tàu tuần tra bằng PPC
Ở góc độ khác, các chuyên gia về tàu thủy cũng cho biết, do PPC có đặc tính riêng biệt nên khi chế tạo, lắp ráp tàu cũng cần các công nghệ khoa học cao đi kèm. Cụ thể, do bằng nhựa nên không thể sử dụng cắt nhiệt, đồng thời để cắt các chi tiết chính xác cao cần phải sử dụng máy cắt áp lực nước 3D. Một chiếc máy nhìn bề ngoài rất đơn giản nhưng có giá hơn 10 tỷ đồng và khả năng thay thế 100 nhân viên. Máy có thể cắt được tất cả các vật liệu từ kim loại đến tấm bọt biển…
Ngoài ra, công nghệ hàn nhiệt cũng được sử dụng để hàn gắn các chi tiết của tàu. Hiện có ba cách hàn nhiệt dành cho tàu thủy là hàn mớm, hàn liên kết và hàn cố định. Sau khi hàn, các vết nối láng mịn, chịu được các tác động môi trường. Theo các chuyên gia, dây hàn và tấm nhựa phải được sản xuất từ một lô, để có những đặc tính giống nhau. Vì thế, khi nhập tấm PCC phải nhập luôn lô keo hàn nhằm đồng bộ hóa.
Tại sông Hồng, chúng tôi được mục sở thị tàu tuần tra cảnh sát biển được chế tạo từ vật liệu cao cấp này. Tàu có màu trắng, bóng sáng, lướt êm trên sông dù đạt tốc độ 80km/h. Các chi tiết trong tàu cũng được sử dụng vật liệu PPC như kệ bếp, bảng điều khiển. Kèm theo đó, tàu được thiết kế đầy đủ các tiện nghi như bếp từ, bồn rửa bát, tủ lạnh, nhà vệ sinh tự hoại khép kín…
“Các nhà khoa học đã phải mất 5 năm để tìm và thử các loại vật liệu, sau đó mới chọn được nhựa PPC. Vật liệu không chứa hóa chất và có tính trơ nên không ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay môi trường. Sản phẩm nhựa có thể tái chế để sản xuất đường ống, bao bì cho ngành thực phẩm… Giá thành sản phẩm không cao hơn so với các loại tàu bằng gỗ hay kim loại mặc dù ưu điểm vượt trội”.
ng Đinh Văn Hiển (nguyên Bí thư thứ nhất, Đại Sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Séc, người đưa công nghệ mới này vào Việt Nam)
Thu Hiền
Theo_Kiến Thức
Cảnh sát biển Việt Nam tiếp nhận 2 tàu lớn hiện đại
Sáng 9/7, Tổng công ty Sông Thu và Bộ tư lệnh Cảnh sát biển đã tổ chức lễ bàn giao tàu cảnh sát biển 8002 và 9004.
Theo Đại tá Hà Sơn Hải, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sông Thu, tàu cảnh sát biển 9004 là con tàu thứ 4 trong loạt tàu kéo cứu hộ DT4612-3.500CV. Đây là loạt tàu kéo cứu hộ hiện đại, lớn nhất lần đầu tiên được đóng tại Việt Nam đã góp phần tăng cường tiềm lực, bổ sung trang thiết bị cần thiết cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ngư dân; tuần tra bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển và thềm lục địa.
Lễ ký kết bàn giao hai tàu cảnh sát biển
Tàu có chiều dài 46m, chiều rộng 12m. Đặc biệt, tàu cảnh sát biển 9004 có khả năng chạy được trong điều kiện sóng gió cấp 9 đến cấp 12, tầm hoạt động 3.000 hải lý.
Tàu cảnh sát biển 8002 là lớp tàu đa năng có thiết kế hiện đại, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế. Tàu có chức năng nhiệm vụ tuần tra bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thực thi pháp luật trên các vùng biển và thềm lục địa. Tìm kiếm cứu nạn trên vùng biển Việt Nam và quốc tế khi có yêu cầu, cứu kéo các tàu bị nạn có lượng dãn nước lên đến 2.200 tấn. Chuyển quân, chi viện hậu cần cho các lực lượng hoạt động trên biển, đảo, thực hiện nhiệm vụ khác khi được giao. Tàu hoạt động trong điều kiện gió cấp 12, thời gian hoạt động trên biển liên tục trong 40 ngày, tầm hoạt động 5.000 hải lý.
Tàu cảnh sát biển 9004
Tàu cảnh sát biển 8002
Dịp này, Tổng công ty Sông Thu cũng vinh dự đón nhận Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng ba do Chủ tịch nước tặng.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Bàn giao tàu trinh sát hiện đại cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Ngày 25-6, tại TP.HCM, Nhà máy X51 (Công ty TNHH MTV đóng và sửa tàu Hải Minh) thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã bàn giao tàu trinh sát 500CV-chiếc số 1 (mang số hiệu CSB 6008) cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam. Tàu trinh sát CSB 6008 là tàu vỏ thép do Viện Thiết kế tàu quân sự...