Tàu Cảnh sát biển Việt Nam sẽ lắp pháo 23mm
Trong thời gian tới, các tàu Cảnh sát biển có thể được lắp đặt pháo phòng không tự động ZU-23-2.
Theo trang thông tin Cảnh sát biển Việt Nam, thực hiện Kế hoạch số 1857/KH-QK ngày 22/4/2014 của Cục Quân khí được Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật phê duyệt, từ ngày 14 – 24/5/2014, Cục Quân khí phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển tổ chức thành công đợt Tập huấn kỹ thuật pháo cao xạ 23mm ZU-23-2 tại đơn vị đăng cai K895/CQK cho 14 cán bộ, nhân viên quân khí của các cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển.
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển nghe giảng về tính năng pháo phòng không ZU-23-2.
Chương trình tập huấn kỹ thuật pháo cao xạ 23mm ZU-23-2 đã hệ thống, cập nhật kiến thức về công dụng, tính năng kỹ chiến thuật, cấu tạo hoạt động của pháo; tập trung rèn luyện nâng cao khả năng thực hành thao tác sử dụng, kiểm tra kỹ thuật, bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa, trong đó đã đi sâu vào thực hành kiểm tra, hiệu chỉnh, sửa chữa những hư hỏng thông thường của pháo.
“Đây chính là bước tiền đề cho việc tiếp cận, tiến hành lắp đặt và đưa vào khai thác pháo 23mm trên các tàu Cảnh sát biển trong thời gian tới”, trang tin Cảnh sát biển Việt Nam cho biết.
ZU-23-2 Sergey (hay gọi một cách ngắn gọn là ZU-23) là kiểu pháo phòng không tự động nòng kép cỡ 23mm do Liên Xô chế tạo từ những năm 1960 cho tới tận ngày nay. Đây được xem là một trong kiểu pháo phòng không thành công nhất trên thế giới, được xuất khẩu đi hàng chục quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam).
Hệ thống trang bị 2 pháo tự động 2A14 cỡ 23mm lắp trên xe moóc cỡ nhỏ, nhưng có thể tháo dễ dàng để lắp đặt cố định. Pháo có thể chuẩn bị bắn từ vị trí hành quân chỉ trong 30 giây và có thể bắn khẩn cấp ngay cả khi đang hành quân.
Với 2 nòng pháo 23mm, ZU-23 có thể đạt tốc độ bắn tối đa đến 2.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 2,5km, độ cao 1,5-2km. Nó có thể diệt mục tiêu trên không hoặc hạ nòng bắn thẳng các mục tiêu mặt đất và trên mặt biển (nếu lắp trên tàu chiến).
Video đang HOT
Tàu cảnh sát biển kiểu TT400 trang bị ụ pháo cỡ nòng nhỏ ở trước kiến trúc thượng tầng.
Hiện nay, trên các tàu Cảnh sát biển Việt Nam đều được lắp đặt các bệ pháo cỡ nòng nhỏ để tham gia nhiệm vụ quốc phòng – phối hợp cùng Hải quân bảo vệ hải phận.
“Ngoài kiến thức được tập huấn về lý thuyết và thực hành đối với Pháo cao xạ 23mm, học viên còn được tham quan, tìm hiểu rõ hơn về hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, công tác bảo đảm kỹ thuật trên các dây chuyền kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa súng pháo khí tài của kho SPKT cấp chiến lược”, trang tin Cảnh sát biển cho biết thêm.
Theo Kiến thức
Báo Trung Quốc: Giàn khoan Hải Dương 981 chuyển địa điểm
Hãng tin nhà nước Trung Quốc loan báo giàn khoan trái phép Hải Dương 981 bắt đầu dịch chuyển địa điểm, chuyển sang giai đoạn hai.
Bản tin ngắn của Tân Hoa Xã sáng 27/5 nói giàn khoan trái phép Hải Dương 981 "đã hoàn thành giai đoạn thứ nhất, dịch chuyển địa điểm và bắt đầu giai đoạn hai".
Công nhân Trung Quốc trên giàn khoan trái phép Hải Dương 981
Giàn khoan trái phép Hải Dương 981 được nói là đã "thu thập những số liệu địa chất" nhưng Tân Hoa Xã không nói cụ thể số liệu.
Giai đoạn hai trong hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981, theo truyền thông Trung Quốc, sẽ bắt đầu từ hôm nay 27/5.
Theo đó giàn khoan này sẽ được chuyển đến địa điểm khác để khoan thăm dò. Báo chí Trung Quốc chưa tiết lộ địa điểm hạ đặt mới của giàn khoan, nhưng ngang ngược khẳng định Hải Dương 981 sẽ còn hoạt động đến khoảng giữa tháng 8, bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc xác nhận tin giàn khoan trái phép Hải Dương 981 dịch chuyển
Trước đó, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cảnh báo Bắc Kinh có thể lặp lại chiến thuật đưa giàn khoan vào vùng biển đang có tranh chấp và lần này, có thể là trong vùng biển của Philippines, như cách mà nước này đã làm với giàn khoan trái phép Hải Dương 981.
Tổng thống Aquino nói Trung Quốc đang chơi "một trò chơi nguy hiểm và chính sách ngoại giao pháo hạm" có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
Ông Aquino cũng nói ông đã nhận được báo cáo về các vụ tàu nghiên cứu, thăm dò của Trung Quốc vào gần khu vực dầu lửa Galoc, cách bờ biển đảo Palawan khoảng 60 hải lý.
Khi nhắc đến cách thức Trung Quốc gây ra căng thẳng trong quan hệ với các nước láng giềng, Tổng thống Philippines nói: "Nói chung, những gì xảy ra đối với Việt Nam thì cuối cùng cũng sẽ xảy ra đối với Philippines".
Các hoạt động của Trung Quốc gần đây ở Biển Đông gặp phải sự chỉ trích gay gắt từ nhiều nước. Thậm chí, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, có trụ sở tại Hong Kong nhận định: Bắc Kinh không nhỉ nhe nanh thể hiện chủ nghĩa bành trướng với Việt Nam và Philippines.
Trung Quốc đã thành công trong việc đẩy Indonesia từ vị trí cố gắng đóng vai trò trung gian hòa giải giữa quốc gia đông dân nhất thế giới và các nước Đông Nam Á, tới chỗ đối đầu.
Hai lần trong mấy tháng gần đây, Indonesia lên tiếng cáo buộc Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền với một phần quần đảo Natuna của nước này.
"Quá đủ cho cái gọi là "sự trỗi dậy hòa bình", khi anh chọc giận các hàng xóm với quy mô dân số hơn 400 triệu người, những kẻ bị anh xem là yếu ớt", tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, viết.
Tất cả các tuyên bố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc hiện gói gọn quanh đường 9 đoạn, mở rộng ra hơn 1.000 hải lý, bắt đầu từ các bờ biển của Quảng Đông và đảo Hải Nam, kéo dài tới gần Borneo, quần đảo chung của Malaysia, Indonesia và Brunei; bao gồm gần như toàn bộ vùng biển nằm giữa Việt Nam và Philippines.
Tuyên bố chủ quyền này chiếm hơn 90% diện tích biển, dù Trung Quốc (gồm cả hòn đảo Đài Loan) chỉ chiếm có hơn 20% đường bờ biển.
Phương Mai
Theo_VTC
Vụ Giàn khoan: Tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam Ngày 26/5, Trung Quốc đưa tàu quét mìn, tàu khu trục tên lửa hoạt động, tàu tên lửa tấn công nhanh vào khu vực giàn khoan, đâm chìm tàu Việt Nam... Tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam Theo tin trên TTXVN, lúc 16h ngày 26/5, tàu cá của Trung Quốc số 11209 đã đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của...