Tàu cảnh sát biển Nhật Bản cập cảng Đà Nẵng
9h sáng nay, tàu Kojima Cảnh sát biển Nhật Bản chở theo 82 thủy thủ và thực tập sinh đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm và trao đổi kinh nghiệm với Vùng Cảnh sát biển 2 Việt Nam.
Tại lễ đón, đại diện Cục Cảnh sát biển Việt Nam đánh giá cao mục đích của chuyến thăm nhằm thắt chặt mối quan hệ đoàn kết giữa hai quốc gia, đồng thời mong muốn cảnh sát biển hai nước sẽ trao đổi được nhiều kinh nghiệm, có sự hợp tác sâu sắc, toàn diện…
Trong chuyến thăm kéo dài 5 ngày (30/7-3/8), ngoài các hoạt động chào xã giao lãnh đạo TP Đà Nẵng, đoàn thủy thủ của Cảnh sát biển Nhật Bản sẽ trao đổi kinh nghiệm, giao lưu văn hóa, thể thao với Vùng Cảnh sát biển 2 Việt Nam (tại cảng Kỳ Hà, Quảng Nam). Cảnh sát biển hai nước cũng sẽ thăm tàu của nhau.
Tàu Kojima tiến vào cảng Tiên Sa sáng nay. Ảnh: Nguyễn Đông.
Tàu Kojima trọng tải 3.000 tấn, lượng giãn nước 3.500 tấn, vận tốc 18 hải lý một giờ. Vũ khí trên tàu gồm pháo 30 mm, pháo quay 20 mm, súng máy 13 mm…
Trước đó tháng 9/2012, tàu Shikishima tải trọng 6.500 tấn của Cảnh sát biển Nhật Bản đã vào thăm TP Hải Phòng và tổ chức phối hợp cứu người rơi xuống biển với Cục cảnh sát biển Việt Nam và Cục Hàng hải Việt Nam.
Tháng 3 đầu năm nay, máy bay của Cảnh sát biển Nhật Bản do ông Kiyoshi Saishoji, Cục trưởng Bảo vệ và Cứu nạn của Cảnh sát biển Nhật Bản đã bay đến TP HCM (Việt Nam) và có buổi giao lưu với Vùng Cảnh sát biển 3 tại TP Vũng Tàu.
Video đang HOT
Theo VNE
Báo TQ: Nhật "uống thuốc độc cho đã cơn khát"
Những tờ báo hàng đầu Trung Quốc đồng loạt lên tiếng tố Nhật Bản "nguy hiểm và vô trách nhiệm" trong tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông.
Ngày 18/7, hai tờ báo hàng đầu của Trung Quốc là Quân Giải phóng và Nhân dân Nhật báo đều đồng loạt lên tiếng tố cáo "thủ đoạn chính trị nguy hiểm" của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có thể đe dọa đến an ninh khu vực sau khi Tokyo cảnh báo Bắc Kinh không được mở rộng hoạt động khai thác khí đốt tại các vùng biển tranh chấp trên biển Hoa Đông.
Tờ Quân Giải phóng cho rằng Thủ tướng Abe đang tìm cách lợi dụng "mối đe dọa Trung Quốc" để giành phiếu cử tri trong cuộc bầu cử Thượng viện sắp tới bằng chuyến thăm lực lượng Cảnh sát biển đóng quân trên hòn đảo phía nam Ishigaki gần nhóm đảo Senkaku gần đây.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe lên đảo động viên tinh thần Cảnh sát biển canh Senkaku
Tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên nhóm đảo Senkaku và vùng biển giàu tài nguyên khoáng sản xung quanh cũng như tuyên bố chủ quyền phi lý và ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông được coi là những nguy cơ về an ninh lớn nhất của châu Á.
Trong chuyến thăm tới đảo Ishigaki vừa rồi, Thủ tướng Abe đã nhắc lại lập trường của Tokyo coi nhóm đảo Senkaku là lãnh thổ không thể tách rời của Nhật Bản và sẽ không có ý định nhượng bộ dù chỉ một tấc.
Tờ Quân Giải phóng cho rằng hành động "uống thuốc độc cho đã cơn khát" này không chỉ "đe dọa đến sự ổn định trong khu vực mà còn khuyến khích Nhật Bản khuynh hữu."
Trước đó Thủ tướng Abe đã đề xuất kế hoạch thay đổi hiến pháp Nhật Bản do Mỹ xây dựng từ sau Thế chiến 2 nhằm hợp pháp hóa quyền xây dựng quân đội của Nhật Bản. Các nhà phê bình cho rằng kế hoạch này của ông Abe có thể khiến Nhật Bản quay trở lại với quá khứ độc đoán và bảo thủ.
Tờ Quân Giải phóng cho rằng Thủ tướng Abe đã không thể chọn được thời điểm nào tồi tệ hơn để tới thăm đảo Ishigaki nằm cách nhóm đảo Senkaku, tâm điểm tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc, khoảng 160 km.
Cơ quan ngôn luận chính thức của quân đội Trung Quốc này quy kết: "Trong hoàn cảnh phức tạp và nhạy cảm khi cuộc tranh chấp trên nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tiếp diễn thì hành động (tới thăm đảo) của ông Abe là cực kỳ nguy hiểm và vô trách nhiệm."
Tàu Cảnh sát biển Nhật Bản "kè" tàu Hải giám Trung Quốc trên biển Hoa Đông
Trong khi đó, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc lại lên tiếng cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ "tự cho phép mình bị giày xéo một lần nữa", ám chỉ quá khứ cay đắng khi Nhật xâm lược Trung Quốc hồi đầu Thế chiến 2.
Bài bình luận với bút danh "Zhong Sheng" có nghĩa là "tiếng nói Trung Hoa" trên tờ Nhân dân Nhật báo cho rằng Thủ tướng Abe đang tìm cớ để tái vũ trang cho Nhật Bản và rằng tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc là phương thức tốt nhất để thực thi cái cớ đó.
Nhân dân Nhật báo nhận định: "Mục đích của hành động này là tạo ra căng thẳng và kích động sự cố nhằm thúc đẩy sự phát triển quân sự của Nhật Bản."
Trên biển Hoa Đông, tàu tuần tra của hai nước vẫn thường xuyên bám đuổi nhau trên vùng biển xung quanh nhóm đảo Senkaku làm gia tăng nguy cơ nổ ra xung đột bất ngờ.
Hôm thứ Năm, 3 tàu Hải giám của Trung Quốc lại tiếp tục tiến vào vùng biển Nhật Bản tuyên bố là lãnh hải xung quanh Senkaku để thực thi cái mà Bắc Kinh gọi là "tuần tra theo thường lệ". Cảnh sát biển Nhật Bản cho biết những tàu này sau đó đã rời đi nhưng vẫn lởn vởn xung quanh vùng biển tiếp giáp.
Hôm thứ Tư, tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Trung Quốc lại trở nên phức tạp hơn khi có tin các công ty dầu mỏ quốc doanh của Trung Quốc đang lên kế hoạch mở rộng 7 khu vực khai thác khí đốt mới trên biển Hoa Đông.
Dàn khai thác khí đốt đang xây dựng của Trung Quốc trên biển Hoa Đông
Trước đây Bắc Kinh đã giảm bớt hoạt động khai thác dầu mỏ ở vùng biển này. Tuy nhiên gần đây Trung Quốc lại đang hối hả mở rộng hoạt động khai thác khí đốt, loại nhiên liệu rẻ hơn và sạch hơn so với than đá và dầu mỏ nhập khẩu.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết chính phủ Nhật Bản đã chất vấn Trung Quốc về kế hoạch này.
Phát biểu trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm, ông Suga khẳng định: "Nếu phía Trung Quốc đơn phương thực hiện kế hoạch này trên khu vực đang tranh chấp chủ quyền, Nhật Bản sẽ không bao giờ chấp nhận."
Theo Khampha
TT Nhật ra đảo gặp cảnh sát biển canh Senkaku Thủ tướng Nhật Bản đã đích thân ra đảo động viên cảnh sát biển canh giữ Senkaku và gửi tín hiệu cảnh báo tới Trung Quốc. Ngày 17/7, trong một động thái nhằm gửi tín hiệu cảnh báo tới Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền trên nhóm đảo Senkaku, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa tới Okinawa để gặp gỡ các...