Tàu cảnh sát biển Ấn Độ cập cảng TP HCM
Sáng 26-8, tàu SARANG của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ do Chuẩn tướng Naresh Kumar Kaul làm thuyền trưởng đã cập cảng TP HCM, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Việt Nam 5 ngày.
Trong thời gian thăm TP HCM, đoàn đến chào xã giao lãnh đạo TP, lãnh đạo Quân khu 7, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, đi thăm Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tại Vũng Tàu, dâng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tại TPHCM.
Đoàn sẽ tham gia diễn tập sa bàn, trao đổi kinh nghiệm về thực thi pháp luật trên biển, tiến hành luyện tập tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Sĩ quan tàu SARANG của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ và đoàn Việt Nam
Tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 3 Lê Xuân Thanh (trái) và Chuẩn tướng Naresh Kumar Kaul (giữa)
Đây là lần thứ 5 tàu của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ thăm Việt Nam, với mục tiêu mở rộng và tăng cường mối quan hệ hợp tác với Cảnh sát biển Việt Nam. Sự có mặt của tàu SARANG tại TP HCM tiếp tục khẳng định mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai lực lượng nói riêng và tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống lâu đời của nhân dân và quân đội hai nước nói chung.
Chuyến thăm của đoàn Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ lần này còn là dịp để sĩ quan trẻ hai bên trao đổi kinh nghiệm trong xử lý các tình huống tìm kiếm cứu nạn, nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển theo chức trách, nhiệm vụ được giao.
Chuẩn tướng Naresh Kumar Kaul cho biết: “Qua chuyến thăm này, chúng tôi hy vọng có thể thắt chặt hơn mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ. Hiện tại tình hình trên biển ngày càng trở nên căng thẳng, do đó với chuyến thăm, chúng tôi mong có thể chia sẻ, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi tin rằng sự hợp tác giữa cảnh sát biển hai nước sẽ mang lại một vùng biển an toàn hơn cho người đi biển và cũng là một vùng biển sạch sẽ, thân thiện với môi trường hơn cho thế hệ mai sau. Thiết nghĩ đây là thời điểm thích hợp để lực lượng cảnh sát biển các nước phối hợp chặt chẽ với nhau vì một mục tiêu lâu dài, trong vòng 20-30 năm. Theo đó, cảnh sát biển các nước sẽ phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm, biện pháp hữu hiệu nhất để xử lý các vấn đề toàn cầu cũng như những vấn đề riêng của mỗi nước”.
Tàu Sarang dài 102 m, rộng 11,5 m, mớn nước 3,4 m, trọng tải 2.000 tấn, trên tàu có 1 máy bay trực thăng Chetak, thủy thủ đoàn gồm 140 người.
Video đang HOT
Một số hình ảnh tàu của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ đến TP HCM:
Tàu Ấn Độ cập cảng TPHCM
Tàu Sarang có trọng tải 2.000 tấn.
Đây là lần thứ 5 tàu của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ thăm Việt Nam.
Tàu chuẩn bị cập cảng
Tàu có 1 máy bay trực thăng Chetak
Sĩ quan tàu Ấn Độ và đoàn Việt Nam H.Bình
Theonld.com.vn
Nga bán tàu tên lửa Molniya cực mạnh cho Ai Cập
Hải quân Ai Cập đã nhận được chiếc tàu tên lửa Molniya được trang bị tên lửa hành trình siêu âm P-270 Moskit từ Nga.
Hải quân Ai Cập đã nhận được chiếc tàu tên lửa Molniya được trang bị tên lửa hành trình siêu âm P-270 Moskit từ Nga.
*Theo trang mạng nhà máy đóng tàu Vympel thì Molniya là biệt hiệu dành cho lớp tàu tên lửa Project 12421 và Project 12418 đang được Việt Nam sử dụng.
Theo Navyrecognition cho hay, Ai Cập đang không ngừng tăng cường sức mạnh hải quân bằng việc đặt mua liên tiếp các chiến hạm. Sau khi nhận hai tàu chiến Ambassador MK III FMC từ Mỹ, rồi chiến hạm Fremm từ Pháp cộng với 4 tàu hộ tống lớp Gowind, Ai Cập lại vừa nhận thêm tàu tên lửa Molniya Project 12421 mang số hiệu P-32 từ Nga.
Tàu tên lửa Molniya vừa nhận chủ nhân mới là Hải quân Ai Cập.
Đáng chú ý, đến nay P-32 là tàu duy nhất được đóng theo Project 12421 Molniya. Đây là biến thể xuất khẩu của tàu hộ tống tên lửa Project 12411 vốn dùng cho Hải quân Liên Xô và sau này là Hải quân Nga.
Đồng thời P-32 cũng là tàu duy nhất thuộc dòng tàu chiến cỡ nhỏ này được trang bị tên lửa chống tàu siêu âm P-270 Moskit (NATO định danh là SS-N-22 Sunbum).
Với tầm xa hoạt động tối đa 120 km, tên lửa P-270 Moskit có khả năng bay đạt tốc độ siêu âm Mach 3 nhờ vào 4 động cơ phản lực dòng khí thẳng.
Điểm độc đáo tiếp theo của P-32 ở chỗ là con tàu này được khởi đóng tại nhà máy Vympel từ cuối những năm 1980 nhưng phải tới năm 2000 mới hoàn thành. Nó sau đó đã được chuyển giao cho Hải quân Nga nhưng chưa bao giờ chính thức được phục vục vụ cho Hải quân Nga bởi vì vốn được thiết kế để xuất khẩu. Trước đó P-32 định bán cho Turkmenistan vào năm 2006 nhưng hợp đồng đã không được thực hiện.
P-32 có khả năng mang theo 4 tên lửa chống hạm siêu âm P-270 Moskit.
Vào năm 2010, tàu tên lửa Molniya này xuất hiện tại vùng biển Caspia của Hải quân Nga và vào năm 2013 nó được đưa tới Hạm đội biển Baltic.
Nhưng tới nửa đầu tháng 7/2015, P-32 đã được nhìn thấy dẫn rời khỏi vùng biển Baltic và đưa tới Biển Địa Trung Hải. Cuối tháng 7/2015, con tàu đã cập cảng Alexandria. Trước đấy, Ai Cập đã tỏ rõ sự quan tâm tới tàu tên lửa này từ năm 2014. Các nguồn tin cho biết, hợp đồng cuối cùng đã được Nga và Ai Cập ký kết trong năm 2015.
Có được "hàng độc" P-32, Ai Cập sẽ tăng thêm đáng kể sức mạnh cho lực lượng hải quân. Tàu tên lửa lớp Molniya có phạm vi hoạt động 3.100 km, thủy thủ đoàn 44 người và được gắn radar điều khiển hỏa lực Vympel MR-123. Ngoài tên lửa P-270 Moskit, Tarantul còn được trang bị pháo hạm AK-176 cỡ 76,2mm, hai bệ pháo phòng không AK-630 và tên lửa phòng không vác vai Igla.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Sức mạnh Sea Shadow - "Bóng ma" biển cả đầu tiên của Quân đội Mỹ Một con tàu được Lockheed Martin ứng dụng kỹ thuật tàng hình của máy bay ném bom B-2 để chế tạo với hình dạng giống như "con ma" B-2, mang tên Sea Shadow. Tàu tàng hình là một loại tàu thuyền dùng kỹ thuật tàng hình để giấu vị trí khiến các máy ra đa, sonar (siêu âm), hay hồng ngoại tuyến không...