Tàu cánh ngầm “du lịch mạo hiểm”
Hôm qua (20/1), một vụ cháy tàu cánh ngầm lại một lần nữa khiến dư luận hết sức hoang mang về sự an toàn tính mạng khi đi du lịch bằng loại tàu nguy hiểm này.
Hết hồn với tàu cánh ngầm
Chiều 20/1, một vụ tai nạn tàu cánh ngầm nghiêm trọng đã xảy ra với con mang số hiệu Vina Express 01 (số đăng ký SG 3837) thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần tàu cao tốc Vina. Sức chở theo đăng kiểm là 132 hành khách. Chủ tàu mua bảo hiểm tàu tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long.
Vào thời điểm xuất bến, trên tàu có tổng cộng 92 người. Bao gồm 85 hành khách (trong đó có 37 hành khách nước ngoài) và 7 thuyền viên, thuyền trưởng là ông Lê Văn Vĩnh. Tàu xuất bến Bạch Đằng vào lúc 12 giờ 30 phút ngày 20/1 hành trình từ TP. Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu. Lúc 12 giờ 45, khi đến khu vực phao số 66 (cách cầu Phú Mỹ về phía thượng lưu khoảng 2km) thì tàu bị phát cháy từ hầm máy và sau đó lan rộng ra toàn tàu khiến nhiều hành khách phải liều mình nhảy xuống sông để thoát nạn.
Ngay sau khi phát hiện cháy, thuyền trưởng đã chủ động điều khiển tàu hướng thẳng vào bờ sông Sài Gòn phía quận 7 (gần Khu chế xuất Tân Thuận). Rất may, vụ tai nạn không có thương vong về người.
Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh đã yêu cầu Công ty Cổ phần tàu cao tốc Vina liên hệ với hành khách để giải quyết bồi thường thiệt hại liên quan đến vụ tai nạn, đồng thời các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng tàu cánh ngầm có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan Đăng kiểm tiến hành kiểm tra lại điều kiện an toàn của phương tiện.
Vụ tai nạn tuy không gây chết người nhưng một câu hỏi được đặt ra là: Nếu vụ cháy xảy ra ở ngoài khơi chứ không phải ở gần bờ thì chuyện gì sẽ xảy ra với 93 hành khách đi “du lịch mạo hiểm” kiểu này?
Điều đáng nói, đây không phải là vụ tai nạn duy nhất liên quan đến tàu cánh ngầm. Mới đây, ngày 26/7/ 13h30, tàu cánh ngầm Greenlines 9 chở gần trăm hành khách từ Vũng Tàu về TP HCM. Đi được 45 phút, đến khu vực sông Lòng Tàu (TP HCM) tàu chết máy.
Đang trôi tự do trên sông, tàu va mạnh vào cọc tiêu và bị nghiêng sang một bên. Cú va cực mạnh đã khiến khoang cuối của tàu bị nước tràn vào, khói đen từ buồng máy bốc lên nghi ngút. Sự việc xảy ra khiến hành khách vô cùng hoảng loạn. Rất may, vụ tai nạn cũng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng về người vì đã được cứu hộ kịp thời.
93 hành khách trải qua một phen kinh hoàng nhưng vẫn thấy rằng họ đã cực kỳ may mắn khi con tàu bốc cháy ở khu vực gần bờ – ảnh: Dân Trí
Video đang HOT
Ngay sau đó gần 1 tháng, ngày 24/8/2013, tàu cánh ngầm Greenlines B5 chạy từ TPHCM đi TP.Vũng Tàu, khi vừa ra đến cửa biển (khu vực vịnh Gành Rái) thì bất ngờ bị sóng lớn đánh vỡ tan kính trước mũi tàu. Nước ập vào khiến hành khách hoảng loạn.
Thống kê của Bộ Giao thông Vận tải cho biết, thời gian vừa qua, hoạt động vận tải hành khách bằng tàu cao tốc cánh ngầm đã xảy ra một số sự cố, tai nạn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông hàng hải và đường thủy nội địa. Riêng trong năm 2012 đã xảy ra 6 vụ va chạm, chết máy, hỏng máy giữa hành trình đối với tàu cánh ngầm
Còn tính riêng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì từ năm 2007 đến nay, tàu cao tốc xảy ra 10 vụ tai nạn trên địa bàn tỉnh, trong đó có nhiều vụ sóng đập vỡ kính tàu làm nước tràn vào bên trong. Ngoài ra, còn có nhiều vụ tai nạn liên quan đến tàu cánh ngầm nhưng thuyền trưởng đã không báo cáo với cơ quan chức năng.
Trên diễn đàn Autofun, nhiều thành viên đã chia sẻ “tâm tư” sau khi vụ cháy tàu xảy ra. Thành viên T. cho biết: “Em thỉnh thoảng cũng hay đi tàu cánh ngầm SG – Vũng Tàu , đọc báo thấy một năm vài vụ nhè nhẹ… nhưng hôm nay đọc thấy cháy… may mà nó chưa nổ. Nghĩ đến mấy lần trước em đi không sao mà thấy mình may mắn.. mà ko hiểu sao mấy cái tàu này hay bị tai nạn mà không cải thiện nhiều nhỉ? tai nạn sau to hơn tai nạn trước… nếu tình hình cứ thế này chắc em chả dám đi tầu cánh ngầm nữa”. Trong khi đó, thành viên T.L thì cho biết dã “tạm biệt tàu cánh ngầm cả năm nay rồi”.
Một số thành viên phân tích, lý do là vì các chủ tàu đã mua tàu cũ và không thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng, coi thường tính mạng hành khách.
Những du khách đã có trải nghiệm nhớ đời khi “du lịch mạo hiểm” với tàu cánh ngầm
Dừng cấp phép tàu cánh ngầm 1 động cơ
Không chỉ việc lắp hộp đen giám sát hành trình ở xe khách đường bộ có vấn đề như lâu nay báo chí vẫn đưa tin mà đối với các tàu cánh ngầm cũng đang xảy ra hiện tượng này. Cụ thể, Thông tư 14/2012 của Bộ GTVT có yêu cầu các tàu cánh ngầm lắp thiết bị giám sát hành trình, nhưng kết quả các cuộc kiểm tra cho thấy, do quy định của thông tư chưa chặt chẽ nên các chủ tàu có lắp thiết bị giám sát hành trình nhưng là thiết bị của ôtô, gây khó khăn cho việc kiểm tra.
Trước nhiều vụ tai nạn liên quan đến tàu cánh ngầm, đe dọa đến sự an toàn của hành khách, cuối năm 2013, TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu đã phải kiến nghị Bộ GTVT xem xét không cho phép các tàu có 1 động cơ hoạt động trên tuyến này do hành trình tuyến đi qua khu vực cửa biển Cần Giờ và vịnh Gàng Rái với điều kiện khai thác không thuận lợi, thường có gió to, nhất là vào mùa mưa bão.
Trước đề nghị này, Bộ GTVT đã yêu cầu các Sở GTVT của TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng chỉ đạo các Cảng vụ Đường thủy nội địa tạm thời không cấp phép rời cảng, bến đối với các tàu cao tốc cánh ngầm lắp 1 động cơ từ ngày 1/9/2013 để kiểm tra các điều kiện về an toàn theo quy định.
Bộ GTVT cũng yêu cầu các cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra các điều kiện an toàn đối với luồng hàng hải, cảng bến thủy nội địa đón trả khách bằng tàu cao tốc cánh ngầm, đồng thời đề xuất các điều kiện đảm bảo an toàn trước khi cho tàu cao tốc lắp một động cơ hoạt động.
Mỹ Hạnh
Theo_VnMedia
Công an vào cuộc điều tra vụ tàu cánh ngầm bị cháy
Ủy ban nhân dân TP.HCM giao Công an Thành phố chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng bảo vệ hiện trường và tiến hành điều tra tai nạn vụ tàu cánh ngầm bị cháy.
Chiều 20.1, đã xảy ra một vụ cháy tàu cánh ngầm trên luồng hàng hải tại khu vực phao số 66 trên sông Sài Gòn thuộc luồng hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu.
Đây là tàu Vina Express 01 (số đăng ký SG 3837) thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần tàu cao tốc Vina.
Công an vào cuộc điều tra vụ tàu cánh ngầm bị cháy
Sức chở theo đăng kiểm 132 hành khách. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do Chi cục Đăng kiểm số 6 thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp.
Chủ tàu mua bảo hiểm tàu tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long.
Thời điểm xuất bến, trên tàu có tổng cộng 92 người. Bao gồm 85 hành khách (trong đó có 37 hành khách nước ngoài) và 7 thuyền viên. Thuyền trưởng là ông Lê Văn Vĩnh.
Tàu xuất bến Bạch Đằng vào lúc 12 giờ 30 ngày 20.1, hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu. Lúc 12 giờ 45, khi đến khu vực phao số 66 (cách cầu Phú Mỹ về phía thượng lưu khoảng 2km) thì tàu bị phát cháy từ hầm máy. Ngay sau khi phát hiện cháy, thuyền trưởng đã chủ động điều khiển tàu hướng thẳng vào bờ sông Sài Gòn phía quận 7 (gần Khu chế xuất Tân Thuận).
Phòng Cảnh sát Đường thủy, Cảng vụ Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận được thông tin báo tàu cháy vào lúc 12 giờ 50 và thông báo ngay cho các lực lượng có liên quan. Các lực lượng đã kịp thời triển khai công tác cứu hộ, điều động phương tiện và đưa hành khách lên bờ an toàn.
Tại hiện trường, tàu đã bị cháy hoàn toàn từ phần mạn khô trở lên, rất may không có thiệt hại về người.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Lê Thanh Liêm đã có mặt tại hiện trường và trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ và khắc phục hậu quả, cụ thể:
Lực lượng chức năng đưa hành khách về khách sạn Hương Sen để nghỉ ngơi. Có 11 khách nước ngoài được chủ tàu đưa đi kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện Việt Pháp theo yêu cầu.
Ủy ban nhân dân TP.HCM yêu cầu Công ty Cổ phần tàu cao tốc Vina chịu toàn bộ kinh phí để khắc phục hậu quả tai nạn, chăm lo và sắp xếp chỗ ăn nghỉ cho hành khách. Đồng thời bố trí phương tiện để đưa những hành khách có nhu cầu đi Vũng Tàu ngay trong ngày.
Cạnh đó, Ủy ban nhân dân TP.HCM cũng yêu cầu Công ty Cổ phần tàu cao tốc Vina liên hệ với hành khách để giải quyết bồi thường thiệt hại liên quan đến vụ tai nạn. Trường hợp hành khách có yêu cầu bồi thường đề nghị liên hệ với Công ty Cổ phần tàu cao tốc Vina tại số 91 đường Lê Quốc Hưng, phường 12, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh (liên hệ với cô Nga - Kế toán trưởng của công ty; số điện thoại 0972620333).
Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng tàu cánh ngầm có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan Đăng kiểm tiến hành kiểm tra lại điều kiện an toàn của phương tiện.
Hiện, Cảng vụ Hàng hải đã bố trí lực lượng điều tiết và phao cảnh giới để đảm bảo an toàn hàng hải tại khu vực tàu chìm. Lực lượng ứng cứu tràn dầu đang triển khai các giải pháp ngăn ngừa dầu tràn tại khu vực tàu chìm.
Theo Một Thế Giới
Cháy rụi tàu cánh ngầm chở 92 người Khoảng 13 giờ ngày 20.1, một tàu cánh ngầm chở 85 hành khách và 7 nhân viên trên đường từ TP.HCM đi Vũng Tàu đã bốc cháy, khiến nhiều người trên tàu hoảng loạn nhảy xuống sông thoát thân. Chiếc tàu cánh ngầm bị cháy rụi - Ảnh: Đức Tiến Chiều cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Sang,...