Tàu Canada khốn đốn giữa biển suốt 4 tuần vì thương chiến Mỹ-Trung
Trung Quốc nhiều lần kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa trên tàu Canada nhưng vẫn chưa đồng ý cho cập cảng.
Theo Bloomberg, các thuyền viên trên Amazon, tàu chở dầu cải của Canada có lẽ là những người mong mỏi Mỹ-Trung mau chóng tiến tới một thỏa thuận thương mại nhất vào thời điểm này.
Con tàu loanh quanh ở khu vực cảng Hạ Môn, Trung Quốc suốt 4 tuần qua sau khi rời Vancouver hôm 7/5. Nguồn tin của Bloomberg khẳng định giới chức Trung Quốc đã nhiều lần kiểm tra chất lượng hàng hóa trên tàu nhưng chưa để nó cập cảng.
Tàu hàng Canada “mắc kẹt” giữa thương chiến Mỹ-Trung. (Ảnh: Shutterstock)
Canada bị cuốn vào cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sau khi Ottawa bắt giữ Giám đốc tài chính của Huawei Mạch Vãn Chu theo yêu cầu từ Washington đầu tháng 12/2018.
Video đang HOT
Thủ tướng Canada từng khẳng định dầu cải đang bị đem ra làm con tốt thí trong thương chiến giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới sau khi Trung Quốc thu hồi giấy phép nhập khẩu của 2 nhà xuất khẩu dầu cải Canada và giữ các lô hàng đậu nành tại các cảng để kiểm tra.
Nhà phân tích kinh tế Lu Yun cho rằng số hàng trên Amazon có thể sẽ là chuyến hàng cuối cùng từ Canada.
Bloomberg đã liên hệ với hải quan Trung Quốc về trường hợp của Amazon nhưng chưa nhận được phản hồi.
Xuất khẩu dầu ăn Canada sang Trung Quốc đã giảm gần 70% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm 2018 khi các công ty Trung Quốc cắt giảm sức mua từ các nhà cung cấp lớn nhất của Canada.
Trong một diễn biến liên quan, Trung Quốc trong tuần này ra thông báo dừng nhập khẩu tất cả các sản phẩm thịt của Canada khi tranh chấp ngoại giao và thương mại với Ottawa ngày càng sâu sắc.
Canada bày tỏ thái độ không hài lòng, cho rằng Trung Quốc vẫn còn chưa quên “thù cũ”. Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định họ chỉ đang bảo vệ người tiêu dùng sau khi giới chức nước này phát hiện dấu vết của chất cấm trên các sản phẩm thịt của Canada.
(Nguồn: Bloomberg)
SONG HY
Theo VTC
Căng thẳng quan hệ Philippines - Canada về vấn đề rác thải
Quan hệ giữa Philippines và Canada có dấu hiệu gia tăng căng thẳng sau khi ngày 22/5, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã yêu cầu lực lượng chức năng nước này thuê một công ty vận tải tư nhân chuyển 69 container chứa rác thải trở lại Canada và để lượng rác này trong vùng lãnh hải của Canada nếu Ottawa từ chối nhận lại.
Các nhà hoạt động môi trường tập hợp bên ngoài Thượng viện Philippines tại Manila để yêu cầu các thùng chứa đầy rác hộ gia đình được chuyển trở lại Canada, ngày 9/9/2015. Ảnh: cnn.com
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Salvador Panelo, nhấn mạnh Philippines là một quốc gia có chủ quyền. Tuy nhiên, Canada không nghiêm túc coi trọng vấn đề này và người dân Philippines cảm thấy bị xúc phạm nặng nề vì "Canada coi nước này như một bãi rác".
Hiện Đại sứ quán Canada tại thủ đô Manila chưa đưa ra bình luận nào về tuyên bố trên của Philippines.
Trong các năm 2013 và 2014, một công ty của Cananda đã chuyển tới Manila 69 container, dán "nhãn" nhựa để được tái chế ở Philippines. Tuy nhiên, trên thực tế, các container này chứa nhiều loại rác thải khác, trong đó có bỉm, báo và chai nhựa. Chính phủ Canada khẳng định số rác thải xuất sang Philippines nằm trong một giao dịch thương mại không được Ottawa ủng hộ. Kể từ đó, Canada đã nhiều lần đề nghị nhận lại số rác thải. Tuy nhiên, Ottawa đã bỏ lỡ thời hạn chót 15/5 vừa qua, do Manila đặt ra, để nhận lại lô hàng, khiến Philippines tức giận và triệu hồi các nhà ngoại giao hàng đầu của mình tại Canada.
Rác thải chỉ là một trong những vấn đề gây căng thẳng trong mối quan hệ giữa Philippines và Canada. Năm 2018, Manila đã quyết định dừng thỏa thuận mua 16 máy bay lên thẳng từ Canada, trị giá 233 triệu USD, sau khi Ottawa bày tỏ quan ngại các máy bay này có thể được sử dụng để chống phiến quân.
Theo Ngọc Hà (TTXVN)
Canada đề xuất hỗ trợ Pháp xây dựng lại Nhà thờ Đức bà Paris Ngày 15/5, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã đề xuất nước này sẽ cung cấp gỗ xẻ mềm và thép để hỗ trợ xây dựng lại Nhà thờ Đức bà Paris của Pháp. Thủ tướng Trudeau đã đưa ra đề xuất trên sau khi tham quan công trình kiến trúc biểu trưng của nước Pháp cùng Đức ông quản nhiệm nhà thờ Patrick...