“Tàu cá Trung Quốc nhận lệnh xâm nhập vùng biển đảo Senkaku và nhận thưởng”
Ngư dân (gồm dân binh) Trung Quốc ngày càng tới tấp xuất hiện ở vùng biển đảo Senkaku, tần suất gia tăng không thể coi thường…
Nhật Bản phát hiện hạm đội Trung Quốc ở vùng biển đảo Senkaku
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 12 tháng 9 đưa tin, ngày 11 tháng 9 năm 2014 là tròn 2 năm ngày Chính phủ Nhật Bản tuyên bố tiến hành “quốc hữu hóa” đảo Senkaku. Ngày 10 tháng 9, 4 tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng biển 12 hải lý đảo Senkaku tuyên bố chủ quyền, Chính phủ Nhật Bản tiếp tục tuyên bố đảo Senkaku “không có tranh chấp chủ quyền”.
Ngày 11 tháng 9, hội đàm cấp Thứ trưởng ba nước Trung-Nhật-Hàn tổ chức tại Hàn Quốc, gây đồn đoán về quan hệ Trung-Nhật tan băng. Nhưng, nhiều phân tích hơn cho rằng, trong tình hình Nhật Bản từ chối nhượng bộ, khả năng hội đàm cấp cao Trung-Nhật (báo chí Trung Quốc cho là được Nhật Bản trông đợi) không lớn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 11 tháng 9 cho biết, đảo Điếu Ngư (cách gọi của Trung Quốc về đảo Senkaku) và các đảo lân cận là “lãnh thổ cố hữu” của Trung Quốc. Cho rằng, “Chính phủ Trung Quốc có lòng tin, có khả năng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Chúng tôi yêu cầu Nhật Bản chấm dứt tất cả các hành vi gây tổn hại chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, dùng hành động thực tế sửa chữa sai lầm”.
Đài truyền hình NHK Nhật Bản cho biết, các giới như Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã đặc biệt tăng cường cảnh giới đối với vùng biển đảo Senkaku. Chính phủ Nhật Bản cho rằng, Trung Quốc sẽ tăng cường hoạt động trong những ngày như vậy.
Tàu khu trục Trường Xuân, Hải quân Trung Quốc do Nhật Bản chụp được
Tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản ngày 11 tháng 9 nhấn mạnh, tàu Trung Quốc đã tiến hành xâm phạm thường xuyên. Từ khi Chính phủ Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa đảo Senkaku vào 2 năm trước, hoạt động xâm phạm của tàu Chính phủ Trung Quốc đã trở nên thường xuyên, Trung Quốc có ý đồ thông qua vũ lực làm thay đổi hiện trạng – động thái này chưa dừng lại.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho rằng, sáng ngày 10 tháng 9, 4 tàu cảnh sát biển Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản, ngày 10 tháng 9 năm 2013 cũng có 8 tàu chính phủ xâm phạm lãnh hải Nhật Bản. Bài báo dẫn phân tích của quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho rằng: “Trung Quốc đặc biệt chú ý đến ngày này, lấy nó để tuyên bố chủ quyền”.
Tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản cho rằng, các số liệu cho thấy, tần suất xuất hiện ở đảo Senkaku của tàu công vụ Trung Quốc giảm đi, nhưng ngư dân Trung Quốc (được cho là dân binh trên biển) ngày càng tới tấp xuất hiện ở vùng biển đảo Senkaku, Chính phủ Nhật Bản đang tăng cường cảnh giới đối với vấn đề này.
Từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 9 năm 2013, số tàu công vụ Trung Quốc xâm phạm đảo Senkaku là 216 tàu, nhưng trong 1 năm sau đó chỉ có 101 tàu. Có phân tích cho rằng, đây là do tranh chấp Biển Đông đột ngột nóng lên, tàu Chính phủ Trung Quốc đều đến Biển Đông.
Tàu hộ vệ Thường Châu, Hải quân Trung Quốc do Nhật Bản chụp được
Video đang HOT
Nhưng, điều lo ngại hơn của Chính phủ Nhật Bản là tàu cá Trung Quốc xuất hiện ở xung quanh đảo Senkaku. Trong năm 2012, số lượng tàu cá Trung Quốc được Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản phát đi cảnh cáo rời khỏi lãnh hải là 39 chiếc, năm 2013 tăng lên 88 chiếc, từ đầu năm đến ngày 10 tháng 9 năm 2014 đã tăng mạnh lên tới 207 chiếc.
Theo bài báo, “dân binh trên biển” của Trung Quốc được Quân đội Trung Quốc chỉ thị, được đưa đến vùng biển tranh chấp và nhận được phần thưởng. Trong cuộc họp báo ngày 10 tháng 9, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, tần suất xâm phạm đảo Senkaku của tàu cá Trung Quốc đang gia tăng, “tình hình không thể coi thường”.
Ông còn tuyên bố cho biết, đảo Senkaku là lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản, điều này không thể nghi ngờ về lịch sử và luật pháp quốc tế, hiện nay nằm dưới sự kiểm soát có hiệu quả của Nhật Bản. Xung quanh đảo Senkaku, “không tồn tại vấn đề chủ quyền cần giải quyết”.
Chiều ngày 11 tháng 9, hội đàm quan chức cấp cao Trung-Nhật-Hàn lần thứ 9 (cấp Thứ trưởng) tổ chức ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, quan hệ Trung-Nhật vẫn là tiêu điểm quan tâm. Hãng tin Yonhap Hàn Quốc cho biết, tại cuộc hội đàm đã thảo luận vấn đề Hội đàm Ngoại trưởng 3 nước và Hội nghị thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn không thể tổ chức trong 2 năm qua.
Tàu tiếp tế tổng hợp Sào Hồ số hiệu 890 Hải quân Trung Quốc do Nhật Bản chụp được
Hội nghị thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn do Thủ tướng Trung Quốc, Tổng thống Hàn Quốc và Thủ tướng Nhật Bản tham gia, là hội nghị cấp cao nhất trong hợp tác 3 nước. Nhưng, do xung đột ngoại giao giữa Trung-Nhật, sau hội nghị lần thứ năm vào tháng 5 năm 2012, nó đã không được tiếp tục tổ chức.
Chính phủ Hàn Quốc giữ thái độ tích cực đối với việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh và hội nghị Ngoại trưởng Trung-Nhật-Hàn, nhưng có phân tích cho rằng, do hai nước Trung-Nhật mâu thuẫn gay gắt về vấn đề lịch sử và lãnh thổ, vì vậy khả năng tổ chức hai hội nghị lớn này trong năm 2014 là không lớn.
Trong khi đó, trong nội bộ Nhật Bản đã xuất hiện những tiếng nói yêu cầu từ bỏ tranh chấp lãnh thổ, tích cực khôi phục quan hệ Nhật-Trung. Ngày 8 tháng 9, tờ “Asahi Shimbun” Nhật Bản đặc biệt cho biết, ông Shinzo Abe đã thông qua thay đổi nhân sự ở Đảng Tự do Dân chủ (LDP) thể hiện ý định làm dịu quan hệ Nhật-Trung, đây cũng là mong muốn của người dân Nhật Bản.
Tờ “Mainichi Shimbun” Nhật Bản ngày 11 tháng 9 bình luận, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa đảo Senkaku đã 2 năm, đối đầu Nhật-Trung không thể hóa giải, tình hình căng thẳng trên biển, trên không ở xung quanh tiếp diễn.
Theo bài viết, điều quan trọng hiện nay là thực hiện hội đàm cấp cao Nhật-Trung, khởi động cơ chế liên lạc trên biển, tránh để vùng biển đảo Senkaku xảy ra sự kiện bất trắc, đồng thời, chính phủ hai nước cần nỗ lực không để làm trầm trọng hơn sự không tin cậy giữa nhân dân hai nước.
Tàu hải cảnh Trung Quốc đến vùng biển đảo Senkaku
Bài viết cho rằng, 3 nhân tố lãnh thổ, lịch sử và lòng tin đan xen lẫn nhau, là nguyên nhân quan trọng gây ra đối đầu phức tạp, liên tục giữa quan hệ Nhật-Trung. Nếu rơi vào phản ứng dây chuyền thiếu lòng tin, đây là bất hạnh của hai nước và khu vực; chặt đứt phản ứng dây chuyền này không phải dựa vào thực lực, mà phải dựa vào giao lưu và đối thoại ở các cấp độ.
Bài viết còn cho rằng, gần đây, phát biểu của lãnh đạo Trung Quốc ngoài phê phán Nhật Bản, còn thể hiện ý nguyện cải thiện quan hệ hai nước, điều này đã tạo cơ hội cho Nhật Bản.
Nhà nghiên cứu Vương San, Viện Nhật Bản, Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc cho rằng, quan hệ Trung-Nhật thụt lùi có liên quan rất lớn tới việc Nhật Bản tiến hành quốc hữu hóa đảo Senkaku vào 2 năm trước. Nhật Bản cho rằng, “thừa nhận đảo Senkaku tồn tại tranh chấp” và “thừa nhận không thăm đền Yasukuni” là 2 điều kiện Trung Quốc đặt ra để tiến hành hội đàm cấp cao.
Nhưng, Vương San cho rằng, đây là điều kiện cần thiết khôi phục trạng thái bình thường của quan hệ Trung-Nhật, là nghĩa vụ mà Nhật Bản phải tận lực. Tại hội nghị APEC tổ chức ở Bắc Kinh vào tháng 11 tới, hội đàm cấp cao Trung-Nhật có thể tổ chức hay không tùy thuộc vào thiện chí của Nhật Bản.
Là nước chủ nhà, ông Shinzo Abe đến Trung Quốc, Trung Quốc đương nhiên sẽ tiếp đón, nhưng tiếp đón và tổ chức hội đàm cấp cao là việc thuộc 2 cấp độ. Có thể nắm lấy cơ hội hội đàm cấp cao Trung-Nhật này hay không có liên quan rất lớn đến thiện chí của Nhật Bản.
Nhật Bản kiên quyết ngăn chặn tàu Trung Quốc ở vùng biển đảo Senkaku
Theo Giáo Dục
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tăng cường ảnh hưởng ở nước ngoài
Mỹ khó khăn về tài chính, coi trọng hành động phối hợp, giúp cho Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản phát huy vai trò lớn hơn trong khu vực.
Tàu vận tải Kunisaki lớp Osumi, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tờ "Asahi Shimbun"Nhật Bản ngày 2 tháng 9 đăng bài viết nhan đề "Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản phát huy vai trò ngày càng lớn trong huấn luyện cứu nạn Thái Bình Dương".
Bài viết cho rằng, vai trò ảnh hưởng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trên sân khấu quốc tế đang thiết thực tăng cường. Một trong những nguyên nhân là Mỹ có khó khăn về tài chính.
Trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhiệm vụ Mỹ để cho Nhật Bản gánh vác ngày càng nhiều, hơn nữa về cấp độ quân sự cũng ủng hộ Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, hy vọng Nhật Bản phát huy vai trò lớn hơn.
Theo bài viết, trong ngày kỷ niệm độc lập của nước Mỹ - ngày 4 tháng 7, tàu đệm khí được thả từ tàu vận tải cỡ lớn đã đổ bộ lên bãi biển đảo Leyte của Philippines.
Tàu đổ bộ cỡ lớn dài gần 180 m, là tàu Kunisaki của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Nó mang theo hơn 100 nhân viên y tế Quân đội Mỹ và Quân đội Australia, đã lần lượt thăm Việt Nam, Campuchia và Philippines.
Đây là huấn luyện liên hợp cứu nạn "Đối tác Thái Bình Dương" tổ chức định kỳ hàng năm. Tàu Kunisaki năm nay đang thực hiện nhiệm vụ trung tâm với tư cách là cứ điểm hoạt động của các nước. Đây là lần đầu tiên tàu chiến không phải của Mỹ thực hiện loại nhiệm vụ này.
Tàu sân bay trực thăng Ise lớp Hyuga, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Huấn luyện liên hợp cứu nạn "Đối tác Thái Bình Dương" năm nay vốn dự định do tàu bệnh viện USNS Mercy của Hải quân Mỹ xuất phát từ căn cứ hải quân Mỹ ở San Diego, California đến tham gia.
Nhưng khi lên kế hoạch ngân sách năm 2013, do lo ngại không thể bảo đảm chi phí điều tàu USNS Mercy, phía Mỹ quyết định để Nhật Bản thay thế thực hiện nhiệm vụ.
Ảnh hưởng của Lực lượng Phòng vệ gia tăng không chỉ thể hiện ở phương diện huấn luyện. Năm 2013, sau khi Philippines bị bão mạnh tấn công, Lực lượng Phòng vệ đã cử lực lượng cứu trợ có quy mô chưa từng có với 1.180 người tới đảo Leyte. Đã điều động tàu hộ vệ Ise và tàu vận tải Osumi đến cứu nạn, được Philippines và Mỹ hoan nghênh.
Ngoài ra, trong cuộc tập trận chung Vành đai Thái Bình Dương tổ chức ở Hawaii, Quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ cũng đã tổ chức liên hợp huấn luyện cứu trợ nhân đạo và cứu nạn. Trong huấn luyện có sự tham gia của 6 nước với 4.500 người, đảm nhận sĩ quan chỉ huy là tướng Yasuki Nakahata của Lực lượng Phòng vệ Biển.
Tướng Yasuki Nakahata chỉ ra: "Nhật Bản sẽ tích cực đảm nhận trách nhiệm quốc tế hơn trong lĩnh vực không có hành động chiến đấu. Thông qua tích cực tham gia lĩnh vực cứu trợ nhân đạo có thể tạo dựng môi trường an ninh ổn định hơn và thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau".
Một sĩ quan Hải quân Mỹ cùng tham gia huấn luyện liên hợp với Lực lượng Phòng vệ Biển cho rằng: "Thái Bình Dương lớn, chỉ dựa vào chúng tôi thì không ứng phó nổi, Lực lượng Phòng vệ có khả năng tốt".
Để cắt giảm thâm hụt tài chính tăng nhanh, Mỹ buộc phải giảm chi tiêu thường niên trong đó có chi tiêu quân sự, trong 10 năm bắt đầu từ năm tài khóa 2012, phải giảm 487 tỷ USD theo kế hoạch ban đầu, hơn nữa cũng đã đưa ra chương trình cắt giảm cưỡng chế.
Tàu đệm khí Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản trong một cuộc tập trận đổ bộ
Nhà nghiên cứu Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế chiến lược Mỹ cho rằng: "Cắt giảm ngân sách đã làm cho sức mạnh quân sự yếu đi, để khắc phục điểm này, Mỹ đã dựa nhiều hơn vào đồng minh và đối tác".
Ngoài nhân tố tài chính, chính quyền Obama có thái độ coi trọng hơn hành động phối hợp so với hành động đơn phương, điều này cũng đã ủng hộ chính quyền Shinzo Abe sửa đổi giải thích Hiến pháp để dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, trong tương lai không chỉ trên phương diện cứu nạn, trên phương diện quân sự cũng có thể hy vọng Nhật Bản phát huy vai trò lớn hơn.
Theo Giáo Dục
Phần lớn người Trung Quốc tin sẽ xảy ra cuộc chiến Trung-Nhật Theo một cuộc khảo sát vừa được công bố, hơn một nửa số người Trung Quốc tin rằng sẽ xảy ra một cuộc chiến Trung-Nhật trong tương lai do liên quan đến tranh chấp quần đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Máy bay của Lực lượng phòng vệ Nhật trên vùng trời quần đảo Senkaku/Điếu Ngư Cuộc khảo sát do...