Tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02
Ngày 30/11/2012, trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ của Việt Nam, tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang làm nhiệm vụ lại bị các tàu cá Trung Quốc xâm hại, gây đứt cáp thu nổ địa chấn.
Phóng viên Petrotimes đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Việt Dũng, Phó trưởng ban Tìm kiếm Thăm dò – phụ trách Văn phòng Biển Đông của PVN về vụ việc nghiêm trọng này.
PV: Theo một số nguồn tin, tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của PVN lại bị cản trở khi đang làm việc ở vùng biển Việt Nam. Xin ông cho biết thông tin cụ thể?
Cáp tàu BM02 bị cắt
Ông Phạm Việt Dũng: Vào lúc 4 giờ 5 phút ngày 30/11/2012, khi tàu Bình Minh 02 đang di chuyển từ tuyến PVN12-R009 về tuyến PVN12-R005 ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ để chuẩn bị khảo sát. Có rất nhiều tàu cá Trung Quốc đang hoạt động tại đây. Khi các lực lượng chức năng phát tín hiệu cảnh báo và yêu cầu các tàu cá ra khỏi khu vực làm việc của tàu Bình Minh 02, một cặp tàu kéo dã cào mang số hiệu 16025 và 16028 của Trung Quốc đã chạy qua phía sau tàu Bình Minh 02 và gây đứt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02 cách phao đuôi khoảng 25m.
Vị trí cáp bị đứt có tọa độ là 17º26 Bắc và 108º02 Đông, cách đảo Cồn Cỏ 43 hải lý về phía đông nam và cách đường trung tuyến Việt Nam – Trung Quốc 20 hải lý về phía tây.
PV: Xin ông cho biết đôi nét về nhiệm vụ của tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 và những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ này?
Video đang HOT
Vị trí xảy ra sự cố và hướng di chuyển của tàu BM02
Ông Phạm Việt Dũng: Từ tháng 5/2012 đến nay, tàu Bình Minh 02 tiến hành đề án khảo sát địa chấn 2D liên kết các bể trầm tích trên thềm lục địa Việt Nam. Tàu địa chấn Bình Minh 02 bắt đầu khảo sát các tuyến liên kết ở bể Cửu Long, sau đó là bể Nam Côn Sơn, bể Phú Khánh và hiện nay đang đang khảo sát các tuyến liên kết ở bể Sông Hồng tại khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ.
Thời gian gần đây, có rất nhiều tàu cá Trung Quốc xâm phạm trái phép v ùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, với số lượng rất lớn, tập trung ở khu vực từ Cồn Cỏ đến Nam Tri Tôn, có ngày lên tới hơn 100 lần chiếc. Các tàu chấp pháp của Việt Nam đã yêu cầu các tàu cá Trung Quốc rút ra khỏi vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều tàu cá Trung Quốc vẫn cố tình quay trở lại xâm phạm vùng biển Việt Nam.
PV: Vậy phía PVN đã có những phản ứng như thế nào trước vụ việc này, thưa ông?
Ông Phạm Việt Dũng: Ngay sau khi xảy ra sự việc, PVN đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và tàu Bình Minh 02 nhanh chóng khắc phục sự cố, sửa chữa cáp địa chấn để sớm tiếp tục công việc. Đến 14 giờ ngày 1/12/2012, anh em đã khắc phục xong sự cố cáp địa chấn và tàu Bình Minh 02 đã tiếp tục công tác khảo sát bình thường.
Việc tàu cá Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, không những vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam mà còn cản trở hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam và làm ảnh hưởng đến hoạt động trên biển của PVN.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phản đối hành động xâm hại tàu Bình Minh 02 của tàu cá Trung Quốc và kiến nghị các cơ quan chức năng yêu cầu phía Trung Quốc giáo dục công dân Trung Quốc tôn trọng vùng biển Việt Nam, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các tàu Việt Nam, trong đó có các tàu khảo sát của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
PV: Xin cảm ơn ông.
Theo Dantri
Trung Quốc nói gì trong vụ phá cáp tàu Việt Nam?
Hôm qua Bắc Kinh nói không có việc tàu nước này quấy rối tàu khảo sát của Việt Nam, sau khi Hà Nội phản đối tàu Trung Quốc cố tình cắt cáp và vi phạm chủ quyền của Việt Nam
Phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng tàu cá của Trung Quốc đang hoạt động ở khu vực gần Trường Sa thì "bị tàu của Việt Nam đuổi theo. Trong quá trình đuổi đó tàu của Trung Quốc vướng vào cáp của tàu khảo sát dầu khí của Việt Nam".
Tàu của Trung Quốc (trong vòng đỏ) nhìn từ tàu Viking II của Việt Nam. Ảnh: Petrotimes.
Hãng thông tấn Xinhua dẫn lời Hồng Lỗi nói vì bị vướng, nên tàu cá Trung Quốc phải cắt lưới.
Hồng Lỗi cũng nhắc lại quan điểm của Trung Quốc - quan điểm bị các nước láng giềng phản đối vì vô căn cứ - rằng nước này có chủ quyền với quần đảo Trường Sa. Ông Hồng còn yêu cầu Việt Nam "ngừng các hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc".
Điều này hoàn toàn trái ngược với tuyên bố của Việt Nam về việc Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử chứng minh chủ quyền Trường Sa.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết vào lúc 6h sáng qua một tàu cá của Trung Quốc, được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính, đã chạy ngang qua mũi tàu khảo sát Viking II mà PetroVietnam thuê, sau đó đổi hướng và gia tăng tốc độ. Mặc dù tàu Việt Nam đã phát pháo hiệu cảnh cáo nhưng tàu cá Trung Quốc vẫn lao vào cắt cáp thăm dò của tàu Viking II, làm cho tàu thăm dò này không thể hoạt động bình thường.
Tiếp đó hai tàu ngư chính và các tàu khác của Trung Quốc vào giải cứu cho tàu cá. Ngư chính là một trong 5 lực lượng hành pháp phi quân sự liên quan đến bờ biển của Trung Quốc. Ngư chính có nhiệm vụ quản lý và hỗ trợ các hoạt động nghề cá của người Trung Quốc.
Đọc thêm về Ngư chính 311 - con tàu tham gia vụ quấy rối Viking II
Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định khu vực mà tàu Viking II đang hoạt động khi sự việc xảy ra lúc sáng qua nằm trong phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam.
Hành động của Trung Quốc là vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam mạnh mẽ phản đối hành động của tàu Trung Quốc, yêu cầu chấm dứt ngay không để tái diễn các hành động tương tự và đòi phía Trung Quốc bồi thường thiệt hại gây ra.
Vụ việc hôm qua nằm trong một chuỗi các hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc với Việt Nam. Sau sự việc ngày 26/5, khi tàu Trung Quốc cắt cáp khảo sát của tàu Bình Minh 02 của PetroVietnam, Bắc Kinh cũng có tuyên bố tương tự, chối bỏ hành động vi phạm chủ quyền của tàu hải giám của họ.
Ngư chính 311, một trong các tàu vào giải cứu cho tàu cá Trung Quốc trong vụ Viking II hôm qua. Đây là tàu lớn nhất trong đội ngư chính của Trung Quốc, được hoán cải từ một tàu chiến. Ảnh: China Daily.
Theo VNExpress
Quan sát tàu cá trên vùng biển Việt Nam bằng vệ tinh Sáng 28-11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức khánh thành Trung tâm Quan sát tàu cá. Đây là một trong những hạng mục chính trong Dự án "Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh" với vốn vay ODA 13,9 triệu euro của Cộng hòa...