Tàu cá Trung Quốc bị bắt khi Ngoại trưởng Vương Nghị tiếp phái viên Nhật
Một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc bị bắt ở vùng biển gần Nhật Bản, trong khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang tiếp đón phái viên Nhật Bản tại Bắc Kinh nhằm “bơm năng lượng tích cực vào quan hệ song phương”.
Sự việc được đăng tải trên các phương tiện truyền thông của Nhật Bản, trong đó có đài NHK, báo Sankei. Thuyền trưởng người Trung Quốc tên Trần Văn Đỉnh, 40 tuổi, bị lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản bắt giữ sáng 2-2 vì vi phạm quyền đánh bắt cá và cố tình tránh né kiểm tra. Ngoài thuyền trưởng, trên tàu còn có 10 thuyền viên.
Tàu cá Trung Quốc bị phát hiện bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, cách Hahajima – một hòn đảo nhỏ ở phía Tây Thái Bình Dương, cách Tokyo khoảng 1.000 km về phía Nam – khoảng 300 km về phía Đông Nam. Khi một tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản phát còi báo động và ra chỉ thị dừng lại, tàu cá Trung Quốc quay đầu bỏ chạy. Tàu Nhật đuổi theo và bắt kịp sau cuộc rượt đuổi dài 30 km. Thuyền trưởng tàu cá bị giam giữ chờ điều tra thêm.
Ngoại trưởng Trung Quốc không đưa ra bất kỳ bình luận nào về vụ việc trên.
Tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ hôm 2-2. Ảnh: LỰC LƯỢNG PHÒNG VỆ BIỂN NHẬT BẢN
Video đang HOT
Vụ việc xảy ra cùng ngày Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố với Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Takeo Mori rằng năm 2019 sẽ là một năm quan trọng của mối quan hệ giữa hai nước.
Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương Nghị nói với ông Takeo Mori hôm 2-2 rằng hai nước Trung-Nhật nên là đối tác của nhau, chứ không phải là mối đe dọa của nhau. Ông Vương khẳng định: “Chúng ta nên làm hết sức để tránh rối ren mới. Vượt qua khúc mắc này, bảo đảm mối quan hệ song phương ổn định sẽ có lợi cho sự phối hợp của chúng ta trong các vấn đề quốc tế và khu vực”.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) và Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Takeo Mori – Ảnh: Tân Hoa xã
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, nhiều ngư dân Trung Quốc đã bị Nhật Bản bắt giữ. Trong đó, đáng chú ý nhất là vào năm 2010, khi một tàu đánh cá Trung Quốc đâm vào tàu bảo vệ bờ biển Nhật Bản gần quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, thuộc biển Hoa Đông. Vụ việc đó khiến quan hệ hai bên căng thẳng.
Gần đây nhất là vào tháng 12-2018, Nhật Bản cáo buộc ngư dân Trung Quốc trốn các sĩ quan thực thi pháp luật Nhật Bản, khi lưc lượng của cơ quan này lên tàu kiểm tra một tàu cá Trung Quốc bị nghi ngờ hoạt động bất hợp pháp tại vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản. Khi đó, Bắc Kinh kêu gọi Nhật Bản không can thiệp vào “hoạt động bình thường” của các tàu đánh cá Trung Quốc.
H.Bình (Theo SCMP, VOA)
Theo Nguoilaodong
Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố đanh thép: Vụ việc Huawei là phi đạo đức
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm cho rằng, dù không có bằng chứng rõ ràng mà "bôi đen" và chèn ép các doanh nghiệp một cách có chủ đích là hành vi không công bằng và phi đạo đức.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm qua (25/1) trả lời báo chí cho rằng, có thể thấy rõ tính chất đúng sai trong các vụ việc gần đây liên quan đến Tập đoàn Huawei của Trung Quốc.
Theo ông Vương Nghị, có thể thấy mục đích đằng sau động thái của một số nước đối với doanh nghiệp Trung Quốc nói chung và Tập đoàn Huawei nói riêng gần đây là hoàn toàn xuất phát từ động cơ chính trị.
Trung Quốc cho rằng vụ việc Huawei là không công bằng và phi đạo đức. Ảnh: AP
Theo Ngoại trưởng Trung Quốc, các nước cần phối hợp nhằm hạn chế đồng thời cảnh giác các hành vi bá quyền đối với doanh nghiệp nước ngoài của một số nước. Ông Vương Nghị cũng nhấn mạnh, sự tồn tại của doanh nghiệp là do thị trường quyết định, điều mà chính phủ các nước nên làm là cung cấp cho các doanh nghiệp môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch. Mặc dù các nước đều phải bảo vệ an ninh thông tin của nước mình nhưng cũng không nên lấy đó làm lý do để gây tổn hại đến quyền kinh doanhhợp pháp của doanh nghiệp nước ngoài.
Những tập đoàn tư nhân như Huawei đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, một phần trong chiến lược hội nhập quân - dân sự của Bắc Kinh.
Chính vì vậy, vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu - con gái của nhà sáng lập Tập đoàn công nghệ Huawei đã trở thành cuộc khủng hoảng ngoại giao toàn diện.
Chính quyền Canada đã bắt giữ bà Mạnh theo yêu cầu của Mỹ vào ngày 1/12/2018. Mọi hy vọng về nới lỏng cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã nhanh chóng tan biến.
Vũ Đậu (T/h)
Theo doisongphapluat
Trung Quốc kêu gọi phối hợp giải quyết biến đổi khí hậu Tất cả các quốc gia sẽ phải cùng có trách nhiệm, cùng hành động và tăng cường sự hợp tác trong tiến trình đa phương để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 30/11 đã khẳng định như vậy tại cuộc gặp ba bên với Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian và Tổng Thư ký...