Tàu cá tránh bão Tembin ken đặc Phú Quốc
Tàu thuyền các tỉnh miền Trung vào trú bão nhiều khiến rạch Cầu Sấu quá tải, UBND huyện đảo Phú Quốc đã chỉ đạo hướng dẫn tàu thuyền của ngư dân vào Quân cảng Hải quân vùng 5 và Cảnh sát biển vùng 4.
Tàu thuyền ngư dân ken đặc rạch Cầu Sấu (An Thới, Phú Quốc) – Ảnh: ĐINH QUANG THIỀU
Có mặt tại cảng An Thới cùng đoàn chỉ đạo của UBND huyện Phú Quốc trưa 25-12, Tuổi Trẻ ghi nhận biển đã bắt đầu có sóng lớn.
Tuy nhiên vẫn còn một số tàu thuyền của ngư dân không chịu di chuyển đến nơi tránh trú an toàn, lực lượng chức năng phải cương quyết buộc vào Quân cảng Hải quân và Cảnh sát biển neo đậu.
Cũng theo thông tin từ Đồn biên phòng An Thới, sáng cùng ngày, rạch Cầu Sấu – nơi neo đậu tàu thuyền của ngư dân Phú Quốc đã không thể tiếp nhận tàu thuyền thêm nữa do tàu thuyền các tỉnh miền Trung vào tránh bão quá nhiều.
Trước tình hình đó, UBND huyện Phú Quốc đã chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn các tàu thuyền vào neo đậu tại Quân cảng Hải quân vùng 5 và Cảnh sát biển vùng 4.
Tại xã đảo Hòn Thơm và các đảo lân cận phía nam Phú Quốc, đoàn công tác do ông Huỳnh Quang Hưng – phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc – trực tiếp chỉ đạo đã đến triển khai phòng chống bão.
Ông Dương Thanh Vân – chủ tịch UBND xã Hòn Thơm – cho biết nhà cửa bà con xã đảo này đa số tạm bợ nên phương án di dời 2.800 dân vào trụ sở UBND xã và trường học đang được gấp rút chuẩn bị.
Hơn 60 lồng bè nuôi thủy hải sản đã được neo đậu an toàn và đến thời điểm này không còn người dân nào ở dưới các lồng bè.
Đảo Phú Quốc
Ông Dương Thanh Vân – chủ tịch UBND xã Hòn Thơm cho biết, nhà cửa của bà con xã đảo này đa số tạm bợ nên phương án di dời 2.800 dân vào trụ sở UB xã và trường học đang được gấp rút chuẩn bị.
Các địa bàn dễ bị ảnh hưởng bão như: xã Hàm Ninh, Bãi Thơm, Gành Dầu, thị trấn An Thới được chỉ đạo hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa. Tại những nơi bố trí dân tránh bão, chính quyền huyện Phú Quốc yêu cầu bố trí sẵn sàng máy phát điện, lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men… đầy đủ.
Đến thời điểm hiện tại, 2.600 tàu cá của ngư dân Phú Quốc và khoảng 300 tàu cá ngoài tỉnh đã được kêu gọi vào nơi tránh trú bão tại các địa điểm: sông Dương Đông, cảng Vịnh Đầm, rạch Cầu Sấu an toàn.
Tuy nhiên, tại khu vực cảng An Thới vẫn còn 1 số tàu cá cố tình neo đậu ngoài biển chưa chịu vào nơi tránh trú bão. Trên các lồng bè vẫn còn có người cố nán lại với lý do bảo vệ tài sản. Những trường hợp này đều sẽ bị cưỡng chế buộc phải di dời phương tiện và rời khỏi lồng bè để đảm bảo an toàn tính mạng tuyệt đối.
Về tình hình du khách, ông Đinh Khoa Toàn – Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc – cho hay, hiện còn khoảng hơn 4.000 du khách trong và ngoài nước đăng ký lưu trú trên đảo. UBND huyện đã yêu cầu các khách sạn, resort không được tăng giá dịch vụ, nếu có thể thì nên giảm giá để hỗ trợ du khách. Các hoạt động vui chơi giải trí ven bờ và ngoài biển đều được yêu cầu tạm ngưng tới hết ngày 27-12.
Video đang HOT
Trong chiều hôm nay, UBND huyện Phú Quốc cũng yêu cầu cơ quan chức năng tháo dỡ các biển quảng cáo, khẩu hiệu, băng rôn… ngoài trời để giảm thiểu nguy cơ đối với người đi đường.
Về diễn biến thời tiết, suốt cả buổi sáng, tại các địa bàn ven biển ở Phú Quốc gió khá mạnh, bầu trời âm u. Nhưng đến giữa trưa, nắng bắt đầu xuất hiện và gió có giảm đi chút ít.
Ảnh 1: Tàu thuyền ngư dân ken đặc rạch Cầu Sấu (An Thới, Phú Quốc). Ảnh: K.Nam.
Ảnh 3: Cơ quan chức năng buộc các tàu cá vào nơi tránh trú an toàn tại Quân cảng An Thới. Ảnh: K.Nam.
Ảnh 4: Người dân thị trấn An Thới chăm chú theo dõi thông tin dự báo thời tiết. Ảnh: K.Nam.
Nhiều tàu thuyền ngư dân miền Trung cũng vào tránh bão ở rạch Cầu Sấu – Ảnh: ĐINH QUANG THIỀU
Do rạch Cầu Sấu quá tải nên UBND huyện Phú Quốc đã phải hướng dẫn tàu thuyền của ngư dân vào Quân cảng Hải quân vùng 5 và Cảnh sát biển vùng 4 neo đậu – Ảnh: ĐINH QUANG THIỀU
Một đoạn rạch Cầu Sấu ken đặc tàu thuyền tránh bão – Ảnh: ĐINH QUANG THIỀU
Cơ quan chức năng buộc các tàu cá vào nơi tránh trú an toàn tại Quân cảng An Thới – Ảnh: DUY KHÁNH
Chiến sĩ hải quân giúp dân di chuyển ngư cụ lên bờ – Ảnh: DUY KHÁNH
Biên phòng Hòn Thơm lập danh sách ngư dân ở các lồng bè buộc lên bờ trước 12h trưa 25-12 – Ảnh: DUY KHÁNH
Chậm nhất 17h chiều 25-12 phải di dời hết dân tại khu vực nguy hiểm
Đó là chỉ đạo của ông Đinh Khoa Toàn – chủ tịch UBND huyện Phú Quốc (Kiên Giang). Cụ thể UBND cac xa, thi trân hoan thanh di dơi be ca, kêu goi tau thuyên vê nơi tranh, tru an toan va không đê ngươi dân trên tau, be châm nhât 12h ngay 25-12.
Tiên hanh di dơi dân trươc 12h ngay 25-12, kêt thuc di dơi dân châm nhât 17h ngay 25-12.
Ông Lâm Minh Thành – bí thư huyện Phú Quốc – cho biết toàn đảo có khoảng 1.969 hộ dân với 5.719 nhân khẩu (chưa tính xã Hòn Thơm) cần phải di dời tới nơi an toàn.
Dự kiến, tới 12h trưa nay sẽ bố trí cho ít nhất 3.000 người gồm người già, phụ nữ, trẻ em tới nơi trú bão trước, số còn lại sẽ sơ tán xong trước 17h chiều.
ĐINH QUANG THIỀU – DUY KHÁNH – KHOA NAM
Theo Tuoitre.vn
Bến Tre: Sơ tán hơn 22.000 dân trú bão số 16
Sáng 25-12, các ngành chức năng của tỉnh Bến Tre đã di dời khoảng 22.154 người về nơi trú bão an toàn.
Dự báo cơn bão Tembin với sức gió giật mạnh cấp nguy hiểm sẽ đổ bộ vào các tỉnh Tây Nam bộ vào chiều nay và sáng mai 26-12.
Lãnh đạo tỉnh Bến Tre kiểm tra công tác sơ tán dân tại huyện Bình Đại
Đến sáng 25-12, tại xã biển Thới Thuận (huyện Bình Đại, Bến Tre) người dân ven biển đã đến nhà trú bão của xã, các trường học để tránh bão. Theo ghi nhận vào sáng 25-12, trên địa bàn toàn tỉnh Bến Tre đã xuất hiện mưa kéo dài từ 3 giờ sáng đến trưa cùng ngày mưa vẫn còn nặng hạt, tuy nhiên chưa xuất hiện giông gió.
Bà Nguyễn Thị Lũy - Chủ tịch UBND xã Thới Thuận cho biết, trong đợt bão này, xã Thới Thuận sẽ di dời 1.103 dân tránh trú bão đến các trụ sở ấp, trường học và nhà tránh trú bão của xã. Đến 12 giờ trưa nay công tác di dời dân sẽ hoàn tất, không để người dân nào ở ngoài vùng nguy hiểm.
"Hiện tại dân quân xã, Ban chỉ huy quân sự huyện đang khẩn trương xuống tận hộ dân để vận động di dời người dân về nơi tránh trú bão an toàn"- Bà Lũy nói.
Theo ghi nhận của PV, đến sáng 25-12, người dân đã di chuyển về nhà tránh trú bão xã Thới Thuận khá đông. Chị Võ Thị Thanh Mai nhà ở cồn Bà Tư (ấp Thới Hòa 2, xã Thới Thuận) cho biết: "Nghe tin bão nên chị và gia đình rất lo lắng, từ sáng sớm vợ chồng chị cùng 3 người con của tôi đã nhanh chóng di chuyển đến nhà tránh trú bão của xã để trú ẩn an toàn".
Còn chị Nguyễn Thị Kim Loan (50 tuổi, ấp Thới Hòa 2) từ sáng sớm chị Loan cùng gia đình đã di dời về nhà tránh trú bão của xã nhưng chị Loan vẫn rất lo lắng cho căn nhà của mình vừa xây nếu bão mạnh đổ vào sẽ thì căn nhà có nguy cơ sẽ đổ sập.
Chị Loan buồn rầu: "Gia đình khó khăn, tôi vừa được các anh trong gia đình hỗ trợ 55 triệu đồng cất căn nhà chưa kịp mừng thì nay bão đã vào nên tôi rất lo lắng căn nhà mà đổ sập không biết sẽ ở đâu".
Trung tá Nguyễn Văn Hiếu - Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự huyện Bình Đại cho biết, đến giờ thì công tác di dời dân cơ bản đã đạt trên 80%, và sẽ hoàn thành công tác di dời sẽ hoàn thành trước 12 giờ trưa nay. Từ giờ đến chiều nay, ngành quân sự địa phương sẽ tập trung lực lượng bộ đội, dân quân đến các xã biển để hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa để đảm bảo an toàn, tránh thiệt hại về người và tài sản của người dân.
Cũng trong sáng 25-12, lãnh đạo tỉnh Bến Tre đã trực tiếp đến các địa bàn các huyện ven biển để kiểm tra tình hình ứng phó với bão và kiểm tra công tác di dời dân ở 3 huyện biển Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Ông Võ Thành Hạo- Bí thư tỉnh ủy Bến Tre cho biết, qua kiểm tra di dời dân, kiểm tra chằng chống nhà cửa, kiểm tra thực hiện việc huy động lực lượng để thực hiện phương châm 4 tại chỗ của từng địa phương. Nhìn chung tinh thần của chính quyền địa phương và người dân rất khẩn trương trong công tác di dời.
"Để đối phó với cơn bão trước nguy cơ sẽ đổ bộ vào địa bàn tỉnh từ chiều nay và sáng ngày mai, trước hết tỉnh đã chỉ đạo huyện phải tập trung cập nhật thông tin diễn biến mới nhất về cường độ của bão. Tùy theo tình hình diễn biến của bão để có sự điều chỉnh các phương án ứng phó đã có kịp thời, quyết tâm không để xảy ra thiệt hại về ngời và tài sản"- ông Hạo nói.
Trước đó, Lãnh đạo tỉnh Bến Tre đã chỉ đạo tạm hoãn các cuộc họp, công việc chưa cần thiết để tập trung công tác phòng tránh, ứng phó với bão. Các trường học đã chủ động trong công tác phòng tránh, ứng phó, đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên, giáo viên và các trang thiết bị trường học... và cho học sinh các cấp, sinh viên được nghỉ học từ ngày 25 đến hết ngày 26-12. Các ngành, các cấp chỉ đạo cho công nhân ở các doanh nghiệp và cán bộ, nhân viên nhà nước được nghỉ (trừ những người được phân công trực) từ chiều 25-12, đến hết ngày 26-12 để tập trung phòng tránh, ứng phó bão Tembin.
UBND tỉnh Bến Tre cũng chỉ đạo các xã, huyện, các sở, ban, ngành tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ để theo dõi chặt chẽ diễn biến bão. Các địa phương bố trí lãnh đạo trong các ca trực để kịp thời chỉ đạo, điều hành công tác phòng tránh, ứng phó với bão Tembin hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
Công tác kêu gọi tàu thuyền đánh bắt xa bờ về nơi trú bão cũng đã được thực hiện khẩn trương từ trước đó. Theo đó, tổng số phương tiện nắm được là 3.165 phương tiện/15.873 người. Trong đó, có 2.999 phương tiện/14.997 người đã neo đậu tại bến, bãi của tỉnh và khu vực các đảo, các tỉnh khác; còn 82 phương tiện đang di chuyển vào đất liền tránh trú bão. Ngoài ra, có 84 phương tiện/609 ngư dân của tỉnh Bến Tre đang di chuyển vào bờ vùng biển Indonexia, Malaysia để tránh trú bão.
Một số hình ảnh người dân Bến Tre tránh bão:
Nhiều người dân đã di chuyển đến nhà tránh trú bão trú ẩn
Người dân xã Thới Thuận (huyện Bình Đại, Bến Tre) đã di chuyển đến nhà tránh trú bão an toàn
ĐÔNG HÀ
Theo PLO
Chùm ảnh: Nhà giàn DK1 hiên ngang trước bão Tembin Bão Tembin quét qua. Nhà giàn DK1 liên tục hứng những cột nước biển dội xuống. Anh em chiến sĩ nhà giàn vẫn hiên ngang bám trụ. Đến 8 giờ sáng nay (25-12), Nhà giàn DK1 vẫn sừng sững giữa tiền tiêu Tổ quốc... Bão Tembin dã man nhưng không đánh được lòng kiêu hãnh của chúng tôi. Nhờ nhà giàn mới và...