Tàu cá Tiền Giang chìm trên biển Malaysia, 5 người đang mất tích
Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao đã có thông báo cho phía Malaysia phối hợp tìm kiếm 5 thuyền viên Việt Nam đang mất tích.
Ảnh minh họa
Theo thông tin từ Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ – cứu nạn (Bộ Quốc phòng) cho biết, lúc 0 giờ 30 phút sáng nay ngày 22.2, Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn nhận được thông tin từ Trung tâm phối hợp tìm kiếm – cứu nạn hàng hải Việt Nam về tai nạn xảy ra đối với tàu cá của Tiền Giang mang số hiệu TG 90476 TS có 6 lao động bị chìm.
Cụ thể vào lúc 14 giờ ngày 21.2, tàu cá này đã bị chìm ở tọa độ 6 độ 10 phút vĩ độ bắc và 104 độ 30 phút độ kinh đông, trên vùng biển của Malaysia, cách nam tây nam mũi Cà Mau khoảng 150 hải lý.
Trong vụ tai nạn này, có 1 thuyền viên được cứu sống, 5 người còn lại hiện vẫn đang mất tích.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và Cục Lãnh sự Việt Nam đã có thông báo chính thức về vụ tai nạn xảy ra với tàu cá của tỉnh Tiền Giang. Theo đó, các cơ quan chức năng phía Việt Nam đã đề nghị Malaysia giúp đỡ tìm kiếm các thuyền viên Việt Nam đang mất tích.
Ngoài ra, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và Trung tâm phối hợp tìm kiếm – cứu nạn hàng hải Việt Nam đã phối hợp với cơ quan tìm kiếm cứu nạn hàng hải của Malaysia liên tục phát thông báo đến các tàu đi qua vị trí vùng biển của tàu cá tỉnh Tiền Giang gặp nạn để theo dõi, tìm kiếm tung tích các nạn nhân. Cũng theo Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết, hiện tại các tàu cá Việt Nam ở gần khu vực này đang tích cực triển khai công tác tìm kiếm các thuyền viên không may gặp nạn.
Video đang HOT
Phan Hậu
Theo Thanhnien
Thiết bị tối tân của cảnh sát chữa cháy
2015 là năm đột phá trong việc trang bị phương tiện, máy móc cho lực lượng PCCC, cứu hộ, cứu nạn trên toàn quốc, trong đó đi đầu là TP HCM và Hà Nội.
Đầu tháng 2, lực lượng cứu hỏa TP HCM được trang bị 12 phương tiện chữa cháy lần đầu tiên có tại Việt Nam như các xe xử lý môi trường, chữa cháy đa năng và phá công trình, xe cẩu cứu hộ đường hầm và công trình ngầm...
Với xe chữa cháy 2 đầu, lính cứu hỏa có thể điều khiển từ 2 buồng lái ở hai phía ngược 180 độ, cơ động ra vào trong đường hầm, hoặc địa bàn hẹp, không cần quay đầu xe.
Loại xe cứu hộ có cần cẩu nhỏ gọn, cơ động, tích hợp hệ thống cứu hộ chuyên nghiệp, được thiết kế để sử dụng khi gặp sự cố trong đường hầm.
Xe chuyên dụng điều khiển tự động chữa cháy đa năng và phá dỡ công trình là loại xe rôbốt được trang bị bơm công suất lớn kèm hệ thống tạo bọt hòa khí nén theo công nghệ mới. Chiếc cần gấp khúc này có thể vươn xa 14 m, xoay 110 độ theo hướng vòi phun được lắp sẵn cùng thiết bị phá dỡ bằng kim loại cứng dùng để chọc thủng tường, bê tông, mái tôn... sau đó phun cùng lúc nhiều tia nước hoặc bọt với áp suất cao trực tiếp vào đám lửa. Ảnh: Sở Cảnh sát PCCC TP HCM.
Tại Hà Nội, cuối năm 2014, cảnh sát PCCC được trang bị 52 phương tiện trong đó có 2 xe thang trị giá 20 tỷ đồng. Chiếc thang chuyên dụng này có thể vươn cao 56 m, tương đương 18 tầng nhà, rất hữu ích cho việc cứu hộ, cứu nạn nhà cao tầng và khống chế đám cháy từ trên cao.
Khi làm nhiệm vụ, cảnh sát có thể điều khiển thang ngay trong giỏ cứu hộ. Người phía dưới có thể làm thay việc này nhờ một bộ điều khiển ở thân xe.
Xe thang này cũng có thể quay 360 độ. Với trọng lượng toàn tải 26 tấn, bề rộng 2,55 m, chiều dài 12 m, xe có thể di chuyển trong nội đô. Giỏ cứu hộ tải được 3 người (270 kg) và được coi là xe thang hiện đại nhất miền Bắc.
Hai xe thang 45 m với công nghệ tiên tiến cũng được trang bị cho cảnh sát PCCC Hà Nội từ năm 2015.
200 mặt nạ phòng độc, 100 bộ trang phục cách nhiệt cho nhân viên chữa cháy và nhiều thiết bị dò tìm nạn nhân, cứu hộ trong các vụ nổ, sập nhà, hầm... cũng được trang bị.
Trong gói mua sắm phương tiện của cảnh sát PCCC Hà Nội còn có ôtô chữa cháy áp lực cao, tiết kiệm nước, 9 xe chữa cháy mini công nghệ bọt khí nén dung tích 1.500 lít, 10 xe chỉ huy chữa cháy, 15 xe bán tải, 10 xe tải nhẹ chở phương tiện chữa cháy.
Cũng trong năm nay, Cục Cảnh sát PCCC - Bộ Công an sẽ hoàn thiện dự thảothông tư quy đinh tiêu chuẩn, định mức trang bị phương tiện PCCC, cứu nạn cứu hộ, trong đó có việc đề xuất mua 6 chiếc trực thăng cho 3 miền để chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn. Nếu dự thảo này được Chính phủ thông qua, lực lượng cứu hỏa trên toàn quốc sẽ có thêm phương tiện hiện đại để phục vụ công việc, hạn chế tổn thất.
Bá Đô
Theo VNE
Cứu 11 ngư dân gặp nạn ở Hoàng Sa Khuya 11.2, tàu SAR 412 Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Đà Nẵng MRCC) đưa 11 ngư dân tàu cá BĐ 95569 và BĐ 95427 về Đà Nẵng an toàn sau hơn một ngày cứu nạn. Thuyền trưởng SAR 412 Phan Xuân Sơn (bìa phải) đưa các ngư dân vào bờ an toàn - Ảnh: Nguyễn...