Tàu cá thay “áo mới”, kỳ vọng mùa bội thu
Sau một năm cày ải với những cơn sóng dữ, các tàu cần được tu sửa không chỉ để đảm bảo an toàn mà còn tìm may mắn cho những chuyến biển kế tiếp.
Chuẩn bị cho chuyến biển đầu năm Đinh Dậu 2017, những ngày này, các ụ tàu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tấp nập tàu cá đến sửa chữa, bảo trì. Tại cảng cá Phước Tỉnh (huyện Long Điền), hàng trăm tàu đổ dồn về đây để thay “áo mới”.
“Thay áo” để lấy may
Thay “áo mới” cho tàu, không chỉ an toàn, mà ngư phủ còn kỳ vọng may mắn bội thu cá tôm. Ảnh: T.Đ
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu – chủ 2 tàu cá ở xã Phước Tỉnh, với Quyết định 48, nhiều chủ tàu cá rất yên tâm đầu tư sửa chữa, đóng mới tàu để bám biển. Ông đang sửa chữa cặp tàu với chi phí hơn 2 tỷ đồng với hy vọng một mùa bội thu đầy ắp cá tôm trong năm 2017.
Video đang HOT
Giữa trưa, nhễ nhại mồ hôi, ông Võ Văn Nhơn (ngụ tại phường 5, TP.Vũng Tàu) – chủ 4 đôi tàu lưới kéo vẫn đốc thúc thợ sửa tàu nhanh chóng hoàn thành việc sửa chữa, dặm vá. Ông Nhơn thổ lộ, làm nghề biển với bao hiểm nguy phải có con tàu mới chắc chắn để yên tâm vượt sóng dữ nên cuối năm, ngư dân thường cho tàu lên ụ thay “áo mới”, đồng thời hy vọng gặp may mắn.
Trong khi đó, 2 ụ tàu Lứa Bạn và Tân Bền dưới chân cầu Cửa Lấp cũng có khoảng 200 tàu đã được kéo lên. Nhiều con tàu đã bong tróc lớp sơn, mẻ be, rách mũi. Anh Nguyễn Văn Quang (xã Phước Tỉnh) – chủ 2 chiếc tàu đang chờ sửa chữa cho biết, năm nào cũng vậy, khoảng tháng Chạp là anh đưa tàu lên ụ bảo dưỡng. “Năm nay, tôi quyết định sửa lại cabin, be tàu, sơn mới cho cả 2 tàu, với tổng chi phí hơn 1 tỷ đồng nhằm bảo đảm an toàn cho những chuyến biển năm 2017″ – anh Quang nói. Một quản lý ụ tàu Tân Bền cho biết, tàu lên ụ để sửa chữa là việc thường xuyên, nhưng tập trung đông nhất vẫn là dịp cuối năm (từ mùng 5 tháng Chạp đến Tết Nguyên đán).
Ông Nguyễn Quang Đình – Tổng Giám đốc Công ty CP Dịch vụ hậu cần thủy sản cho biết, trong năm 2016, Xí nghiệp Đóng sửa tàu thuyền của công ty đã thực hiện sửa chữa cho 1.265 lượt tàu.
Vững tâm bám biển
Một con tàu cá vừa được đưa lên ụ sửa chữa ở Phước Tỉnh (Bà Rịa – Vùng Tàu). Ảnh: T.Đ
Theo Sở NNPTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, qua hơn 5 năm thực hiện Quyết định số 48 của Thủ tướng Chính phủ (về một số chính sách hỗ trợ khai thác, nuôi trồng và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa), nhiều ngư dân thụ hưởng chính sách đã yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất, bám ngư trường truyền thống, góp phần bảo vệ chủ quyền, biển đảo Tổ quốc.
Theo Quyết định này, mỗi tàu cá tham gia đánh bắt xa bờ được Nhà nước hỗ trợ 4 chuyến biển/năm (mức hỗ trợ từ 22 – 100 triệu đồng/chuyến biển, tùy thuộc công suất tàu). Cùng với chính sách hỗ trợ chi phí nhiên liệu, Quyết định 48 còn hỗ trợ chi phí mua bảo hiểm thân tàu; bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên; hỗ trợ kinh phí mua máy thông tin liên lạc cho tàu…
Ngư dân Huỳnh Hoành Nhung – Tổ trưởng Tổ đánh bắt hải sản Quyết Thắng (thị trấn Phước Hải, Đất Đỏ) cho biết, các chính sách khuyến khích của Nhà nước đã giúp ngư dân mạnh dạn đầu tư đóng mớ, cải hoán tàu cá, nâng cao năng lực đánh bắt xa bờ. “Việc được hỗ trợ giúp ngư dân chia sẻ một phần chi phí cho các chuyến biển, tạo động lực để ngư dân bám trụ ngư trường” – ông Nhung nói.
Theo Danviet
Tiền Giang xử phạt các cơ sở đóng tàu không phép sau phản ánh của VOV
Các cơ sở Phúc Thịnh, Trường Nhựt, A Của bị phạt từ 5 7,5 triệu đồng theo Điều 31 Nghị định 57 của Chính phủ.
Sau khi VOV.VN phản ánh về tình trạng nhiều cơ sở đóng tàu ven sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang chưa đủ điều kiện hoạt động, Thanh tra Chi Cục Đường thủy Nội địa phía Nam - Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với các ngành chức năng tiến hành kiểm tra và phát hiện các cơ sở đóng tàu chưa có giấy phép hoạt động bến thủy ở huyện Châu Thành.
Một cơ sở đóng tàu hoành tráng tại xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, Tiền Giang
Đó các cơ sở: Phúc Thịnh, Trường Nhựt, A Của. Qua đó, Chi cục Đường thủy Nội địa phía Nam đã ra quyết định xử phạt hành chính các cơ sở trên từ 5 - 7,5 triệu đồng theo Điều 31 - Nghị định 57 của Chính phủ.
Ông Triệu Quốc Sơn, thanh tra của Đội 5 - Chi cục Đường thủy Nội địa phía Nam cho biết: Đơn vị này đã tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở, doanh nghiệp đóng tàu phải làm thủ tục để Sở Giao thông vận tải cấp phép. Các trường hợp tái phạm sẽ xử phạt tăng nặng và đình chỉ hoạt động.
Từ đầu năm đến nay, Chi Cục Đường thủy Nội địa phía Nam đã xử phạt 44 trường hợp bến bãi không phép hoặc có phép nhưng hết thời hạn; phương tiện cập bến không có giấy phép; neo đậu, không đúng quy định ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh với số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước gần 140 triệu đồng./.
Nhật Trường
Theo_VOV
Ngư dân Phú Yên xúc động thấy tàu cá vỏ thép thứ 3 hạ thủy Chiều 24.7, tại Cảng cá Phú Lạc (huyện Đông Hòa, Phú Yên), Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh (Khánh Hòa) tổ chức hạ thủy, bàn giao tàu cá vỏ thép (số hiệu PY-99998) cho ngư dân Nguyễn Văn Chúng (thị trấn Hòa Hiệp Trung, Đông Hòa). Đây là tàu được đóng mới theo Nghị định 67/2014, thiết kế theo mẫu tàu...