Tàu cá Quảng Nam bị tàu mang cờ Trung Quốc uy hiếp
Đã 3 ngày sau khi tàu cá của ngư dân Võ Quang Thái bị tàu nước ngoài mang cờ Trung Quốc tấn công, chủ tàu và 9 bạn thuyền vẫn chưa hết bàng hoàng.
Mấy ngày qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam, lãnh đạo huyện Núi Thành và Hội nghề cá tỉnh Quảng Nam đã đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ ngư dân Võ Quang Thái, chủ tàu cá QNa-91.939, trú tại thôn 1, xã Tam Quang, huyện Núi Thành vừa bị tàu nước ngoài mang cờ Trung Quốc khống chế lấy lương thực, thực phẩm và gần 1 tấn cá.
Việc hỗ trợ cũng chỉ mang tính chất động viên tinh thần là chính, ngư dân vẫn phải tự khắc phục để ra khơi trở lại. Cuộc mưu sinh trên biển còn lắm gian nan khi mà tàu nước ngoài có những hành động ngang ngược, đập phá tàu cá ngư dân ta.
Ảnh minh họa
Đã 3 ngày sau khi tàu cá của ngư dân Võ Quang Thái bị tàu nước ngoài mang cờ Trung Quốc tấn công, chủ tàu và 9 bạn thuyền vẫn chưa hết bàng hoàng. Ông Thái kể, khoảng 12h trưa ngày 6/3, tàu của ông neo đậu gần đảo Bạch Quy, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì có 3 tàu nước ngoài chạy tới. Một tàu mang số hiệu 46101 thả xuống biển 1 chiếc ca nô chạy tới cập mạn tàu ông Thái và 11 đối tượng nước ngoài nhảy lên tàu, trong đó có 7 người cầm roi điện, khống chế ngư dân dồn về trước mũi tàu.
Sau khi thoát khỏi vòng vây của tàu nước ngoài, ông Thái cho tàu chạy vào bờ. Tuy bảo toàn được tính mạng, nhưng đồ đạt trên tàu bị lấy sạch. Ông Võ Quang Thái bày tỏ bức xúc: “Trong tàu tui không có chỗ nào không bị lục tìm hết. Xong rồi nó hỏi dao đâu? Tui lấy dao đưa thì một thằng lấy dao cắt lưới, mấy người kia thì đập thúng, bẻ dầm”.
Video đang HOT
Ngay sau khi nhận được thông tin tàu của ông Võ Quang Thái bị nạn, lãnh đạo Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam kịp thời thăm hỏi, động viên chủ tàu và các ngư dân đi trên tàu cá QNa-91.939, hỗ trợ mỗi ngư dân 1 triệu đồng. Đơn vị hiện đang tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra mức độ thiệt hại để báo cáo cấp trên.
Về hỗ trợ cho ngư dân khắc phục khó khăn để vươn khơi,bám biển, ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cho biết, chính quyền đang lúng túng trong việc tìm nguồn hỗ trợ bà con.
“Lãnh đạo huyện xuống thăm, động viên tinh thần thôi chứ còn hỗ trợ thì giờ chưa có điều kiện gì hết. Bảo hiểm thì bảo rằng, ngư lưới cụ kèm theo tàu mà tàu còn, ngư lưới cụ hư thì theo quy định không bồi thường. Sau vụ này, huyện có ý định hình thành quỹ để hỗ trợ cho ngư dân”, ông Nguyễn Văn Thịnh nói./.
Hoài Nam
Theo_VOV
Dừng dự án nuôi tôm 41 tỷ sau khi dân vây trụ sở xã
Trước việc hàng trăm người dân vây kín trụ sở xã Tam Tiến (Quảng Nam), để phản đối dự án bịt đường ra biển và gây ô nhiễm, chủ đầu tư quyết định tạm dừng thi công để đối thoại.
Ngày 22/2, ông Võ Văn Điềm, Giám đốc Ban quản lý dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, cho biết đã chỉ đạo dừng xây dựng bể chứa nước mặn phục vụ dự án nuôi tôm bền vững tại xã Tam Tiến (huyện Núi Thành), vì người dân phản ứng gay gắt. "Chúng tôi sẽ đối thoại với người dân để tìm hướng giải quyết", lãnh đạo đơn vị chủ đầu tư nói.
Theo ông Điềm, dự án này nhằm xây dựng vùng nuôi tôm tập trung theo hướng công nghiệp tại thôn Diêm Trà (xã Tam Tiến) với quy mô rộng 45ha. Đây là dự án thí điểm đầu tiên ở Quảng Nam với cơ sở hạ tầng hiện đại nhằm giúp người nuôi tôm hiệu quả hơn với tổng mức đầu tư 41 tỷ đồng.
Hàng trăm người dân vây kín trụ sở xã để phản đối dự án phá rừng, nuôi tôm. Ảnh: Tiến Hùng.
Thôn Long Thạnh là địa điểm mà chủ đầu tư định xây bể lắng chứa nước mặn (rộng 5ha) cách mặt biển hơn 100m, phục vụ vùng nuôi tôm tập trung ở thôn Diêm Trà cách đó không xa. Theo người dân Long Thạnh, họ hoàn toàn không được hưởng lợi từ hồ chứa này, trong khi nguồn nước ở đây đã và đang bị nhiễm mặn, việc xây hồ sẽ làm tình trạng ô nhiễm và nhiễm mặn thêm xấu đi.
"Dự án mang lợi cho người dân thôn Diêm Trà, trong khi bể chứa nước biển lại xây ở thôn Long Thạnh nên có thể vì thế mà người dân Long Thạnh họ phản đối", ông Điềm nói và bác bỏ lo ngại của người dân về việc bể nước mặn sẽ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và làm hư hỏng đồ dùng sinh hoạt do bốc hơi.
"Ở Thừa Thiên - Huế cũng có một bể chứa nước mặn tương tự như thế này được làm cách đây 10 năm rồi nhưng vẫn không có chuyện thấm xuống nguồn nước sinh hoạt và làm hư hỏng vật dụng", vị giám đốc nói và cho hay chủ đầu tư đang xem xét lại việc phá rừng chắn sóng, bịt đường ra biển của người dân khi thi công dự án.
Người dân bố trí canh gác tại khu rừng phi lao chắn sóng. Ảnh: Tiến Hùng.
Ông Điềm cũng khẳng định không có chuyện người của đơn vị thi công và chủ đầu tư lén lút đốt rừng phi lao để triển khai dự án.
Trước đó, sáng 18/2 để phản đối việc xây dựng bể chứa nước mặn tại khu vực rừng phi lao chắn sóng của thôn Long Thạnh, hơn 300 người dân trong thôn đã kéo lên trụ sở UBND xã Tam Tiến, gây sức ép. Trước đó, hàng trăm người dân cũng cản trở xe chở vật liệu vào thi công dự án này.
Người dân yêu cầu xã Tam Tiến không cho xây dựng bể chứa nước mặn tại thôn Long Thanh vì sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, gây sạt lở, ô nhiễm môi trường và bịt đường ra biển. Đồng thời yêu cầu làm rõ việc, vào tối ngày 16/2, có người đốt cháy rừng phi lao, nơi dự kiến xây dựng hồ chứa.
Tiến Hùng
Theo VNE
Sân bay Tân Sơn Nhất "kẹt cứng" vì Việt kiều về Tết quá đông Sân bay Tân Sơn Nhât (TP. HCM) môi ngay đon hơn 10.000 Viêt kiêu tư nươc ngoai vê ăn Têt, rât đông ngươi thân đên đon khiên nơi đây trơ nên "ket cưng". Co măt tai sân bay Tân Sơn Nhât trưa ngay 2/2, PV ghi nhân tai khu vưc đon khach quôc tê co hang nghin ngươi đưng, ngôi ngong đơi ngươi...