Tàu cá Lý Sơn vật lộn chống chọi với tàu “lạ”
Trưa hôm (9/5), tàu cá QNg 96416-TS cùng 16 ngư dân Lý Sơn đã trở về cảng Lý Sơn sau nhiều giờ chống chọi với hành vi cố ý tông chìm của tàu “lạ” trên biển.
Ngư dân chưa hoàn hồn sau nhiều giờ chống chọi với tàu “lạ” tại Hoàng Sa.
“Vừa thấy tàu cá chúng tôi, tàu “lạ” có số hiệu 1241 và 1 tàu kiểm ngư không rõ số hiệu tiến đến rồi đâm mạnh vào tàu chúng tôi, khiến tàu chao đảo gần bị chìm và hư hỏng nặng. Lúc này nước tràn vào thân tàu, chúng tôi dùng can nhựa tát nước ra ngoài, sẵn sàng mặc áo phao và thả thúng nếu tàu kia tiếp tục đâm nữa”, ngư dân Nguyễn Đó (34 tuổi, ngụ xã An Vĩnh) kể lại.
Tàu cá QNg 96416-TS có công suất 195CV do ông Nguyễn Văn Lộc (37 tuổi, ngụ thôn Tây, xã An Vĩnh) là chủ tàu kiêm thuyền trưởng. Tàu bắt đầu đi ra Hoàng Sa vào ngày 1/5, với 16 lao động hành nghề lặn.
Tàu cá QNg 96416-TS tan hoang và trắng tay sau chuyến biển bị uy hiếp.
Video đang HOT
Đến khoảng 14h00 ngày 7/5, con tàu “lạ” nói trên lại rượt đuổi, đâm bể mạn thuyền, kính cản gió và thân trước ca bin buồng lái tàu ngư dân Việt Nam.
Ngư dân Nguyễn Đó kể: “Tàu bọn chúng tiến sát, đòi nhảy lên tàu cá, các anh em ngăn cản và cho tàu chạy vòng tròn để không cho chúng nó lên tàu. Lựa thời cơ tàu kia sơ hở, anh Lộc điều khiển tàu vừa chạy về vừa chống đối lại. Sau gần 3 giờ uy hiếp, tàu “lạ” mới dừng lại và chúng tôi chạy về đảo luôn”.
Bị đâm bể mạn tàu, ngư dân khắc phục ngay trên biển tránh bị phá nước.
Ngay khi cập cảng Lý Sơn, chủ tàu Nguyễn Văn Lộc đến Bộ đội Biên phòng trình báo sự việc.
Một số hình ảnh tàu cá Lý Sơn bị hư hỏng sau khi bị đâm:
Theo Dantri
Ngư dân Lý Sơn khẩn trương chống bão HaiYan
Trước diễn biến phức tạp của bão HaiYan (Hải Yến) có khả năng đổ bộ và ảnh hưởng trực tiếp đến đảo Lý Sơn ( Quảng Ngãi) trong một vài ngày tới, hàng trăm tàu cá của ngư dân Lý Sơn đang hoạt động trên biển đã khẩn trương chạy về đảo để tránh trú cơn bão mạnh với sức gió giật trên cấp 17.
Ngư dân Lý Sơn neo nọc lại tàu cá để đối phó với bão HaiYan.
Tại vũng neo trú tàu thuyền An Hải, trên 200 phương tiện tàu cá, trong đó có gần 50 tàu cá hoạt động tại ngư trường Trường Sa và các vùng biển ảnh hưởng của bão HaiYan, đã chạy về cập đảo để tìm nơi néo trú an toàn.
Ngư dân Trần Dư Hồng, chủ tàu cá QNg 96778 TS, ở thôn Tây xã An Vĩnh cho biết, vài ngày trước khi nhận được thông tin bão sẽ đi vào biển Đông và ảnh hưởng đến ngư trường Trường Sa, tuy đang làm ăn hiệu quả nhưng ông và các thuyền viên trên tàu quyết định chạy tàu về đảo neo trú để đảm bảo an toàn, " Đây là cơn bão mạnh, tốc độ di chuyển nhanh có phạm vi ảnh hưởng rộng nên chúng tôi không thể chủ quan, thà lỗ tổn phiên biển chứ không chạy đua với bão, mình làm ăn còn dài nên thận trọng vẫn hơn" ngư dân Hồng bộc bạch.
Còn ngư dân Dương Minh Trí, chủ tàu cá QNg 96509 TS, ở Thôn Tây xã An Hải thì chia sẻ, chưa đầy tháng mà có tới 3 cơn bão liên tiếp tràn về nên việc làm ăn của ngư dân gặp không ít khó khăn, tàu chạy từ Trường Sa về đây phải 5 ngày đêm, tiêu thụ trên 2.500 lít dầu, rồi phí tổn... giá trị gần 100 triệu đồng. Rút kinh nghiệm cơn bão số 10 vừa qua, mưa bão đã làm hư hại hàng trăm tàu thuyền do bị va đập, để đảm bảo an toàn cho con tàu cá trị giá trên 2 tỉ đồng, cơn bão này tàu phải sử dụng đến 4 trụ neo để tàu không bị mưa bão làm trôi dạt, va đập.
Ngoài số tàu cá hoạt động tại ngư trường xa bờ đã về cập đảo và neo đậu chắc chắn an toàn, thì hàng trăm phương tiện hành nghề khác cũng được ngư dân đưa lên bờ để neo nọc.
Ngư dân Võ Văn Phúc, chủ tàu cá QNg 66088 TS, ở thôn tây xã An Vĩnh đang hành nghề chong đèn cho biết, theo kinh nghiệm của ngư dân địa phương, cơn bão này với sức gió mạnh sẽ trực tiếp đổ bộ vào đảo Lý Sơn nên chủ tàu nào cũng chủ động phòng chống. "Tôi bàn với bạn chài phải cho tàu lên bờ mới an toàn, nếu gió cấp 12 -13 thì dù có neo đậu kỹ mấy tại vũng neo trú tàu thuyền cũng không thể kham nổi với sức tàn phá của bão" - ngư dân Phúc nói.
Để tuyên truyền vận động nhân dân chủ động phòng chống bão HaiYan, chiều 8.11, huyện Lý Sơn đã họp triển khai các biện pháp phòng chống bão. Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCLB huyện, đến thời điểm hiện nay, toàn bộ tàu cá của ngư dân đang hoạt động tại ngư trường Trường Sa và các vùng biển bị ảnh hưởng của bão đã chạy về cập đảo hay neo trú tại đất liền.
Theo Laodong
Lượng bão, áp thấp vượt kỷ lục trong năm 2013 Nếu năm 1964 có 16 cơn bão, áp thấp nhiệt đới thì năm nay con số này có thể lên tới 18. Biển Đông được dự báo sẽ đón bão kép trong những ngày tới. "Mùa bão năm nay thật đặc biệt", ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương nói. Theo ông...