Tàu cá bị đá ngầm đâm thủng, ngư dân mất trắng hàng trăm triệu đồng
Trên đường đánh bắt cá trở về, tàu cá của gia đình anh Xuân bị sóng đánh dạt, va vào đá ngầm. Sau 3 ngày, con tàu vẫn chưa được cứu trợ khỏi hiện trường bị nạn.
Ngày 8/6, trao đổi với Tiền Phong, Thiếu tá Nguyễn Lương Dũng – Đồn trưởng Đồn Biên phòng Diễn Thành, Bộ đội Biên Phòng Nghệ An, cho biết, đơn vị đang cứu trợ tàu cá của ngư dân bị nạn trên biển.
“Chúng tôi đang phối hợp với Đồn Biên phòng Quỳnh Thuận để lên các phương án để cứu trợ tàu cũng như động viên chủ tàu. Việc cứu trợ đang rất khó khăn do sóng lớn, lực va đập mạnh, nước và cát tràn vào tàu quá nhiều. Hiện mới trục vớt được phần máy của tàu”, Thiếu tá Nguyễn Lương Dũng nói thêm.
Trước đó, ngày 5/6, tàu cá mang BKS: NA 980.38 TS của gia đình anh Nguyễn Văn Xuân (trú tại xóm Tây Lộc, xã Diễn Ngọc, Diễn Châu, Nghệ An) đang trên đường đánh bắt cá trở về cảng thì gặp sóng to, tàu bị đánh dạt vào bãi đá ngầm Hòn Chó, thuộc biển Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu.
Cú đâm mạnh vào đá khiến tàu bị thủng nhiều vị trí, nước và cát tràn vào thân tàu. Toàn bộ hải sản đánh bắt được bị nước biển cuốn trôi. Bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương, người dân lập tức cứu trợ nhưng đến sáng 8/6, con tàu vẫn chưa thể rời khỏi bãi đá ngầm.
Chủ tàu Nguyễn Văn Xuân cho biết: “Con tàu trị giá khoảng 200 triệu đồng, số tiền mua tàu, gia đình tôi vay từ ngân hàng, người thân. Ngoài ra, để an toàn đánh bắt trên biển, gia đình còn phải bỏ ra 80 triệu đồng để tu sửa. Thế mà mới ra khơi về đã gặp nạn. Bao nhiêu vốn liếng, gia sản đổ hết vào tàu rồi”.
4 ngư dân mất tích sau khi tàu chấp pháp Indonesia va chạm tàu cá Việt Nam
Thông tin về vụ va chạm khiến 4 ngư dân Việt Nam mất tích được Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn dẫn thông tin từ Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) và Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam xác nhận.
Cụ thể, ngày 19/4, tàu chấp pháp Indonesia đã bắt giữ 2 tàu cá của Bình Định số hiệu BĐ 30942 TS/6 lao động, BĐ 30919 TS/6 lao động và va chạm dẫn đến chìm tàu cá BĐ 92039 TS/6 lao động tại 03043'N-104043E, thuộc vùng biển nước này (cách Tây Nam vùng phân định Việt Nam - Indonesia khoảng 160 hải lý).
4 ngư dân đang mất tích gồm: Phạm Văn Hưng (24 tuổi), Trần Trọng Quân (25 tuổi), Ngô Lam (54 tuổi), Nguyễn Văn Việt (50 tuổi). Tất cả đều cùng quê ở xã Mỹ Cát, huyện Phù Cát, Bình Định.
Ngay sau khi nhận được thông tin vụ việc, Cục Cứu hộ cứu nạn đã yêu cầu Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam kết nối liên lạc với cơ quan tìm kiếm cứu nạn hàng hải Indonesia yêu cầu cơ quan chức năng nước này thông báo hàng hải, tổ chức tìm kiếm cứu nạn các ngư dân tàu cá Việt Nam bị nạn trên biển.
Đồng thời Cục Cứu hộ Cứu nạn cũng đề nghị Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao tiếp tục trao đổi với Indonesia có biện pháp hỗ trợ công dân Việt Nam bị bắt giữ và tìm kiếm cứu nạn 4 ngư dân còn mất tích.
Theo thông tin mới cập nhật, 13h00 ngày 25/4, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã điều tàu CSB 8005, xuất phát từ Vũng Tàu lúc 13h00 ngày 25/4, đến hiện trường, phối hợp với Cảnh sát biển Indonesia, tổ chức tìm kiếm cứu nạn 4 ngư dân Việt Nam mất tích.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bồi thường tàu cá bị đâm chìm Bộ Ngoại giao Việt Nam trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc bồi thường vì đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi với 8 ngư dân ở Hoàng Sa. Tàu cá QNg 90617 TS và 8 ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại khu vực đảo Phú Lâm, vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam...