‘Tàu Arktika giúp Nga hạn chế hoạt động của đối thủ’
Nhận định trên được tờ Defense News của Mỹ đưa ra khi nói về chuyến đi Bắc Cực đầu tiên của tàu phá Arktika và vai trò của tàu này với Nga.
Theo tuyên bố của Nhà máy đóng tàu Baltic, tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên Arktika thuộc dự án 22220 đã đến Bắc Cực trong quá trình thử nghiệm hôm 3/10. “Đúng 18h ngày 3/10 (giờ dịa phương), tàu phá băng chạy năng lượng hạt nhân Arktika đã đến Bắc Cực.
Tàu phá băng chạy năng lượng hạt nhân Arktika.
Trong hành trình kéo dài gần 2 tuần từ St.Petersburg đến thành phố Murmansk, các chuyên gia cùng các kỹ sư của Nhà máy đóng tàu Baltic (hợp nhất với Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất) và đại diện của khách hàng (Hải quân Nga) đã kiểm tra tính ổn định của con tàu khi hoạt động đường dài. Tất cả đều hoạt động rất tốt đúng như thiết kế”, nhà sarn xuất Nga cho biết.
Khi tàu Arktika hoàn thành chuyến đi Bắc Cực đầu tiên, Nga cũng đã sẵn sàng cho chiếc tàu phá băng chạy năng lượng hạt nhân khác là Ural thực hiện chuyến thử thử nghiệm đầu tiên. Ural được hạ thủy hồi đầu năm 2019. Điểm làm nên sự đặc biệt của Ural chính là khả năng phá được lớp băng dày tới 3m.
Video đang HOT
Trong Tài liệu chiến lược Hải quân Nga được công bố hồi đầu năm 2019, Tổng thống Putin đặc biệt lưu ý Bắc cực là một vùng phát triển quan trọng trong hàng chục năm tới, và ông Putin yêu cầu các tướng lĩnh ưu tiên “bảo vệ quyền lợi Nga ở Bắc cực”.
Nói về chuyến đi Bắc Cực đầu tiên của tàu Arktika, tờ Defense News của Mỹ cho rằng, việc bảo vệ vùng bờ biển Bắc cực thuộc Nga luôn có sự hỗ trợ của một số đảo mà trên đó có các căn cứ quân sự của Liên Xô đang được phục hồi, biển phủ băng dày và đặc biệt là những tàu phá băng thế hệ mới thuộc dự án 22220.
Những yếu tố này giúp ngăn chặn sự xuất hiện của các thế lực hải quân ở vùng lạnh giá này, hạn chế không gian hoạt động của địch, đồng thời bảo đảm sự an toàn cho các tàu ngầm Nga khỏi bị do thám từ trên không.
Nhưng các lợi thế trên cũng là bất tiện cho hải quân Nga. Trước tiên là sự lo ngại về việc nuôi quân đóng trên các đảo, sự vận chuyển các phương tiện và hàng hóa bằng đường biển. Việc Nga dùng tàu phá băng bảo vệ Bắc cực là để giải quyết vấn đề này.
Cùng với tàu phá băng chạy năng lượng hạt nhân, Hải quân Nga đã đề xuất một lớp tàu phá băng chạy điện – diesel thế hệ mới. Việc đóng tàu này do Nga cần tăng cường hiện diện quân sự ở Bắc cực, cùng việc công nghiệp hóa khu vực giàu tài nguyên và năng lượng, dù các nhà bảo vệ môi trường nói hệ sinh thái mong manh của Bắc cực sẽ bị tác động nghiêm trọng.
Ngoài ý định mở rộng thế đứng quân sự ở Bắc cực, Nga cũng càng quan tâm đến quyền lợi kinh tế tại khu vực này. Nga sẽ có thể chở hàng hóa trên lãnh hải của mình, cho phép Nga hoạt động mà không phải dựa vào quyết định của nước khác, và nếu có chiến tranh thì hàng hậu cần sẽ an toàn hơn.
Tuyến đường Biển Bắc (NSR) cũng cho phép chở hàng từ phía bắc Nga ở châu Âu đến Viễn Đông Nga, nhanh hơn từ 7 đến 22 ngày so với việc tàu hàng vượt kênh đào Suez.
“Dù không dành quá nhiều ngân sách cho quốc phòng và khoản ngân sách này so với Mỹ còn kém xa nhưng Nga đã rất hiệu quả khi đầu tư cho Bắc Cực, nhất là về đội tàu phá băng. Và còn rất lâu Mỹ mới có thể đuổi kịp Nga trong lĩnh vực này”, báo Mỹ kết luận.
Tàu phá băng hạt nhân mạnh nhất thế giới của Nga ra biển
Tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân Arktika, biểu tượng cho tham vọng chinh phục Bắc Cực của Nga, hôm nay thực hiện chuyến đi đầu tiên.
Arktika, được thiết kế để vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng từ Bắc Cực, là con tàu khổng lồ với chiều dài 173 m, cao 15 m, trọng lượng rẽ nước 33.500 tấn và có thể phá vỡ lớp băng dày gần 3 m.
"Con tàu độc nhất được sản xuất trong nước này sẽ lần đầu tiên được trải nghiệm điều kiện khắc nghiệt ở Bắc Cực, nơi nó phải khẳng định được vị thế soái hạm trong đội tàu phá băng của Nga", nhà máy đóng tàu Baltic, nơi Arktika ra đời, ở St. Petersburg, cho biết.
Tàu Arktika chạy thử nghiệm ở St. Petersburg hồi tháng 12/2019. Ảnh: TASS.
Arktika dự kiến cập cảng Murmansk, phía tây bắc nước Nga trong hai tuần tới, sau khi thực hiện các bài kiểm tra hiệu suất trên đường đi.
Được khởi công từ năm 2016, Arktika là con tàu đầu tiên trong thế hệ tàu phá băng mới có tên Project 22220 của Nga, với công suất 60 megawatt, do Cơ quan Nguyên tử Nga, Rosatom, chế tạo. Arktika lần đầu tiên hạ thủy chạy thử nghiệm vào tháng 12 năm ngoái tại thành phố St. Petersburg.
Hồi tháng 4, Nga cho biết sắp đóng tàu phá băng hạt nhân mới có tên Leader, dài hơn 200 m, cao 40 m, công suất 120 megawatt, dự kiến hạ thủy vào năm 2025. Chi phí ước tính của tàu Leader lên tới 1,7 tỷ USD.
Nga là nước duy nhất trên thế giới vận hành đội tàu phá băng hạt nhân lớn, cho phép thực hiện tham vọng thúc đẩy lưu lượng hàng hóa dọc bờ biển Bắc Cực, đồng thời giúp việc đi lại giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương có thể diễn ra quanh năm.
Phát triển kinh tế ở Bắc Cực là một trong những mục tiêu quan trọng của Tổng thống Vladimir Putin. Khu vực này có trữ lượng dầu khí khổng lồ, đang được Nga, Mỹ và Na Uy để mắt tới.
Hình ảnh mới về sức hủy diệt của bom nhiệt hạch Sa Hoàng Tập đoàn Rosatom tuần trước công bố video mới về vụ thử bom nhiệt hạch RDS-220 với sức công phá 50 megaton tại quần đảo Novaya Zemlya hồi tháng 10/1961. Video đăng trên trang YouTube của Rosatom hôm 20/8 cho thấy bom nhiệt hạch Sa Hoàng (Tsar Bombar) mang định danh RDS-220 được chuyển tới khu vực cực bắc của Liên Xô bằng...