Tàu 67 hỏng: Cơ quan đăng kiểm Tổng cục Thủy sản đã “bật đèn xanh”?
Trước vấn đề tàu 67 của ngư dân Bình Định bị hư hỏng hàng loạt, ông Võ Thiên Lăng- Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cho rằng đây là hành vi phá hoại đất nước, công an cần vào cuộc điều tra và xử lý hình sự.
18 con tàu 67 được đóng tại 2 công ty TNHH MTV Nam Triệu (tại Hải Phòng, thuộc Tổng cục Hậu cần, Bộ Công an) và công ty TNHH Đại Nguyên Dương (Nam Định) bị hư hỏng đã khiến ngư dân Bình Định lao đao, đối mặt với số nợ hàng chục tỷ đồng từ vốn vay ngân hàng. Ngày 15.6, phóng viên Báo Dân Việt đã có cuộc phỏng vấn với ông Võ Thiên Lăng- Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam về vấn đề này.
Tàu 67 hư hỏng đang là nỗi lo của ngư dân Bình Định. Ảnh: D.T
Đăng kiểm làm tầm bậy là “chết”
Thưa ông, hàng loạt tàu 67 hư hỏng đang khiến ngư dân Bình Định thua lỗ, thậm chí họ đã nghĩ đến viễn cảnh tù tội do số nợ quá lớn. Vậy theo ông nguyên nhân nào dẫn đến vụ việc trên?.
-Có 3 nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất là do nhà máy đóng tàu, đây là nơi thực hiện hợp đồng với ngư dân trên cơ sở mẫu tàu được Tổng cục Thủy sản thông báo. Trong thiết kế, bản vẽ đã quy định rõ ràng đầy đủ về thiết bị đóng tàu. Tàu không hoạt động được do cơ sở đóng tàu đóng không đảm bảo kỹ thuật mà trong mẫu thiết kế đã đề ra, kể cả trong hợp đồng kinh tế với ngư dân.
Nguyên nhân thứ 2 xuất phát từ phía ngư dân. Nhưng nguyên nhân này cũng chỉ là khách quan, do lâu nay, họ không biết tàu vỏ thép như thế nào vì chỉ quen đi tàu vỏ gỗ. Nói đến tàu vỏ gỗ thì không ai có thể qua mặt được ngư dân, nhưng tàu vỏ thép họ rất lạ lẫm. Khi chủ tàu không biết gì sẽ rất khó khăn trong việc giám sát xem nhà máy đóng tàu có làm đúng hay không?. Nếu nhà máy lợi dụng ngư dân không biết gì rồi lắp bậy bạ, cuối cùng ra khơi đánh bắt không được thì chủ tàu cũng “bó tay”?.
Nguyên nhân thứ 3 là cơ quan đăng kiểm của Tổng cục Thủy sản. Đây là cơ quan đảm bảo an toàn kỹ thuật của con tàu, trong đó có phần máy, phần vỏ, thiết bị hàng hải, ngư lưới cụ….
Ngư dân Nguyễn Văn Lý- Chủ tàu BĐ 99004 buồn bã trên con tàu hư hỏng gần 20 tỷ đồng đóng tại công ty TNHH Đại Nguyên Dương. Ảnh: D.T
Vậy theo ông, trách nhiệm cụ thể của cơ quan đăng kiểm là gì, thưa ông?
Video đang HOT
-Trong quá trình hình thành con tàu hàng chục tỷ đồng của ngư dân, trách nhiệm cơ quan đăng kiểm cực kỳ quan trọng. Nếu cơ quan đăng kiểm không “bật đèn xanh” thì không ai có thể qua mặt được. Bởi lẽ, họ là những người kiểm tra từng bước một khi khởi công tàu đến lúc hoàn thành, chạy thử nghiệm và bàn giao cho ngư dân. Tất cả đều phải qua chữ ký của đăng kiểm viên. Về mặt quy định kiểm tra tàu bè rất chặt chẽ, bước 1 không xong thì không thể qua bước 2 và không thể có bước kế tiếp. Vì vậy, vai trò của đăng kiểm trong trường hợp này quyết định tất cả, nếu đăng kiểm làm tầm bậy là chết.
Ông Võ Thiên Lăng
Phải xử lý hình sự!
Có ý kiến cho rằng, thời gian qua, ít thấy nhắc đến trách nhiệm của cơ quan đăng kiểm, nếu không muốn nói là họ đang “lảng tránh”. Ông nghĩ như thế nào về vấn đề này?
-Thực sự, trách nhiệm quan trọng của đăng kiểm lâu nay người ta tránh, không đề cập đến. Tôi thấy, trong phiên chất vấn của đại biểu quốc hội đối với Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường thì trong câu hỏi chất vấn vai trò, trách nhiệm của đăng kiểm ở đâu trong việc 18 tàu 67 hư hỏng tại Bình Định. Bộ trưởng trả lời rất rõ ràng là: Tổ giám định tỉnh Bình Định sẽ kiểm tra tình hình, sau đó gởi báo cáo về Bộ. Đặc biệt, quan điểm của Bộ trưởng Cường rất cương quyết, khi cho biết bất kỳ nhân vật nào dính líu vào vấn đề này, kể cả nội bộ của Bộ NNPTNT cũng phải xử lý.
Tàu 67 hư hỏng, ngư dân Bình Định đành nằm bờ chờ sửa chữa. Ảnh: D.T
Lãnh đạo tỉnh Bình Định đã đề nghị Bộ Công an vào cuộc và yêu cầu đưa vào xử lý hình sự. Ông đánh giá như thế nào về động thái này?
-Tôi đã nghe ý kiến của luật sư về vấn đề tàu 67 hư hỏng tại Bình Định, cơ sở đóng tàu thay thép Trung Quốc trong khi hợp đồng là đóng thép Hàn/Nhật, rồi dùng may cũ thay máy mới… tất cả những vấn đề này đều vi phạm vào luật hình sự.
Dù kết quả giám định của Tổ giám định tại Bình Định như thế nào, thì phải chiếu theo luật hình sự mà xử lý. Tôi cho rằng, việc xử lý hình sự là đúng, cố tình thay thép, thay máy tầm bậy là hại cho đất nước. Vấn đề không chỉ có 18 chiếc tàu hư hỏng, mà đây theo nhiều người đây hành động “phản bội” đất nước, ngư dân không đi đánh bắt được thì làm sao bảo vệ lãnh thổ, ngư trường.
Theo ông, cơ quan chức năng cần xử lý sự cố tàu 67 hư hỏng như thế nào để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho ngư dân?
-Về vụ việc này, quan điểm của tôi là không có chuyện xử lý chung chung, rút kinh nghiệm cho qua chuyện. Bây giờ, công an cần vào cuộc điều tra ai vi phạm gì, tội ở đâu.. Sai đến đâu xử lý đến đó, nhất định phải xử lý hình sự.
Theo Danviet
Sự thật mới tiết lộ về tàu 67: Chủ công ty cấp máy dọa... tự vẫn
Công ty TNHH TM XNK Hoàng Gia Phát (tại TP.Hồ Chí Minh, nhà cung cấp máy Mitsubishi cho công ty TNHH MTV Nam Triệu) đã có văn bản cam kết thay toàn bộ máy mới cho ngư dân. Tuy nhiên, điều khá bất ngờ đã xảy ra khi đại diện công ty này lại "gạ gẫm" sửa chữa, chứ không thay mới như cam kết.
Nếu ngư dân bắt thay máy mới, công ty chỉ còn đường tự vẫn?
Mặc dù, ông Lê Hoàng Phong- Giám đốc Công ty TNHH TM XNK Hoàng Gia Phát đã có văn bản gởi đến cơ quan chức năng với cam kết thay mới toàn bộ máy Mitsubishi chính hãng cho ngư dân. Thế nhưng, theo tìm hiểu của Dân Việt đằng sau bản cam kết này lại hé lộ một sự thật khác.
Tàu 67 hư hỏng, ngư dân Bình Định đối mặt với nỗi lo nợ ngân hàng. Ảnh: D.T
Theo ông Nguyễn Chí Công - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn (Bình Định), sáng 15.6, bà Nguyễn Thị Sinh tự giới thiệu là vợ ông Lê Hoàng Phong- Giám đốc công ty TNHH TM XNK Hoàng Gia Phát (tại TP.Hồ Chí Minh) đã ra Hoài Nhơn để gặp gỡ ngư dân và đặt vấn đề sửa chữa máy Mitsubishi.
"Bà Sinh cho rằng, nếu thay toàn bộ máy Mitsubishi mới như trong cam kết thì công ty không đủ khả năng chi trả. Vì vậy, họ xin được sửa chữa. Nhưng tôi không đồng ý, ai đúng ai sai thì phải làm tới nơi, tới chốn. Nghị định 67 là phải máy mới chứ không sửa chữa gì hết. Không chỉ riêng máy mà kể cả thép đóng tàu cũng vậy" - ông Công khẳng định.
Ngư dân yêu cầu thay máy, thép mới theo đúng hợp đồng đóng tàu 67. Ảnh: D.T
Theo ngư dân Nguyễn Công Đồng- chủ tàu vỏ thép BĐ 99047 TS, đại diện Công ty TNHH TM XNK Hoàng Gia Phát đã đến đặt vấn đề với ông về việc khắc phục lại các sự cố hư hỏng máy trên tàu. Lý do được đưa ra là hiện tại công ty không đủ khả năng đền bù máy mới.Tuy nhiên, ngư dân yêu cầu nhất định phải đền máy mới như trong hợp đồng.
"Khi bắt đầu đóng tàu, ngư dân góp ý để tự chọn máy thì họ không chịu. Giờ máy hỏng, họ bảo để khắc phục sự cố nếu không đồng ý thì ngư dân đã dồn công ty vào con đường cùng?. Ngư dân cứ ép thay máy mới, họ sẽ tự vẫn chứ họ hết đường rồi, chúng tôi quá bất ngờ. Ngư dân không chịu, giờ máy tàu như vậy thì phải thay máy mới thôi"- ông Đồng kể lại.
Việc "thương thảo" sai hoàn toàn!
Ngư dân Đinh Công Khánh- Chủ tàu BĐ 99086 TS cho hay: "Đại diện công ty đã gặp ngư dân năn nỉ để cho công ty sửa chữa, khắc phục máy. Còn dư tiền bao nhiêu thì họ sẽ tính lại cho ngư dân nhưng chúng tôi không chịu. Máy của tôi theo hợp đồng trị giá hơn 2,5 tỷ đồng giờ hư hỏng thì ai dám sửa chữa. Chưa kể, công văn công ty gởi đi cam kết thay máy mới mà giờ họ lại năn nỉ sữa chữa, chúng tôi nhất quyết không chịu".
Để tìm hiểu sự việc trên, phóng viên đã nhiều lần liên lạc qua điện thoại với ông Lê Hoàng Phong- Giám đốc công ty TNHH TM XNK Hoàng Gia Phát nhưng ông không bắt máy.
Căng thẳng kiểm tra máy hư hỏng trên tàu của ngư dân Bình Định. Ảnh: D.T
Trưa nay (16.6), trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Phan Trọng Hổ- Giám đốc Sở NNPTNT Bình Định xác nhận đã nắm được thông tin đại diện Công ty TNHH TM XNK Hoàng Gia Phát "thương thảo" với ngư dân để sửa chữa chứ không thay máy mới.
"Việc thương thảo với ngư dân là sai hoàn toàn, vì Công ty TNHH TM XNK Hoàng Gia Phát không ký hợp đồng với ngư dân mà ký trực tiếp với Công ty TNHH MTV Nam Triệu. Vì vậy, Công ty Hoàng Gia Phát muốn làm gì cũng phải thông qua công ty Nam Triệu "- ông Hổ lý giải.
Theo ông Hổ, thời gian qua Sở NNPTNT đã yêu cầu công ty TNHH MTV Nam Triệu cung cấp hồ sơ đóng tàu với ngư dân để Tổ thẩm định kiểm tra nhưng phía công ty chưa cung cấp.
"Tuy nhiên, chúng tôi đã yêu cầu ngân hàng BIDV cung cấp hồ sơ đóng tàu và Tổ thẩm định đang trong quá trình tổng hợp, báo cáo kết quả. Còn việc đơn vị cung cấp máy thương thảo thì kệ họ, dù ngư dân đồng ý sửa chữa máy quan điểm của chúng tôi vẫn kiên quyết không được. Đây là trách nhiệm của công ty TNHH MTV Nam Triệu, nếu thay hay sửa chữa có chuyện gì thì ai chịu trách nhiệm"- ông Hổ khẳng định.
Trước đó, ông Lê Hoàng Phong- Giám đốc công ty TNHH TM XNK Hoàng Gia Phát (tại TP.Hồ Chí Minh) đã có văn bản gởi cơ quan chức năng về việc cam kết thay máy mới Mitsubishi cho ngư dân đóng tàu 67 bị hỏng. Ông Phong khẳng định: "Với trách nhiệm là đơn vị cung cấp máy, tôi cam kết chịu trách nhiệm thay lại toàn bộ máy tàu thủy mới chính hãng Mitsubishi cho các tàu đã lắp đặt máy của chúng tôi, tàu do công ty TNHH MTV Nam Triệu thi công trong vòng 1-3 tháng". Tuy nhiên, đằng sau văn bản này lại xuất hiện một sự thật hoàn toàn khác.
Theo danviet
Gặp người đưa 100 triệu "bịt miệng" ngư dân tàu 67: Chỉ để hỗ trợ? Ngư dân Trần Đình Sơn (trú huyện Phù Mỹ, Bình Định) liên tục khẳng định mình bị lừa khi ký cam kết thỏa thuận không khiếu kiện công ty TNHH MTV Nam Triệu và đã trả lại 100 triệu đồng nhận từ công ty trước đó. Nhận 100 triệu đồng và không khiếu kiện! Ngư dân Trần Đình Sơn (trú xã Mỹ An,...