“Tất tật” về phủ ceramic cho xe ô tô
Công nghệ phủ ceramic được giới thiệu là giúp xe luôn bóng sạch và chống xước, nhưng nếu nó ưu việt như vậy thì tại sao các nhà sản xuất ô tô không áp dụng luôn từ nhà máy?
Phủ ceramic giúp xe có hình thức bóng đẹp hơn (Ảnh: Jay Honda).
Liệu phủ ceramic có tốt hơn các loại sáp bóng hoặc cana truyền thống? Có thực sự cần thiết phủ ceramic cho xe không? Phủ ceramic có thể bảo vệ xe bạn ở mức độ nào? Bài viết này sẽ cung cấp tất cả những thông tin cơ bản nhất, cần quan tâm nhất về phủ ceramic cho xe ô tô, từ khái niệm, ưu – nhược điểm, cho tới chi phí.
Phủ ceramic là gì?
Phủ ceramic ô tô (còn gọi phủ gốm) là phủ lên bề mặt ô tô một lớp polymer dạng lỏng, thường có thành phần gốc vô cơ như titan dioxit, silic dioxit…, rồi đánh bóng, nhằm mục đích hạn chế những tác động từ bên ngoài có thể làm hỏng, bạc màu sơn xe, đồng thời khiến xe bóng hơn. Từng bộ phận trên xe sẽ được phủ một loại ceramic khác nhau như: phủ ceramic sơn xe, phủ ceramic kính…
Nếu như các loại sáp hoặc cana truyền thống cũng giúp xe bóng đẹp như mới, nhưng không giữ được lâu – nhiều nhất là 12 tháng, thì phủ ceramic tạo một lớp bảo vệ bề mặt sơn được khá lâu – từ 2 đến 5 năm, nếu bạn chăm sóc xe tốt.
Ngoài ra, phủ ceramic cũng có công dụng chống bụi bẩn cho xe, do bề mặt láng bóng.
Phủ ceramic thường được quảng cáo là “tạo hiệu ứng lá sen”, giúp xe ô tô có khả năng chống nước, chống bụi, chống xước (Minh họa: Autospa In).
Ưu điểm của phủ ceramic
Video đang HOT
Như đã đề cập ở trên, ưu điểm chính của phủ ceramic và tạo về mặt trơn loáng cho xe. Lớp phủ bóng này còn có độ trơ chống cả nước, nên các loại chất bẩn dạng lỏng cũng khó có thể bám trên thân xe. Với các loại chất bẩn “cứng đầu” hơn, bạn chỉ cần rửa qua là xe lại sạch bóng.
Ưu điểm thứ hai của việc phủ ceramic là bảo vệ thân xe khỏi tia UV từ ánh nắng mặt trời, giúp xe không bị nhanh bạc màu. Ngoài ra, lớp phủ ceramic cũng giúp xe chống han gỉ, xước dăm.
Nhược điểm của phủ ceramic
Dù có vai trò bảo vệ sơn xe khỏi chất bẩn, nhưng phủ ceramic có một nhược điểm lớn là nó không phải “áo giáp” cho xe. Đây cũng chính là một trong những hiểu lầm phổ biến.
Đúng là lớp phủ ceramic cực kỳ cứng, nhưng dù sao nó cũng chỉ là một lớp phủ rất mỏng trên bề mặt sơn. Do đó, thực tế là lớp phủ gốm không thể bảo vệ xe bạn khỏi bị đá dăm hoặc vật kim loại cào xước.
Cũng cần nhớ rằng phủ coating không có nghĩa là xe bạn hoàn toàn không bị bám bụi. Một số chất bẩn vẫn có thể bám trên bề mặt xe. Vì thế, nếu muốn xe luôn bóng loáng bạn vẫn phải rửa xe thường xuyên (ít nhất 1 tuần/lần).
Bên cạnh đó, nếu thợ phủ ceramic không đúng kỹ thuật, sử dụng hóa chất kém chất lượng thì có thể làm hỏng lớp sơn nguyên bản của xe, hoặc nhẹ hơn thì khiến lớp phủ ceramic không bền, nhanh xỉn màu, ố vàng. Khi đó, chi phí khắc phục hậu quả sẽ không nhỏ, chưa kể việc khiến chủ xe thấy phiền phức, rắc rối.
Phủ ceramic có gây hại gì cho sơn xe không?
Nhiều chủ xe lo ngại việc phủ một lớp hóa chất lên có thể sẽ ảnh hưởng đến lớp sơn nguyên bản của xe. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu sử dụng ceramic kém chất lượng để phủ cho xe. Ngược lại, các sản phẩm uy tín sẽ giúp mang lại những lợi ích thẩm mỹ và bảo vệ xe như đã đề cập ở trên.
Ngay cả trường hợp phủ ceramic bị lỗi thì vẫn có thể xử lý mà không gây hại đến sơn xe.
Tại sao các nhà sản xuất ô tô không phủ ceramic cho xe ngay từ đầu?
Câu trả lời là chi phí và thời gian. Việc phủ ceramic chỉ có thể thực hiện sau khi có lớp sơn xe hoàn thiện, nên sẽ khiến nhà sản xuất ô tô mất thêm ít nhất từ 3 ngày đến 1 tuần mới có thể cho xe xuất xưởng, tức là công suất giảm xuống.
Trong khi đó, chi phí cho việc phủ ceramic cũng không nhỏ, sẽ làm tăng giá xe.
Phủ ceramic có thể giúp chủ xe vừa có cảm giác được đi xe mới lâu hơn, vừa bán lại xe với giá tốt hơn (Ảnh: Vive Houston).
Chi phí phủ ceramic là bao nhiêu?
Chi phí phủ ceramic cho xe phụ thuộc vào 3 yếu tố: chất lượng của hóa chất phủ, kích thước xe, và tình trạng xe.
Yếu tố thứ nhất đã tự giải thích tất cả. Hóa chất phủ càng tốt thì chi phí càng cao.
Thứ hai, nếu xe bạn to thì diện tích về mặt phủ ceramic sẽ lớn, chi phí tất nhiên cao hơn so với phủ ceramic xe nhỏ.
Tình trạng xe cũng là một yếu tố rất quan trọng. Xe bạn bị xước sơn nhiều, màu sơn đã bị bạc, hoặc có vết han gỉ… tất cả đều cần được xử lý trước khi phủ ceramic. Như vậy, phủ ceramic cho xe mới sẽ rẻ hơn xe cũ.
Tùy thuộc vào các yếu tố trên, giá sơn phủ ceramic hiện nay trên thị trường dao động trong khoảng từ 5 triệu đồng cho tới vài chục triệu đồng.
Có nhất thiết phải phủ ceramic cho xe không?
Với các ưu – nhược điểm như nêu trên, việc phủ ceramic cho xe phù hợp với những người thích xe luôn bóng loáng, người sử dụng xe tần suất cao, người chú trọng việc “giữ giá” cho xe.
Thời điểm tốt nhất để tiến hành phủ ceramic cho xe là ngay từ khi mới mua xe về, vì khi đó, màu sơn còn mới, chưa trầy xước… nên phủ ceramic sẽ đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh chất lượng hóa chất và kỹ thuật thi công, một yếu tố cần lưu ý khi phủ ceramic cho xe là không cần phải phủ quá nhiều lớp. Để thu tiền cao hơn, nhiều cơ sở phủ ceramic thường khuyên khách phủ càng nhiều lớp càng tốt, để lớp sơn bền hơn, chống xước tốt hơn. Có nơi thậm chí khuyến khích khách hàng phủ 10-15 lớp. Tuy nhiên, thực tế là ceramic có độ kết dịch tốt nhất ở 2-3 lớp. Nếu phủ quá 5 lớp, đặc biệt là với những loại ceramic kém chất lượng, thì xe có thể bị bong tróc, nứt bề mặt.
Tiêu chuẩn kháng nước dành riêng cho xe ô tô điện
Xe ô tô điện trong mấy năm trở lại đây xuất hiện khá nhiều trên thị trường vì nhiều tính năng vượt trội, tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về khả năng chống chịu nước và bụi từ xe này.
Hầu hết mọi mẫu ô tô điện đều có hệ thống chống nước/bụi theo chuẩn IP (Ingress Protection). Chỉ số IP thường thấy trên một chiếc EV có thể là IP65 hoặc IP67, tùy thuộc nhà sản xuất. Trong đó, con số đầu tiên là khả năng chống vật rắn xâm nhập (bao gồm bụi) và con số thứ hai là khả năng chống chất lỏng xâm nhập (bao gồm nước). Chỉ số càng cao, khả năng chống chịu trước hai yếu tố đó càng tốt. Pin EV ngày nay đều đạt chỉ số IP67 (Volkswagen cho biết pin EV của họ đạt chỉ số IP68), tức là rất cao rồi, bởi bất kỳ thứ gì vượt trên mức này thường là những trang thiết bị chuyên dụng, như...tàu ngầm.
Các mẫu xe điện sẽ có tiêu chuẩn về khả năng chống nước riêng
Chỉ số IP67 cho phép xe ô tô điện lội nước ở độ sâu tối đa 1 mét trong thời gian lên đến 30 phút. Do đó, trong tình huống xe ô tô điện cần vượt qua vùng ngập, vốn thường có độ sâu khoảng 30cm trở lại, bạn không cần lo lắng về vấn đề nước làm hỏng động cơ hoặc gây chập điện.
CEO Tesla, Elon Musk, từng nói rằng trong tình huống ngập nước, những chiếc Tesla của ông có thể kiêm luôn vai trò một...chiếc thuyền nếu muốn (dù biết là đùa, nhưng câu nói đó ít nhiều cũng cho thấy khả năng chống nước tuyệt vời của một trong những mẫu xe ô tô điện hàng đầu thế giới).
Một mẫu xe ô tô điện nổi tiếng khác, khá phổ biến tại Mỹ, là Nissan Leaf cũng có chỉ số IP67, mà theo giám đốc Nissan Bắc Mỹ Jonathon Ratliff là cho phép xe sạc được ở bất kỳ điều kiện thời tiết nào và nó chỉ " thua tàu ngầm một chút thôi "!
Tất cả các hệ thống trên xe ô tô điện, đặc biệt là bên trong pin, đều có cơ chế bảo vệ đa lớp, kích hoạt ngay lập tức khi phát hiện dấu hiệu ngấm nước đầu tiên. Pin của xe cũng thường có khả năng tự "cách lý", hay ngắt kết nối điện, với phần còn lại của xe khi xảy ra sự cố. Ví dụ, mẫu xe ô tô điện VinFast VF e34 có cơ chế bảo vệ 3 vòng chống rò điện bằng phần mềm, phần cứng, và chống quá dòng quá nhiệt theo tiêu chuẩn châu Âu, cũng như vị trí đặt pin ở dưới khung gầm gia cố, giúp đảm bảo tối đa an toàn trong quá tình vận hành.
'Phủ nano' có giúp ô tô chống trầy xước hay chỉ là trò bịp? Nhiều người dùng vẫn còn nghi ngại dịch vụ phủ nano được các trung tâm chăm sóc xe "quảng cáo" có khả năng bảo vệ sơn, giúp xe luôn bóng loáng. Sự thật của việc "phủ nano" là gì, có lợi ích gì cho bề mặt sơn của xe ô tô? Phủ nano là dịch vụ chăm sóc xe phổ biến, nhưng cần...