Tất tần tật những thứ mà mẹ cần chuẩn bị trước khi mang thai
Lên kế hoạch và có sự chuẩn bị trước khi mang thai thật kỹ càng sẽ giúp người mẹ có thai kỳ thật khỏe mạnh. Tìm hiểu về thai kỳ, khám sức khỏe, uống thuốc bổ, thay đổi lối sống,… là những điều mà mẹ cần theo dõi và chuẩn bị trước khi mang thai.
1. Đi kiểm tra sức khỏe
Khám sức khỏe trước khi mang thai thường được gọi chung là khám tiền sản. Trong gói khám tiền sản chuẩn bị trước khi mang thai, thông thường bác sĩ sẽ kiểm tra thể lực, xem lịch sử y tế của bạn và gia đình, loại thuốc bạn đang sử dụng,.. Bác sĩ sẽ đặc biệt kiểm tra các bệnh lây qua đường tình dục và bệnh nhiễm trùng. Bởi đây là những căn bệnh có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Để chuẩn bị trước khi mang thai, bạn cũng nên đến gặp nha sĩ. Tưởng như không liên quan, nhưng đây là việc rất quan trọng. Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi, nồng độ progesterone và estrogen tăng cao có thể ảnh hưởng đến nướu răng, khiến bạn dễ mắc các bệnh lý nha khoa. Mặt khác, các bệnh nhiễm trùng răng miệng có thể theo đường máu tác động trực tiếp lên sức khỏe thai nhi.
1.2. Kiểm tra di truyền
Kiểm tra di truyền là công việc chuẩn bị trước khi mang thai mà cả 2 vợ chồng cần thực hiện. Bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để chắc chắn không ai trong 2 vợ chồng bị các bệnh lý có thể di truyền cho thai nhi. Các bệnh lý di truyền nghiêm trọng có thể kể đến như bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, bệnh thiếu máu tán huyết, bệnh teo cơ tủy, bệnh Tay-Sachs,…
Xét nghiệm kiểm tra di truyền là công việc chuẩn bị trước khi mang thai – Ảnh Internet
Video đang HOT
Các xét nghiệm kiểm tra di truyền chủ yếu được thực hiện trên mẫu nước bọt hoặc mẫu máu, là công việc chuẩn bị trước khi mang thai khá đơn giản. Nhưng nó có ý nghĩa rất to lớn, giúp xác định nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Từ đó, giúp bố mẹ phòng tránh, hoặc theo dõi và can thiệp sớm đảm bảo thai nhi phát triển bình thường.
2. Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học
Để chuẩn bị trước khi mang thai, cơ thể của người mẹ cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và đều đặn, tạo môi trường tối ưu nhất để nuôi dưỡng một đứa bé. Mà hầu hết các chất dinh dưỡng đều được cung cấp từ những món ăn hàng ngày. Do đó, việc thiết kế chế độ ăn uống khoa học là vô cùng cần thiết.
Bạn có thể tìm hiểu các chất và hàm lượng dinh dưỡng có trong từng loại thực phẩm để tính toán và thiết kế thực đơn ăn uống hợp lý nhất. Nếu cảm thấy khó khăn và hoang mang, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia dinh dưỡng.
Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng bằng thuốc bổ cũng là việc cần thiết trong quá trình chuẩn bị trước khi mang thai. Những loại thuốc bổ mẹ nên uống trước khi mang thai là Acid folic, Canxi, Sắt, Vitamin tổng hợp,… Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định uống bất kỳ loại thuốc bổ nào. Tùy vào tình trạng cơ thể mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn loại thuốc và liều lượng thích hợp.
3. Thay đổi lối sống
- Tập thể dục giúp mẹ nâng cao sức khỏe, xương khớp và cơ bắp dẻo dai, sẵn sàng cho việc mang bầu. Thực tế, tình trạng cân nặng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nếu mẹ bị thừa cân có thể làm tăng nguy cơ dị tật ở bộ phận sinh dục và hệ thần kinh của bé, gây tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, huyết áp cao, sinh non,…. Hoặc mẹ bị thiếu cân có thể làm tăng nguy cơ sinh con bị nhẹ cân hoặc sinh non, suy giảm sức khỏe của mẹ và bé. Tập thể dục sẽ giúp mẹ duy trì cân nặng khỏe mạnh.
- Uống rượu bia và hút thuốc lá làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Do đó trước khi có ý định mang thai mẹ cần bỏ uống rượu, cai thuốc lá và tránh xa môi trường có nhiều khói thuốc lá.
Trước khi có ý định mang thai phụ nữ cần bỏ thuốc lá – Ảnh Internet
- Bỏ hoặc giảm liều lượng caffein sẽ giúp bạn tăng khả năng thụ thai.
- Khi chuẩn bị trước khi mang thai, bạn không đến nơi không khí ô nhiễm hoặc có nhiều loại hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn màu, chất phóng xạ,…
- Cẩn trọng khi sử dụng son môi và mỹ phẩm, bởi hàng không đảm bảo có chứa rất nhiều chì. Chì có khả năng lưu lại rất lâu trong cơ thể. Trong tương lai sẽ gây hại cho thai nhi. Ngoài ra, việc sử dụng các hóa chất tẩy rửa, thuốc tẩy,… cũng cần được hạn chế tối đa.
- Các bệnh nhiễm trùng không những gây hại cho mẹ, mà còn có thể gây dị tật bẩm sinh. Do đó, mẹ cần thay đổi lối sống vệ sinh hơn để phòng tránh các căn bệnh nhiễm trùng. Lưu ý ăn chín uống sôi, rửa tay thường xuyên, mang găng tay khi làm vườn hoặc đổ rác, tiêm vacxin phòng bệnh,….
- Ngưng uống thuốc tránh thai ngay khi bạn có kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai. Đợi đến khi chu kỳ kinh nguyệt ổn định trở lại thì bạn có thể thực hiện thụ thai.
4. Chuẩn bị tài chính
Có một đứa trẻ sẽ làm giảm thu nhập của người mẹ, đồng thời gia tăng các khoản phải chi tiêu. Đảm bảo tài chính vững vàng sẽ giúp tâm lý bố mẹ thoải mái hơn, em bé được chăm sóc tốt hơn. Những việc bạn có thể chuẩn bị trước khi mang thai để đảm bảo tài chính là:
- Vợ chồng tính toán đổi việc hoặc làm thêm công việc để có thu nhập cao hơn.
- Mua bảo hiểm thai sản.
- Lựa chọn bệnh viện phụ sản phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình để khám thai và đăng ký sinh. Tốt nhất nên chọn bệnh viện có áp dụng loại bảo hiểm thai sản mà bạn đang tham gia.
- Để ra một khoản tiền tiết kiệm đủ để chi tiêu trong khoảng thời gian mẹ mang bầu và nghỉ thai sản.
5. Chuẩn bị trước khi mang thai về tâm lý
Đây là bước chuẩn bị trước khi mang thai vô cùng quan trọng. Do đó, cả bố và mẹ cần chuẩn bị tâm lý trước khi có ý định sinh con. Bạn cần tự hỏi, cả 2 vợ chồng đã sẵn sàng có thêm một thành viên mới hay chưa? Điều kiện gia đình có thể gánh vác thêm một đứa trẻ không? Bố và mẹ đã chuẩn bị những gì cho việc có con? Bố mẹ có thể cân bằng giữa công việc và gia đình hay không? Bố mẹ có chấp nhận hi sinh nhiều thú vui khác để dành thời gian cho con hay không?……
Sinh con có thể làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của người phụ nữ. Nhan sắc, công việc, thời gian,….. tất cả đều có biến đổi lớn. Do đó việc chuẩn bị trước khi mang thai là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, bởi mang thai còn là một quá trình đầy thú vị và hạnh phúc!
Mai Nhung
Mẹ thiếu vitamin D, nguy cơ con mắc ADHD
Chuyên gia Minna Sucksdorff từ Đại học Turku (Phần Lan) cho biết bên cạnh kiểu gien, việc thiếu vitamin D trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
Việc thiếu vitamin D trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý - Ảnh minh họa: Shutterstock
Nghiên cứu được thực hiện với sự cộng tác giữa các nhà khoa học từ Đại học Turku (Phần Lan), Đại học Columbia, New York (Mỹ) và được tài trợ bởi Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia Mỹ và Học viện Phần Lan, theo Science Daily.
Khảo sát ở khoảng 2.000 trẻ em, trong đó có những trẻ được chẩn đoán mắc ADHD, các chuyên gia thấy rằng mức độ vitamin D của mẹ thấp trong giai đoạn đầu đến giữa thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ mắc ADHD ở con.
Cơ quan y tế Phần Lan hiện khuyến nghị bổ sung vitamin D khi mang thai là 10 microgam mỗi ngày trong suốt thời gian này. Vitamin D có trong cá, phô mai, sữa... Tắm nắng 10 - 15 phút/ngày giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.
Theo Thanh niên
Tưởng có bầu, ai ngờ là khối u ung thư nặng 6 kg Katie Holmes, 22 tuổi, đến từ Waltham Cross, Hertfordshire (Anh) đã rất ngạc nhiên khi phát hiện các triệu chứng mang thai và "bụng bầu" của cô thực sự là một u nang ung thư buồng trứng nặng hơn 6 kg, theo Metro. Ảnh minh họa: Shutterstock Khi cô đột ngột mất kinh và bắt đầu buồn nôn mỗi sáng, cô nghĩ có...