Tất tần tật những điều cần biết khi cúng ông Công ông Táo
Bài viết này sẽ hướng dẫn tất cả những điều cần biết khi cúng Táo Quân để cả năm phát tài phát lộc.
Ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch) là ngày Táo quân về trời để báo cáo công việc đã xảy ra dưới trần gian trong vong một năm qua. Bởi vậy, vào ngày này các gia đình đều thành tâm chuẩn bị lễ vật tiễn ông Công, ông Táo về trời.
Tuy nhiên, hiện nay do phong tục mỗi nơi mỗi khác và có nhiều tranh luận khác nhau về vấn đề chuẩn bị lễ vật để ông Công, ông Táo về trời. Đơn giản nhất đó chính là việc nên dùng cá chép sống (cá thật) hay cá chép giấy để làm lễ tiễn ông Công, ông Táo…
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn tất cả những điều cần biết khi cúng ông Công ông Táo:
Ông Táo cúng ở bếp
Đại đức Thích Chúc Tiếp, Chánh văn phòng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thái Nguyên cho biết, ngày 23 tháng Chạp hay ngày ông Táo về chầu trời còn được xem như ngày cúng gia tiên, tất niên cuối năm. Đây là lễ mở đầu cho hàng loạt các nghi lễ trong Tết Nguyên đán của người Việt, kéo dài từ ngày 23 tháng Chạp cho đến rằm tháng Giêng. Sau khi tiễn đưa ông Táo, mọi người thường bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, cắm hoa… chuẩn bị năm mới.
Theo phong tục cổ truyền, Táo quân là người cai quản chuyện bếp núc của mỗi gia đình. Táo quân bao gồm 2 ông và một bà cũng là tượng trưng cho chiếc kiềng 3 chân trong căn bếp ấm cúng của người Việt ngày xưa. Người xưa quan niệm, gia đình có yên ấm, hạnh phúc hay không cốt yếu là ở cái bếp bởi đó là nơi giữ lửa. Táo quân là người biết hết mọi chuyện lớn bé, xấu tốt trong nhà gia chủ.
Hàng năm, cứ 23 tháng Chạp là Táo quân lại cưỡi cá chép lên Thiên đình bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt, xấu trong năm của từng nhà. Đồng thời, thay gia chủ bày tỏ mong muốn một năm mới vạn sự an lành. Vì vậy, gia đình nào cũng chuẩn bị một mâm cỗ đầy đủ để tiễn các Táo lên chầu Trời.
Nói về việc cúng Táo quân nên ở bếp hay ban thờ gia tiên, Đại đức Thích Chúc Tiếp cho rằng, theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Táo đặt trong bếp có thể bên cạnh hoặc bên trên bếp, thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc.
Cúng ông Công, ông Táo rất quan trọng trong năm.
Hiện ở một số chùa lớn cũng thường có ban thờ riêng cúng Táo quân. Xưa, lễ cúng Táo quân thường đặt trong bếp, nơi đặt ban thờ riêng các Táo. Song ngày nay, việc thờ cúng đã đơn giản hóa, nhiều nhà không có ban thờ riêng ông Táo. Với những nhà không có ban thờ Táo quân riêng sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt dưới gian bếp và thêm một mâm khác thắp hương ở ban thờ thần linh, gia tiên thực hiện nghi lễ cúng chính. Khi cúng người dân nổi lửa để bếp cháy đỏ rồi bày mâm cỗ…
Video đang HOT
Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Lý học Đông phương cũng chia sẻ về vấn đề này. Theo đó, các gia đình thường cúng ông Công, ông Táo trên bàn thờ gia tiên, nhưng thực tế đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình. Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, việc mọi người gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.
Đồ cúng, đồ lễ
Thông thường đồ cúng, đồ lễ chỉ đơn giản là bánh, kẹo và nước trà, với mong muốn Táo công “ngọt giọng”, nói những điều hay. Không cần thiết làm cả mâm cỗ và nếu làm cỗ mặn cũng không được đặt lên ban thờ, mà đặt ở cái bàn con bên dưới.
Lễ vật cúng ông Công, ông Táo thường có 3 chiếc mũ ông công, trong đó hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Những đồ vàng mã này sẽ được hóa (đốt đi) sau lễ cúng ông Táo. Trên thực tế cũng không cần thiết phải dùng đồ vàng mã này, bạn không sắm cũng không sao.
Để ông Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc hay cúng con cá chép (hay cá vàng) còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa rồng” đưa ông Táo về trời. Sau khi cúng sẽ phóng sinh cá ra ao hồ hay ra sông. Nhiều nơi không hiểu, dùng cá rán để cúng là không phải. Đặc biệt, người dân cũng không nên theo trào lưu phóng sinh mà mua cả chậu cá, thả cua, ốc, rùa.
Tại miền Trung, người dân cúng thêm một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì chỉ cúng mũ, áo và đôi hài bằng giấy.
Vị trí đặt đồ lễ
Thường làm lễ ngay ở ban thờ thần linh gia tiên, chứ không nên đặt đồ lễ ở ban thờ Phật hoặc lập riêng ban thờ Táo quân. Một số nơi, nhất là miền Nam có xu hướng lập ban thờ Táo quân riêng ở bếp. Đây là điều không cần thiết và không nên vì trong một nhà thờ nhiều thần linh sẽ hay xảy ra tranh cãi, bất hòa giữa các thành viên trong gia đình, con cái khó bảo hoặc gây ra những trục trặc khác về tình cảm, tình duyên. Khi hương cháy đến 2/3 là có thể mang vàng mã ra hóa và mang cá đi phóng sinh.
Bài cúng khấn Tết Ông Táo 23 tháng Chạp phổ biến nhất:
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin)
Theo Khỏe & Đẹp
Tháng "củ mật": Cảnh giác đề phòng tai nạn, trộm cắp
Tháng Chạp còn gọi là tháng "củ mật", nhu cầu đi lại, mua sắm những ngày giáp tết, trong tết tăng. Do vậy, cần nâng cao cảnh giác, đề phòng tai nạn, trộm cắp.
Tại sao lại gọi tháng Chạp là tháng "củ mật"?
Tháng Chạp, theo cách gọi dân gian- "tháng củ mật", là thời điểm năm hết Tết đến, cũng là thời điểm kẻ xấu lợi dụng sự sơ hở của mọi người để trộm cướp. "Củ" là củ soát, kiểm soát, còn "mật" là cẩn mật, nghĩa là kiểm soát cẩn mật. Xưa kia, cứ đến tháng Chạp, các quan phủ thường hay nhắc nhở những người dân cần cẩn mật, các tuần đinh phải tăng cường kiểm soát cẩn mật để phòng ngừa đạo chích.
Cho đến nay, tháng Chạp vẫn được coi là "tháng củ mật". Ngoài ra, "tháng củ mật" còn bị xem là tháng hay bị xui xẻo, dễ mất mát tiền của, hay bị "tai bay vạ gió", có khi hao người tốn của với những lý do hết sức khác nhau nhưng thường được cho là... đen và đắng như Củ Mật.
Anh minh hoa
Tháng 12 âm lịch, nhất là những ngày giáp tết, hầu hết ai cũng luôn luôn có việc, phải đi lại thường xuyên, thức khuya, dậy sớm, khách đến nhà chơi, đến giải quyết công việc nhiều nên thường gây nên trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, buồn ngủ.
Vậy nên, hầu hết xong việc đặt lưng là ngủ say, nhiều khi ngồi cũng có thể ngủ ngon lành, cổng, cửa đôi khi quên cả khóa, xe quên cả cho vào nhà, đồ dùng quên cả cất dọn, thêm nữa là nhu cầu mua sắm những ngày giáp tết tăng, thường xuyên mang tiền trong người. Do vậy, nếu cảnh giác không cao sẽ là cơ hội "ngàn vàng" cho đạo chích lộng hành, đen đủi như mất tiền, mất của dễ xảy ra.
Tháng Củ Mật đồng nghĩa với tiệc tùng gia tăng, cần thận trọng khi đã uống bia rượu. Cuối năm, thời tiết hanh khô cộng với nhiều hoạt động vui chơi giải trí, tại nơi tập trung đông người rất dễ xảy ra cháy, nổ...
Đề phòng tai nạn giao thông, trộm cắp tháng "Củ mật"
Vấn đề cảnh giác, đề phòng tai nạn giao thông dịp Tết cần phải được đặt lên hàng đầu. Cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Số liệu thống kê cho thấy, 3 ngày đầu nghỉ tết Dương lịch 2016, trên toàn quốc đã xảy ra 124 vụ tai nạn giao thông, làm chết 65 người, bị thương 94 người.
Tháng 12 âm lịch, nhu cầu mua sắm những ngày giáp tết tăng, thường xuyên mang tiền trong người. Do vậy, nếu lơi là sẽ là cơ hội "béo bở" cho đạo chích lộng hành, đen đủi như mất tiền, mất của dễ xảy ra. Có nhiều sự việc dẫn đến hậu quả đau lòng đã xảy ra thời gian qua vì trộm cắp. Ví như vụ hung thủ Trần Văn Hơn, (sinh năm 1998, ngụ ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới) sát hại bé gái 13 tuổi để cướp điện thoại di động hồi tháng 6. Hay như gần đây, ngày 7/1 đã xảy ra vụ cướp ô tô chở vàng táo tợn ngay trước cửa nhà ở Hà Nội...
Bên cạnh đó, người dân cũng cần cảnh giác cao độ khi mua hàng bởi thị trường hiện nay đang tràn lan hàng giả, hàng kém chất lượng. Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã phanh phui hàng loạt vụ việc chấn động vì thực phẩm bẩn, găm hàng chờ Tết, hàng nghìn lọ mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả,...
Theo Sưc khoe công đông
Gã 'thư sinh' khiến trùm Năm Cam câm lặng, phải nhượng đất cắt phần Năm Cam ra tay thu phục Thắng "chập" về trướng, nhưng bất ngờ đại ca đất Nam Định này thẳng thừng từ chối và tuyên bố "hùng cứ" một phương trời. Giang hồ thành Nam "chơi đẹp" Năm Cam Năm Cam, Hải Bánh, Dung Hà. Những cái tên khi nhắc tới khiến giới giang hồ dựng tóc gáy. Số phận và con đường...