Tất tần tật các bệnh thường gặp về họng và cách phòng tránh
Mỗi khi có chuyện gì đó mà không thể cãi vào đâu được nữa, đành chịu lép vế ngồi im, người ta bảo là… “cứng họng”!
Khi… cứng họng, âm thanh không thể phát ra. Họng là nơi giao nhau của đường hô hấp và đường tiêu hóa. Nó được ví như là một ngã tư đường đảm trách nhiều chức năng khác nhau như nuốt, thở, nói, nghe, nếm…
Hình dáng, cấu trúc và chức năng
Họng có hình dáng giống như một chiếc phễu. Phần trên phễu xòe rộng. Phần dưới phễu thu lại hẹp hơn. Bản chất của họng là một ống cơ và màng ở ngay trước cột sống đoạn cổ.
Chiều dài trung bình của họng khoảng 12cm, đi từ mảnh nền của xương chẩm đến ngang tầm vị trí đốt sống cố thứ IV.
Phía trên, họng nối liền với mũi. Phía dưới, nối liền với thanh quản và thực quản. Thành họng được kết cấu bởi lớp cân, cơ và niêm mạc. Họng được chia thành 3 phần: Tỵ hầu (họng mũi), khẩu hầu (họng miệng) và thanh hầu (họng thanh quản). Họng có nhiều tổ chức lympho.
Tổ chức lympho lớn nhất và cũng thường gây phiền toái cho khổ chủ là các amidan. Về phương diễn mô học, các amidan giống như cấu trúc của hạch bạch huyết.
Họng cũng có mạng lưới thần kinh để điều khiển các chức năng hoạt động một cách có hiệu quả và được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu.
Họng còn có chức năng phát âm, thở, nghe, cảm nhận hương vị của các thức ăn (chức năng vị giác). Ngoài ra họng còn góp phần bảo vệ cơ thể qua hệ thống tổ chức lympho.
Các bệnh lý thường gặp
Viêm họng cấp: Là một bệnh lý cấp tính thường gặp, nhất là khi thời tiết đột ngột thay đổi. Bệnh xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Đây là tình trạng viêm của lớp niêm mạc họng, thường đi kèm với viêm amidan.
Nhiều trường hợp tạo nên một hợp tấu… viêm, gồm viêm xoang, viêm mũi, viêm VA (ở trẻ nhỏ), hoặc viêm amidan (ở trẻ lớn và người lớn).
Video đang HOT
Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng cấp, hàng đầu là virus (tỉ lệ mắc khoảng 60 – 80%), tiếp đến là vi khuẩn (tỉ lệ mắc khoảng 20 – 40%). Ngoài ra, còn do môi trường sống bị ô nhiễm, thói quen sinh hoạt (như uống nhiều nước đá) hoặc do bệnh lý từ các khu vực lân cận như tai mũi họng, răng miệng…
Bệnh thường khởi phát đột ngột với sốt, chảy mũi nước, nghẹt mũi, ho, cảm giác khô họng, mệt mỏi, ăn uống kém. Biểu hiện điển hình của viêm họng cấp là rát họng, đau họng, nhất là khi nuốt.
Nếu thăm khám sẽ thấy niêm mạc xung huyết làm cho họng đỏ lên, xuất tiết dịch, có thể thấy các mao mạch nổi rõ. Hai amidan sưng to, đỏ và có thể có các chấm trắng của mủ. sờ thấy hạch góc hàm sưng nhẹ và có cảm giác hơi đau.
Viêm họng cấp có thể diễn ra nhanh trong một vài ngày. Nhưng cũng có trường hợp gây biến chứng như áp xe thành họng và quanh amidan, viêm xoang, viêm mũi, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, viêm cầu thận cấp, viêm khớp (bệnh thấp khớp cấp), viêm tai giữa và thậm chí là ung thư vòm họng.
Việc điều trị, nếu nguyên nhân do virus thì không cần sử dụng kháng sinh. Kháng sinh chỉ sử dụng cho các trường hợp viêm họng do nhiễm khuẩn hoặc ban đầu là virus, nhưng sau đó lại bị bội nhiễm.
Người bệnh cần ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt, các loại rau và trái cây nhiều vitamin C, uống trà gừng hoặc mật ong. Kiêng các món ăn khô và cứng, cay và nóng quá hoặc nguội lạnh quá. Hạn chế đồ uống có cồn và không hút thuốc lá.
Tránh tiếp xúc với người đang bị các bệnh lý đường hô hấp trên, vệ sinh răng miệng thường xuyên, hạn chế bia rượu, bỏ hút thuốc lá, vệ sinh môi trường sạch sẽ, nâng cao chất lượng cuộc sống và thường xuyên rèn luyện thân thể.
Viêm amidan: Bệnh này được chia làm hai loại cấp tính và mạn tính.
Viêm amidan cấp tính: Nguyên nhân do virus hoặc vi khuẩn, khởi bệnh thường đột ngột với mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, sốt và đau. Có thể là đau họng hoặc đau nhói bên tai. Đau gia tăng khi nuốt, khi nói hoặc khi ho. Một số trường hợp 2 amidan sưng lớn, há miệng là thấy được ngay.
Viêm amidan mạn tính: Thường là hậu quả của viêm amidan cấp tính không được điều trị tốt, bệnh tái diễn nhiều lần gây ra mạn tính. Biểu hiện của viêm amidan mạn tính thường nghèo nàn, không rầm rộ như viêm amidan cấp tính. Tuy nhiên, cũng có những đợt bệnh tái diễn cấp tính trên nền viêm amidan mạn tính.
Người bệnh do mắc bệnh lâu ngày nên có thể xanh xao, gầy yếu, mệt mỏi, sốt về chiều, nuốt vướng giống như đang có dị vật trong họng. Hơi thở hôi, thỉnh thoảng ho khan và khàn tiếng. Ở trẻ có thể khò khè khi ngủ và thậm chí là ngáy rất to.
Người có các dấu hiệu nghi ngờ bị viêm amidan cần được khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để xác định chẩn đoán và dùng thuốc hợp lý. Kháng sinh chỉ sử dụng cho những trường hợp nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm. Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, giảm ho long đờm khi cần và theo sự chỉ định của bác sĩ.
Viêm họng hạt: Ngược với viêm họng cấp, viêm họng hạt (Adenoids) thường tái diễn, kéo dài. Nên là một bệnh mạn tính. Trên vòm họng của người bệnh xuất hiện nhiều hạt nhỏ. Do đó, bệnh viêm họng này có tên là viêm họng hạt. Bản chất của các hạt là tổ chức lympho. Các hạt mọc trên vòm họng ra gây cảm giác khó chịu ở họng và ngứa họng.
Viêm họng hạt chiếm tỉ lệ khoảng 45% tổng số những người mắc các bệnh về họng. Bệnh gần như chỉ gặp ở người trưởng thành, rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ.
Các biểu hiện thường gặp của viêm họng hạt là khó chịu ở họng, khô rát họng, ngứa họng, ho, khạc đờm. Sốt cao nếu tình trạng viêm nhiễm nặng.
Nguyên nhân gây viêm họng hạt cũng giống như viêm họng cấp. Ngoài ra, viêm họng hạt còn gặp ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Dịch vị có tính axit trào ngược từ dạ dày qua thực quản lên khoang miệng liên tục tác động lên vòm họng làm tổn thương lớp niêm mạc vùng họng tạo ra các hạt.
Bệnh viêm họng hạt có thể gây ra các biến chứng sau: Áp xe thành họng và amidan, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm khớp, viêm cầu thận, viêm màng ngoài tim… Do đó, người nghi mắc bệnh viêm họng hạt cần cần khám chuyên khoa Tai Mũi Họng và điều trị có hiệu quả để tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Nguyên tắc điều trị và chế độ ăn uống của người mắc bệnh viêm họng hạt cũng tương tự như người bị viêm họng cấp. Một số trường hợp nặng cần có chỉ định đốt hạt bằng tia laser hoặc bằng nhiệt.
Viêm V.A: V.A là chữ viết tắt trong tiếng pháp: Végétations Adénoides. Trong chuyên môn người ta sử dụng lâu ngày thành quen. V.A có bản chất là một tổ chức lympho nằm trên vòm họng. Có vai trò nhận diện vi khuẩn và tạo ra kháng thể tiêu diệt chúng.
Không khí từ ngoài vào mũi, qua V.A rồi mới đến phổi. Độ dày của V.A khoảng 4 – 5cm, phát triển mạnh ở trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi và thoái triển lúc 5 – 6 tuổi. Do đó, bệnh gần như chỉ gặp ở trẻ em dưới 7 tuổi.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ cũng tương tự như các bệnh lý khác của họng. Viêm V.A chia thành hai loại cấp tính và mạn tính.
Điều trị viêm V.V cấp tính hay mạn tính chủ yếu là vệ sinh mũi miệng, súc rửa và nhỏ thuốc. Sử dụng kháng sinh cho trường hợp nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm và nghi ngờ. Sau mõi nổ lực nếu bệnh tái diễn, kéo thì giải pháp cuối cùng là nạo V.A.
Người lớn mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh và bệnh đường hô hấp khác hạn chế tiếp xúc với trẻ. Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh và tránh gió lùa. Vệ sinh răng miệng cho trẻ và hướng dẫn trẻ biết cách tự vệ sinh răng miệng tốt.
Nuôi trẻ bằng chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng và cân đối giữa các thành phần thức ăn. Cho trẻ tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ. Đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời các bệnh lý đường hô hấp, mũi họng và tất cả những bệnh lý khác nói chung.
Ung thư vòm họng: Là loại ung thư xếp hàng thứ tư trong các loại ung thư nói chung và xếp hàng thứ nhất trong bệnh lý ung thư vùng đầu mặt cổ. Đây là một bệnh lý ác tính do sự phát triển bất thường của các tế bào vòm họng.
Các yếu tố nguy cơ thường gặp là hút thuốc lá, dùng nhiều thức ăn lên men, nhất là các loại không hợp vệ sinh, sử dụng nhiều bia rượu. Ngoài ra còn do nhiễm virus EBV (Epstein-Barr Virus) lây qua nước bọt hoặc chất tiết đường sinh dục.
Ung thư vòm họng thường diễn biến âm thầm. Do đó bệnh thường được phát hiện trong giai đoạn muộn. Bệnh không có các biểu hiện đặc thù nên đa số nhầm lẫn với các bệnh khác. Các biểu hiện có thể gặp là nói giọng mũi, nghẹt mũi, chảy mũi. Nước mũi là dịch xuất tiết hoặc là máu.
Chóng mặt, nhức đầu, đau tai, ù tai và thậm chí là nghe kém. Nổi hạch ở cố và các biểu hiện ở mắt như lồi mắt, lác mắt, sụp mi và nhìn mờ… Các dấu hiệu toàn thân nhu sốt, sụt cân không rõ nguyên nhân.
Việc phòng bệnh không gì khác hơn là hạn chế hoặc loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Thay đổi hành vi tình dục an toàn. Vệ sinh răng miệng tốt và tăng cường rèn luyện thân thể.
Cách ngừa viêm họng hạt tái phát
Bé nhà em 9 tuổi, bị ho kéo dài, đi khám bác sĩ nói cháu bị viêm họng hạt. Vậy xin hỏi nguyên nhân do đâu và cách điều trị bệnh?
lean@yhoo.com.vn
Ảnh minh họa
Bệnh viêm họng hạt là một bệnh lý không khó chữa nhưng nếu để lâu có thể trở thành mạn tính. Viêm họng hạt khi trở thành mạn tính sẽ rất phức tạp và khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát.
Người viêm họng hạt là do niêm mạc hầu họng bị những tác nhân gây bệnh tấn công với cường độ lớn, trong thời gian dài. Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh này, đặc biệt là đối tượng có sức đề kháng yếu như người cao tuổi và trẻ nhỏ, những người có cơ địa yếu.
Khi trời trở lạnh, viêm họng hạt càng dễ tái phát, các triệu chứng cũng tiến triển nhanh và trở nên nặng hơn. Khi bị viêm họng hạt, người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, thường ho khan, không có đờm.
Muốn điều trị phải loại bỏ các ổ vi khuẩn xung quanh, phải tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng hạt để chữa một cách triệt để. Bên cạnh đó, những bệnh như viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan cũng phải được điều trị triệt để trước.
Để phòng ngừa tái phát bệnh, người bệnh luôn ý thức giữ gìn vệ sinh tai mũi họng; hạn chế hút thuốc lá, ăn đồ lạnh, uống các chất kích thích. Mùa đông nên giữ ấm vùng cổ.
Dùng thuốc trị viêm họng cấp: Một số sai lầm hay gặp Viêm họng cấp khởi phát đột ngột với các triệu chứng đau rát họng, sốt 39-40 độ C, ho, nghẹt mũi khiến người bệnh khó chịu. Viêm họng cấp sẽ khỏi sau 5-7 ngày nếu điều trị đúng phác đồ. Ngược lại, nếu không điều trị sẽ dẫn đến viêm họng mạn hoặc các biến chứng nguy hiểm như viêm amidan, viêm phổi,...