Tạt phân vào đương sự tại tòa
Phiên tòa đang diễn ra, bỗng người nhà của bị đơn lôi ra chai trà xanh không độ đựng… toàn phân tạt vào người đương sự, gây náo loạn chốn công đường.
Tình huống bi hài tạt phân vào đương sự này xảy ra tại TAND TP.Đà Nẵng vào ngày 30.9.2015. Lúc ấy, tòa đang xử phúc thẩm một vụ án dân sự.
Náo loạn chốn công đường
Người có hành vi quái chiêu này là bà Đ.T.T – mẹ của bị đơn, còn nạn nhân bị “dính chưởng” là ông N.V.T – đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn.
Theo những người chứng kiến, khi HĐXX chuyển sang phần xét hỏi thì bà T đứng dậy chạy tới người đại diện của nguyên đơn, cầm chai “trà xanh” đã mở nắp tạt vào ông này. Lập tức mùi hôi thối bốc lên. Ông N.V.T bỏ chạy thì bị bà T đuổi theo khiến phòng xử tán loạn. Chủ tọa phiên tòa lập tức yêu cầu lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp can thiệp và đưa bà T ra khỏi phòng xử.
Do phòng xử án bị vấy bẩn và hôi hám nên chủ tọa tuyên bố tạm hoãn phiên tòa, dời thời gian xét xử sang buổi chiều cùng ngày để có thời gian vệ sinh phòng xử.
Ngay sau khi xảy ra sự việc náo loạn chốn công đường, chủ tọa phiên tòa đã tiến hành lập biên bản về việc gây rối tại phiên tòa đối với bà T. Biên bản được lập với sự chứng kiến của các thẩm phán trong HĐXX, đại diện VKSND TP Đà Nẵng và nhiều cán bộ thuộc lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp.
Sau đó, do xác định bà T đã 72 tuổi, già yếu nên chủ tọa phiên tòa chỉ xử phạt bằng hình thức cảnh cáo.
Nên kiểm tra trước khi cho vào phòng xử án
Kiểm sát viên Nguyễn Văn Cường (VKSND cấp cao tại Đà Nẵng) cho rằng việc chủ tọa lập biên bản để xử phạt là đúng thẩm quyền và cần thiết. Kiểm sát viên này cũng cho rằng tòa án là nơi tôn nghiêm, để đảm bảo tính tôn nghiêm thì phải bố trí lực lượng hỗ trợ tư pháp dù đó là phiên tòa hình sự hay phi hình sự.
Video đang HOT
Ở các phiên tòa phi hình sự, không ít tòa chủ quan không bố trí lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp, trong khi các phiên tòa này lại thường xảy ra nhiều tình huống oái oăm. Một thẩm phán TAND TP Đà Nẵng cho biết ở Đà Nẵng, tòa án hai cấp yêu cầu phải bố trí lực lượng hỗ trợ tư pháp ở tất cả vụ án hình sự và phi hình sự. Điều này vừa thể hiện tính trang nghiêm của phòng xử, vừa đảm bảo giữ phiên tòa được trật tự, sẵn sàng ứng phó với các tình huống đương sự hay người dự khán quậy tòa.
“Ngoài ra để đảm bảo an ninh phiên tòa, lực lượng hỗ trợ tư pháp phải kiểm tra các đương sự trước khi cho họ vào phòng xử. Nếu phát hiện họ mang theo chất lỏng (không phải nước uống), chất dễ cháy nổ, vũ khí, hung khí… thì kiên quyết không cho họ vào phòng xử án. Thậm chí tòa nên có cửa an ninh kiểm tra trước khi cho đương sự và người dân vào phòng xử án” – thẩm phán nói trên kiến nghị.
Một số vụ quậy tòa – Ngày 24.7.2015, TAND quận Ninh Kiều (Cần Thơ) xử sơ thẩm vụ Lý Hải Dương (25 tuổi) bị truy tố về tội trộm cắp tài sản. Suốt phiên xử bị cáo luôn có hành vi lỗ mãng, hung hăng, liên tục chửi thề, vung tay, chỉ tay về phía HĐXX. Khi tòa tuyên bố nghị án, bị cáo này hùng hổ đạp đổ vành móng ngựa, liên tục chửi thề. Đến phần tuyên án, khi chủ tọa đọc đến đoạn bị cáo tái phạm, Dương nhảy đổng lên chửi “Đ.M, điếc tai” rồi liên tục chửi rủa, đạp vành móng ngựa. Chưa hết, khi tòa vừa tuyên phạt một năm sáu tháng tù, Dương dọa ngay là “ngồi tù sẽ phá trại giam”… – Sáng 11.8.2013 tại TAND TP.HCM, ngay sau khi chủ tọa phiên tòa phúc thẩm đọc bản án bác kháng cáo xin ly hôn giữa ông C và vợ, ông C đã tiến nhanh đến bàn của HĐXX đập phá các bảng ghi chức danh thẩm phán, luật sư… Chưa dừng lại, ông C còn đập phá, xô đẩy hết bàn ghế trong phòng xử. Bảo vệ tòa đến can ngăn cũng không vãn hồi được trật tự. Sau đó, Công an phường Bến Nghé đến khống chế đưa ông C về trụ sở công an phường làm việc… Biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên tòa Những người vi phạm trật tự phiên tòa thì tùy trường hợp có thể bị chủ tọa phiên tòa cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ. Người bảo vệ phiên tòa có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa và thi hành lệnh của chủ tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ người gây rối trật tự tại phiên tòa. (Điều 198 BLTTHS)
Theo_Dân việt
Tranh cãi vị trí chỗ ngồi giữa kiểm sát viên và luật sư
Việc bố trí chỗ ngồi của đại diện viện kiểm sát và luật sư ở các tòa án cấp tỉnh/thành trên cả nước hiện không thống nhất. Đây là vấn đề đã gây không ít tranh cãi với nhiều quan điểm trái chiều, đặc biệt là vị trí ngồi của kiểm sát viên và luật sư trong một phiên tòa.
Sau khi đưa trụ sở mới xây vào hoạt động, TAND TP Đà Nẵng đã điều chỉnh vị trí ngồi của kiểm sát viên (KSV) và luật sư (LS) ngang bằng và đối diện nhau. Giới LS thì ủng hộ, trong khi KSV phản ứng vì cho rằng vai trò, địa vị của họ cao hơn luật sư nên không thể ngồi ngang hàng.
TAND TP Đà Nẵng bố trí vị trí ngồi của Kiểm sát viên và Luật sư ngang bằng nhau trong quá trình xét xử
Ông Đặng Ánh - Phó Chánh án TAND TP Đà Nẵng - cho rằng, hiện nay pháp luật chưa có quy định về việc tổ chức phiên tòa cũng như xác định vị trí chỗ nngồi của người tiến hành tố tụng (THTT) và người tham gia tố tụng (TGTT). Điều này dẫn đến tình trạng việc tổ chức phiên tòa, bố trí ngồi không thống nhất giữa các địa phương trong cả nước, chưa thể hiện được hết vai trò, chức năng đặc thù riêng của từng cơ quan, người THTT và người TGTT.
Do đó, vấn đề "chỗ ngồi" đang là đề tài nóng với nhiều quan điểm trái chiều, đặc biệt là vị trí ngồi của đại diện VKS và LS trong một phiên tòa.
Hiện nay, phần lớn TAND các địa phương thường bố trí vị trí ngồi theo mô hình: Hội đồng xét xử (HĐXX) ngồi chính giữa hội trường, đại diện VKS và Thư ký phiên tòa ngồi hai bên và ngang hàng với HĐXX, LS, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và những người tham gia tố tụng ngồi phía dưới, thấp hơn vị trí ngồi của HĐXX, VKS và Thư ký.
Mô hình vị trí ngồi của các bên liên quan đang được áp dụng phổ biến hiện nay
Kể từ khi đưa trụ sở mới vào hoạt động, TAND TP Đà Nẵng là đơn vị tiên phong thay đổi cách bố trí vị trí ngồi trong phòng xử án như mô hình ở trên với lý do với mô hình này thể hiện một số hạn chế, bất cập.
Sau nhiều năm thực hiện theo mô hình trên, TAND hai cấp TP Đà Nẵng nhận thấy việc bố trí vị trí ngồi như vậy là không phù hợp và đảm bảo đúng định hướng theo tinh thần cải cách tư pháp (CCTP), cũng không đáp ứng được yêu cầu dân chủ, tiến bộ trong hoạt động xét xử, gây khó khăn cho hoạt động tranh tụng tại phiên tòa.
Việc bố trí đại diện VKS và Thư ký phiên tòa ngồi ngang hàng với HĐXX khiến vai trò của chủ thể không được thể hiện đúng, dẫn đến việc ngộ nhận về thẩm quyền, chức năng của HĐXX và các chủ thể khác trong hoạt động xét xử.
Vì vậy, từ năm 2014, TAND hai cấp TP Đà Nẵng đã chủ động báo cáo với Ban Chỉ đạo CCTP, Thành ủy Đà Nẵng và đã thay đổi vị trí ngồi những người THTT và những người TGTT tại phiên tòa theo mô hình mới.
Theo đó, chỉ có HĐXX mới được ngồi vị trí cao nhất, riêng biệt, dưới Quốc huy và chính giữa hội trường; ngồi phía dưới và ngay trước HĐXX là bàn của Thư ký phiên tòa. Cũng ngồi phía dưới và bên tay phải HĐXX là bàn của đại diện VKS; bên tay trái, đối diện với VKS là bàn của LS, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Riêng những người tham gia tố tụng ngồi phía dưới, đối diện với thư ký phiên tòa.
Ông Đặng Ánh cho rằng, việc bố trí chỗ ngồi theo mô hình mới sẽ khắc phục được toàn bộ các hạn chế, bất cập của mô hình cũ đồng thời thể hiện được một số ưu điểm tích cực, đảm bảo thể hiện được vị trí, vai trò trung tâm của HĐXX.
Dưới Quốc huy, HĐXX nhân danh Nhà nước đưa ra phán quyết. Đại diện VKS, LS, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đượng sự và những người TGTT với tư cách là các chủ thể của HĐTT đã có được vị trí ngồi bình đẳng.
Bên cạnh đó, Thư ký phiên tòa được bố trí ở vị trí thuận lợi nhất để có thể nắm rõ việc điều hành của HĐXX, nghe rõ lời phát biểu của đại diện VKS với lời trình bày của những người tham gia tố tụng...
Mô hình vị trí ngồi cũ một số Tòa đang áp dụng
Cho đến nay, cách thức bố trí ngồi tại phiên tòa của TAND hai cấp TP Đà Nẵng đã được cấp ủy, chính quyền thành phố đánh giá cao, các cơ quan tố tụng của Đà Nẵng ủng hộ và nhận được đồng tình rất lớn của dư luận quần chúng nhân dân.
Tuy mô hình này nhận được nhiều ý kiến đồng thuận và đánh giá cao nhưng cũng còn một số ý kiến của kiểm sát viên (KSV) bày tỏ sự không đồng tình với cách tổ chức mới này. Theo họ mô hình chỗ ngồi tại phiên tòa, KSV ngang hàng với HĐXX là phù hợp và cũng phù hợp với tổ chức và hoạt động của bộ máy cơ quan tư pháp, với chức năng, nhiệm vụ của VKS và Tòa án.
Vì vậy KSV không thể ngồi ngang hàng với LS. Thậm chí, có ý kiến của một KSV cho rằng nếu không ngồi ngang với HĐXX thì KSV cũng phải ngồi trên bục thấp hơn một chút chứ không thể ngồi ngang hàng với LS.
Một đại diện VKS Nhân dân TP Đà Nẵng cho biết, theo quy định của Luật tổ chức VKS Nhân dân, Bộ luật TTHS thì người bào chữa nói chung và luật sư nói riêng thì họ là người tham gia tố tụng, còn KSV là người tiến hành tố tụng.
Như vậy, chủ thể KSV và người bào chữa, LS có địa vị pháp lý khác nhau. KSV là người được nhà nước bổ nhiệm, thay mặt nhà nước thực hiện nhiệm vụ do nhà nước giao, còn người bào chữa, LS không phải là người được nhà nước bổ nhiệm mà là người của một tổ chức xã hội nghề nghiệp, được tổ chức đó cử đi thực hiện nhiệm vụ từng vụ việc theo yêu cầu của người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng khác.
Do đó địa vị pháp lý của KSV và người bào chữa, LS khác nhau. Vì lẽ đó, tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự kiểm sát viên và người bào chữa, LS không thể ngồi cùng vị trí ngang bằng.
Tuy nhiên, một số LS lại đồng ý với cách bố trí vị trí ngồi như hiện nay ở TAND TP Đà Nẵng, thể hiện bằng quan điểm: Việc LS ngồi ngang hàng với KSV mới thể hiện sự văn minh, bình đẳng trước pháp luật.
Tại phiên tòa, bên buộc tội (VKS) và bên gỡ tội (LS) nếu lại ngồi ở vị trí cao thấp khác nhau thì chỉ nhìn vào đó người ta đã thấy sự bất bình đẳng giữa bên buộc tội, bên gỡ tội và không thấy vị trí trung tâm của HĐXX (tòa án). Vì vậy, việc bố trí LS và đại diện VKS ngồi ngang nhau sẽ không thấy sự bất bình đẳng giữa bên buộc và bên gỡ tội.
Công Bính
Theo Dantri
Ám ảnh kinh hoàng của thiếu phụ bị cưỡng bức giữa cánh đồng Gần hai năm sau khi bị một thiếu niên cưỡng bức giữa cánh đồng, chị Miên vẫn chưa nguôi ngoai nỗi sợ hãi về ký ức kinh hoàng. Hôm 24/7, chị Miên được người thân đưa tới dự phiên xử Nguyễn Lâm Đại (18 tuổi, ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội), hung thủ suýt lấy mạng chị. Sau gần hai năm gây án,...