Tắt chuông báo cháy vì điếc tai: Sai lầm chết người trong PCCC
Liên tiếp các vụ hỏa hoạn xảy ra trên địa bàn cả nước thời gian gần đây đã khiến cho dư luận băn khoăn về hệ thống phòng cháy chữa cháy của các tòa nhà chứa hàng trăm, hàng nghìn con người này. Một loạt sai lầm phổ biến trong phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã được các chuyên gia PCCC “chỉ mặt, đặt tên”.
Những sai lầm “chết người”.
Trao đổi với Dân Việt, đại tá Nguyễn Trường Sơn – Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC số 2, Cảnh sát PCCC TP Hà Nội đã điểm mặt một số sai lầm cơ bản.
Trước hết là do không bảo dưỡng hệ thống PCCC ở các chung cư, đây là lỗi ở BQL tòa nhà.
Thứ hai, do bảo vệ chèn cửa chữa cháy. Thứ ba, không ai giám sát, quản lý ai trong vấn đề này. Nhiều nơi còn làm hỏng chuông báo cháy, tháo ắc quy để nó đỡ kêu, điếc tai. Tiền cho quỹ bảo trì đôi khi các khu dân cư không có, hoặc chủ đầu tư nợ rồi bỏ đi nên không có quỹ bảo trì.
Việc tháo ắc quy của chuông báo cháy vì “gây ồn ào” là một sai lầm nghiêm trọng có thể dẫn đến hậu quả lớn khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
Nhiều nơi ụ chữa cháy hoen rỉ, vòi nước hư hỏng, không bảo đảm tiêu chuẩn. Chúng tôi phạt theo tiêu chuẩn chỉ có 800.000 đồng, còn lỗi cao nhất là không nghiệm thu công trình vẫn đi vào hoạt động thì cao nhất là 80 triệu đồng.
Theo ông Sơn, thực tế đã đặt ra nhiều bất cập khiến công tác PCCC gặp khó khăn.
Vị đại tá dẫn chứng, vừa rồi, kiểm tra toàn thành phố còn 17 chung cư chưa bảo đảm tiêu chuẩn PCCC, nếu đình chỉ thì hàng trăm hộ dân đã vào đó ở tính thế nào, nguyên tắc là PCCC không đủ tiêu chuẩn thì người dân phải ra ngoài, không thể ở nơi mất an toàn. Còn nếu phạt đình chỉ, cắt điện cắt nước điển hình 1, 2 trường hợp thì Luật sẽ mất đi tính nghiêm minh.
Thêm vào đó, điện và nước lại do một cơ quan khác quản lý. Nhưng quan trọng nhất là ý thức người dân. Phải đi học nâng cao kiến thức, có khóa học nên đi.
“Nhiều khi, cán bộ của chúng tôi phải dành thời gian buổi tối, tới các khu dân cư để phổ biến kiến thức PCCC cho người dân.
Ngoài ra, chúng tôi còn treo cả băng rôn to ngay trước trụ sở PCCC “Chữa cháy không mất tiền” để người dân yên tâm khi có cháy sẽ gọi ngay số 114.
Nhiều người dân tưởng chữa cháy mất tiền, nên khi có cháy họ chữa, không chữa được mới gọi cảnh sát PCCC. Thậm chí hàng xóm cũng ngại gọi cảnh sát PCCC vì ngại bị nói” – đại tá Nguyễn Trường Sơn chia sẻ.
Video đang HOT
Người dân không quan tâm cách sử dụng thiết bị
Liên quan đến vụ cháy ở chung cư Carina tại TP.HCM, câu hỏi đặt ra là bây giờ làm cách nào để bảo đảm an toàn ở bãi gửi xe, không để lặp lại thảm họa Carina, ông Sơn cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây cháy.
Xe máy cũ nát cũng là một trong những nguyên nhân gây cháy tại các bãi gửi xe.
Theo đó, trong các nguyên nhân có xe máy, xe đạp điện vì hai loại xe này thông thường đều sử dụng ắc quy. Chính vì thế, để hạn chế và PCCC hiệu quả, vị Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC số 2, Cảnh sát PCCC TP Hà Nội khuyến
Cáo, nếu 2 loại xe trên cũ nát quá, không nên đưa vào trông trong đó, không nên nhận trông.
Tiếp theo, phải bảo dưỡng, kiểm tra thường xuyên hệ thống báo và chữa cháy tự động. Trong trường hợp xảy ra cháy, hệ thống báo sẽ thông báo để hệ thống chữa cháy tự động vận hành.
Nếu không dễ dẫn tới báo cháy giả, chán quá lại tắt chuông báo cháy, còn không phải thành lập đội PCCC tại chỗ, được tập huấn kĩ năng đầy đủ.
“Nhưng ở chung cư phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định, bởi một người có thể gây ảnh hưởng tới nhiều người, trang bị cho mình kĩ năng chống cháy. Phải bảo vệ hệ hô hấp của mình, phải trang bị thiết bị trước, chuẩn bị trước.
Tôi khuyên bạn đọc là dù ở chung cư hay nhà ống thì nên quan tâm đến việc vận hành, sử dụng thiết bị điện. Một điểm yếu của người dân là không quan tâm cách sử dụng, bảo dưỡng thiết bị trước khi dung” – vị đại tá PCCC nói.
Sử dụng tùy tiện, thiếu hiểu biết các thiết bị điện
Cũng trao đổi với Dân Việt, PGS.TS Ngô Văn Xiêm – nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học PCCC cho biết, qua thống kê nguyên nhân gây cháy chiếm hơn 50% là do sự cố các thiết bị điện.
Hệ thống lúc đầu an toàn nhưng lúc sử dụng lại vi phạm các quy định dẫn đến không an toàn, đây là chiếm đa số các vụ cháy.
PGS. TS Ngô Văn Xiêm thông tin, thực tế quá trình sử dụng điện hay xảy ra lỗi như người dân tự đấu nối thêm vào các mạng điện, dẫn đến công suất tiêu thụ quá tải.
Việc người dân sử dụng tùy tiện các thiết bị điện không đúng tiêu chuẩn và không bảo dưỡng thiết bị thường xuyên cũng là một trong các nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.
Khi mạng điện quá tải thì lâu dài dẫn đến hệ thống điện không an toàn và dẫn đến sự cố. Đây thường là do lỗi của người dùng, tùy tiện, thiếu hiểu biết khi sử dụng các thiết bị điện.
Hệ thống kỹ thuật đòi hỏi phải chuẩn theo quy chuẩn, chúng ta không chấp hành đúng thì dẫn đến sai phạm, sinh ra quá tải, là nguyên nhân phát sinh ra nguòn nhiệt. Nhiệt này là một trong những yếu tố dẫn đến cháy nổ.
Do vậy, ông Xiêm khuyến cáo người dân, đối với từng gia đình, hãy dùng thiết bị điện theo đúng hiệu năng của mạng lưới điện nhà mình.
“Có những gia đình tôi biết hệ thống điện 10 năm nay vẫn thế, nhưng đồ điện thì tăng lên nhiều, công suất tiêu thụ tăng lên nhiều.Những điều kiện này thì chắc chắn dẫn đến lỗi” – nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học PCCC chia sẻ.
Theo Danviet
Cháy chung cư: Những sai lầm nghiêm trọng phải tuyệt đối tránh
Thực tế khi gặp cháy, nhiều người dân sẽ hoảng loạn và luống cuống tìm cách thoát khỏi vùng cháy. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phòng cháy chữa cháy (PCCC), người dân cần có kỹ năng, cần phải tập huấn PCCC để có thể ứng xử nhanh trí khi gặp sự cố, tránh việc tìm lối thoát nhưng lại đang đi vào vùng "tử nạn".
Chia sẻ với Dân Việt về vấn đề này, Đại tá Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC số 2, Cảnh sát PCCC TP Hà Nội cho biết, trong cuộc sống, không có ít trường hợp người dân đã chọn những phương án tránh hỏa hoạn khi sự cố này xảy ra không đúng, dẫn đến một số vụ đã có những hậu quả đau lòng.
Theo đại tá Nguyễn Trường Sơn, tâm lý chung của mọi người là nghĩ nhà tắm có nước, nước lại dập được cháy nên khi cháy nổ xảy ra, bị cô lập trong vòng, họ đã vào nhà tắm và xả nước, nhưng nó chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn thôi.
Đại tá Sơn đưa ra khuyến cáo ngay bây giờ, mỗi gia đình hãy mua ngay các vật dụng PCCC để trang bị trong nhà như bình cứu hỏa, mặt nạ chống độc, băng dính chống cháy...
Ông Sơn đưa ra dẫn chứng, trong vụ cháy quán karaoke 68 Trần Thái Tông (Cầu Giấy, TP.Hà Nội) ngày 1.11.2016, có khách hát đã chạy vào khu vực nhà vệ sinh để xả nước nhằm tránh nạn, nhưng cuối cùng nạn nhân đã tử vong.
Vị đại tá nhấn mạnh, quan trọng là phải học, tự trang bị cho mình kỹ năng PCCC, như vậy mới có thể thoát nạn khi cần.
Ông cũng đưa là một khuyến cáo, rằng mỗi gia đình hãy mua ngay lấy bình cứu hỏa, vài cái mặt nạ chống độc hoặc băng dính chống cháy để tự phòng vệ cho gia đình mình trước.
"Mặt nạ chống độc thì có loại vài trăm nghìn thôi, có cái tiền triệu nhưng cái tiền triệu dùng đi dùng lại nhiều lần, người dân mua mặt nạ loại vài trăm nhìn cũng được. Theo hiệu năng sử dụng, loại mặt nạ này có thể giúp chúng ta đi trong vùng có khí độc khoảng 30 phút mà không vấn đề gì. Đừng tiết kiệm vài trăm nghìn mà ảnh hưởng tới chính tính mạng của mình" - Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC số 2, Cảnh sát PCCC TP Hà Nội nói.
PGS,TS Ngô Văn Xiêm cho rằng quan trọng nhất là ý thức và kiến thức PCCC của người dân
Cùng trao đổi về vấn đề này, PGS,TS Ngô Văn Xiêm - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học PCCC cho biết, việc xả nước trong bồn tắm thực ra là 1 giải pháp tức thời, trong vòng 5, 10 phút. Sau thời gian này đám cháy lớn thì nhiều yếu tố nguy hiểm.
Giải pháp ngắn hạn khi xảy ra cháy được PGS, TS Xiêm đưa ra là: Khăn nhúng nước che miệng tránh hít khói, cái này chỉ vài phút thôi, không thể kéo dài được.
"Vụ cháy karaoke ở Nguyễn Khang, cư dân mạng thấy 1 chị trong quán thoát ra an toàn nhưng trên mặt là áo con nhúng nước bịt để che tránh hít khói. Đấy là một kỹ năng sống khi gặp tình huống nguy hiểm" - PGS, TS Ngô Văn Xiêm nói.
Tháng 9.2016, một vụ cháy quán karaoke xảy ra, Bích Chery (áo đỏ) đã dùng áo ngực bịt mũi, thoát khỏi khỏi quán đang bốc cháy dữ dội.
Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học PCCC đưa ra lời khuyên cho người dân như sau, với tác động không ghê gớm lắm của các mối nguy hiểm, trong thời gian ngắn, người dân muốn thoát ra khỏi đám cháy, trước mặt là vùng cháy thì có thể dùng áo nhúng nước chùm kín qua người và chạy qua vùng cháy với thời gian 1, 2, 3 phút vẫn an toàn.
Những biện pháp tức thời khác cũng được khuyên sử dụng như chăn chiên. Lúc này chăn cũng phải nhúng nước để có cái thu nhiệt và bảo vệ chúng ta. Khi có nước chặn khói độc, chúng ta hạn chế tiếp xúc với khói hơn, từ đó có thời gian xử lý tình huống để thoát nạn an toàn.
Về việc nhiều người lên mạng bày cách dựng đệm gia đình nghiêng góc 45 độ, đặt ngoài ban công để bảo đảm an toàn đang được chia sẻ rộng rãi, trước thông tin này, đại tá Nguyễn Trường Sơn cho rằng ông cảm thấy việc này vô lý.
"Đặt ra tình huống khó xử, khiến người khác khó hiểu, khó làm theo. Khói di chuyển từ dưới lên trên, ở đây chúng ta lại mở cửa ban công để khói có điều kiện lan vào. Tôi thấy điều này vô lý cả về kỹ thuật và thực tế. Nếu cháy mà lại bê nguyên cả đệm ra ban công để trú ẩn chống cháy thì cũng khó hiểu" - ông Sơn nêu quan điểm.
Theo Danviet
Ám ảnh những "dấu vết" bên trong chung cư cháy khiến 13 người chết Trở lại hiện trường bên trong các tầng của chung cư Carina Plaza vừa xảy ra vụ cháy kinh hoàng khiến 13 người chết, PV Dân trí ghi nhận những hình ảnh hết sức ám ảnh, nói lên phần nào khung cảnh hoảng loạn lúc xảy ra vụ cháy. Đến chiều 23/3, sau khi kiểm tra mọi thứ an toàn, lực lượng chức...