Tất cả thông tin về 2 loại vaccine phòng COVID-19 sẽ tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi, phụ huynh cần biết
Theo Bộ Y tế khoảng đầu tháng 4/2022, sẽ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi.
Có 2 loại vaccine được quyết định tiêm cho trẻ trong độ tuổi này. Các chuyên gia tiêm chủng và nhi khoa khuyến cáo không được tiêm trộn 2 loại…
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nêu rõ, cho biết từ đầu tháng 4/2022, ngay sau khi vaccine phòng COVID-19 được cung ứng, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố cả nước sẽ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi.
Theo đó, có 2 loại vaccine là: Vaccine Moderna và Vaccine Pfizer sẽ tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi. Tuy nhiên, về liều tiêm mỗi mũi của 2 loại vaccine khác nhau, lứa tuổi tiêm cũng có sự khác biệt. Sau đây là những thông tin về 2 loại vaccin này.
Đồ họa: Kim Dung
Vaccine Pfizer sử dụng tiêm cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi
Vaccine này được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Quyết định số 457/QĐ-BYT ngày 01/03/2022.
Vaccine Pfizer sử dụng cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi có hàm lượng là 10mcg bằng 1/3 hàm lượng so với liều vaccine sử dụng của người từ 12 tuổi trở lên. Liều tiêm là 0,2ml (mỗi liều 0,2ml chứa 10mcg vaccine mRNA COVID-19). Vaccine này tiêm bắp. Lịch tiêm 2 mũi cách nhau 3 tuần.
Quy cách đóng gói: 1 khay chứa 195 lọ; mỗi lọ chứa 10 liều, hoặc 1 hộp chứa 10 lọ; mỗi lọ chứa 10 liều.
Bảo quản ở nhiệt độ âm sâu từ -90C đến -60C, hạn sử dụng 9 tháng kể từ ngày sản xuất
Bảo quản ở nhiệt độ từ 2C đến 8C hạn sử dụng tối đa 10 tuần.
Vaccine đã rã đông không được bảo quản trở lại nhiệt độ âm.
KHÔNG sử dụng vaccine Pfizer của người lớn để tiêm cho trẻ 5 – dưới 12 tuổi. Để tránh nhầm lẫn với vaccine dùng cho người lớn, lọ vaccine Pfizer cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi có nắp màu cam.
Video đang HOT
PGS.TS Dương Thị Hồng lưu ý:
Đối với vaccine Pfizer, các phản ứng rất thường gặp khi tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi là:Đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, kiệt sức, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm (> 80%), kiệt sức (> 50%), đau đầu (> 30%), tấy đỏ và sưng tại vị trí tiêm (> 20%), đau cơ và ớn lạnh (> 10%).
“Phản ứng này cũng gây ra với đối tượng trẻ từ 12-17 tuổi khi tiêm vaccine phòng COVID-19″- bà Hồng cho biết.
Vaccine Pfizer và Vaccine Moderna là 2 loại vaccine phòng COVID-19 sẽ tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi ở nước ta. Ảnh: internet
Các phản ứng rất thường gặp nhất ở nhóm tuổi từ 5 – dưới 12 tuổi là: buồn nôn, tấy đỏ tại vị trí tiêm;
Phản ứng ít gặp là nổi hạch, các phản ứng quá mẫn (phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch), giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ, ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, đau chi, suy nhược, khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm;
Phản ứng rất hiếm gặp là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim (ít hơn 1/10.000). Tuy nhiên, hiện chưa ghi nhận phản ứng này đối với trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm vaccine phòng COVID-19 trong hệ thống.
PGS.TS Dương Thị Hồng:
Vaccine Moderna tiêm cho trẻ từ 6 – dưới 12 tuổi
Bộ Y tế ngày 31/3 đã phê duyệt Vaccine Moderna được phê duyệt tiêm cho trẻ từ 6 – dưới 2 tuổi. Tiêm bắp, liều tiêm bằng liều cơ bản của người lớn (tương đương 0,25ml), giống như tiêm vaccine cho người lớn liều nhắc lại. Tiêm 2 mũi cách nhau 4 tuần.
Vaccine Moderna đóng lọ nhiều liều: Lọ 10 liều mỗi liều 0,5ml tương đương với 20 liều mỗi liều 0,25ml.
Bảo quản nhiệt độ -25⁰C đến -15⁰C, hạn sử dụng 9 tháng kể từ ngày sản xuất.
Bảo quản nhiệt độ nhiệt độ 2⁰C đến 8⁰C, sử dụng tối đa 30 ngày.
Đối với vaccine Moderna: các phản ứng rất thường gặp là: Sưng hạch nách ở cùng bên với vị trí tiêm, một số trường hợp sưng hạch bạch huyết khác (ví dụ: ở cổ, ở trên xương đòn), đau đầu, buồn nôn/nôn, đau cơ, đau khớp,đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng tại vị trí tiêm, ban đỏ tại vị trí tiêm.
Các phản ứng bất lợi được báo cáo nhiều nhất ở trẻ em từ 6 – dưới 12 tuổi sau liệu trình tiêm cơ bản là đau tại vị trí tiêm (98,4%), mệt mỏi (73,1%), đau đầu (62,1%), đau cơ (35,3%), ớn lạnh (34,6%), buồn nôn/nôn mửa (29,3%), sưng/đau ở nách (27.0%), sốt (25,7%), ban đỏ tại vị trí tiêm (24,0%), sưng tại vị trí tiêm và đau khớp;
Phản ứng thường gặp là : Tiêu chảy, phát ban, nổi mề đay tại vị trí tiêm, phát ban tại vị trí tiêm, phản ứng muộn tại vị trí tiêm;
Phản ứng ít gặp là: Chóng mặt, ngứa tại vị trí tiêm;
Phản ứng hiếm gặp là:Giảm cảm giác, sưng mặt ở người có tiền sử tiêm chất làm đầy da;
Phản ứng rất hiếm gặp là: Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.
Không giống như người từ 18 tuổi trở lên, với trẻ em 5 – dưới 12 tuổi, Bộ Y tế yêu cầu chỉ tiêm 2 mũi duy nhất cùng loại vaccine, không tiêm trộn với bất kỳ vaccine mRNA nào.
PGS.TS Dương Thị Hồng lưu ý
Tính tới ngày 15/3, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhà sản xuất, 66 quốc gia trên thế giới đã cấp phép lưu hành và sử dụng vaccine Pfizer cho trẻ em 5-11 tuổi.
Một số quốc gia đã triển khai tiêm điển hình là Mỹ, Australia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia.
Nhiều quốc gia châu Âu cũng đã tiêm cả vaccine Pfizer và Moderna cho trẻ nhóm tuổi này.
Chiều 3/4: Nghiên cứu, tham khảo quốc tế việc tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4 và cho trẻ dưới 5 tuổi
Đến nay tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên ở nước ta mũi 1 là 100%, mũi 2 là 99,7%, và mũi 3 đạt khoảng 50%.
Với người từ 12 - 17 tuổi mũi 1 là 99,8%, mũi 2 là 95%. Nghiên cứu, tham khảo quốc tế việc tiêm vaccine mũi 4 và tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi
Đến nay cả nước đã tiêm hơn 206,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19, tỷ lệ sử dụng đạt 100,6% số vaccine đã phân bổ 135 đợt.
Tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên ở nước ta: mũi 1 là 100%, mũi 2 là 99,75, tiêm mũi 3 đạt khoảng 50%. Đối với người từ 12 - 17 tuổi mũi 1 là 99,8% và mũi 2 là 95%.
Số liều vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 189.269.045 liều, trong đó mũi 1: 71.245.455 liều; Mũi 2: 69.559.953 liều ; Mũi bổ sung: 14.935.954 liều và Mũi 3: 33.527.683 liều.
Theo Bộ Y tế, đến nay cả nước đã tiêm hơn 206,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19, tỷ lệ sử dụng đạt 100,6% số vaccine đã phân bổ 135 đợt
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.191.831 liều, trong đó mũi 1: 8.806.606 liều; Mũi 2: 8.385.225 liều.
Bộ Y tế cho biết tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19; chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine. Đồng thời nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về việc tiêm mũi tăng cường 4 và tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi.
Về phía các địa phương, Bộ Y tế đề nghị tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót;
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung vaccine phòng COVID-19 cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở;
Sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên; chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine.
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương giao Sở Y tế Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, lập danh sách tiêm cho trẻ đang đi học từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc độ tuổi từ 5 dưới 12 tuổi. Đối với trẻ thuộc lứa tuổi này không đi học thì phối hợp với chính quyền địa phương để lập danh sách.
Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch, miễn phí tại các cơ sở tiêm chủng cố định, tại điểm tiêm lưu động và trường học (đối với những nơi tổ chức học tập trung tại trường).
Bộ Y tế nêu rõ, việc tổ chức tiêm thực hiện theo quy định tại mục III Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 ban hành kèm theo các hướng dẫn trước đó.
Cha mẹ, người giám hộ thực hiện ký Phiếu đồng ý tiêm chủng theo mẫu.
Thực hiện khám sàng lọc trước tiêm theo các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế; Hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm chủng theo các hướng dẫn của Bộ Y tế;
Tuyên truyền, vận động để người dân đưa trẻ từ 5- dưới 12 tuổi đủ điều kiện tiêm chủng tích cực tham gia tiêm chủng kịp thời và đầy đủ...
Làm sao để tránh tình trạng hăm da ở trẻ? Bé nhà tôi bị hăm nhẹ, nên vệ sinh bằng nước trà tươi hay thuốc bôi chống hăm và làm sao tránh tình trạng hăm da ở trẻ? (Nguyễn Hà) Trả lời: Trẻ bị hăm là do viêm da khi tiếp túc với tã. Một số vấn đề chăm sóc nên lưu tâm như mẹ sử dụng bỉm không phù hợp, pH trong...