Tất cả những kẻ khủng bố đều là người Hồi giáo?
‘Không phải tất cả người Hồi giáo đều là khủng bố nhưng tất cả các tên khủng bố đều là người Hồi giáo’, đó là câu nói thường xuyên được truyền thông nhắc đến thời gian qua.
Bên cạnh đó, một câu hỏi cũng được đặt ra là “Tại sao không thấy người Thiên chúa giáo, người theo đạo Phật hay Do Thái tham gia khủng bố?”.
Một điều hiển nhiên là cũng có người coi họ là người Hồi giáo và thực hiện hành động tội ác dưới danh nghĩa đạo Hồi. Thế nhưng những người Hồi giáo chân chính có thể khẳng định hành động này không dựa trên bất kỳ một đức tin nào mà hoàn toàn là do mục đích chính trị. Nhưng họ vẫn là người Hồi giáo, đó là điều không thể chối cãi.
Tuy nhiên, nếu đi vào thống kê chi tiết thì những kẻ tấn công khủng bố ở Mỹ, châu Âu không phải là người Hồi giáo. Và đây là một số số liệu thực tế để chứng minh cho điều đó. Hãy bắt đầu với châu Âu, trong vòng 5 năm trở lại đây, con số vụ tấn công khủng bố do người Hồi giáo thực hiện ở đây chỉ chưa đến 2%.
Khủng bố thì không có tôn giáo. Nguồn: Qz
Video đang HOT
Theo Europol, cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu, phần lớn các vụ tấn công khủng bố ở châu lục này do các nhóm độc lập gây ra. Ví dụ, năm 2013, có 152 vụ tấn công ở châu Âu, chỉ có 2 vụ trong số đó là “có động cơ tôn giáo” trong khi 84 vụ là do những người theo chủ nghĩa dân tộc hoặc các nhóm đức tin độc lập thực hiện.
Đó là các tổ chức như FLNC của Pháp, ủng hộ quá trình đòi độc lập của hòn đảo Corsica. Tháng 12/2013, những kẻ khủng bố của FLNC đã tiến hành tấn công rocket vào trụ sở cảnh sát ở hai thành phố của Pháp. Và ở Hy Lạp vào cuối năm 2013, lực lượng cách mạng quân sự cánh tả đã bắn và giết chết hai thành viên của đảng cánh hữu Golden Dawn. Trong khi đó ở Italy, nhóm vô chính phủ FAI đã nhúng tay vào hàng loạt vụ tấn công khủng bố bao gồm cả vụ gửi một quả bom tới cho một nhà báo. Danh sách này vẫn còn rất dài.
Tuy nhiên, những vụ tấn công khủng bố như trên lại ít được truyền thông nhắc tới, trừ khi vụ việc đó liên quan đến người Hồi giáo nếu không báo chí và truyền hình thế giới sẽ rất hiếm khi đề cập đến.
Thậm chí sau vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất ở châu Âu năm 2011, khi Anders Breivik tàn sát 77 người ở Na Uy để bảo vệ cho lý tưởng chống người Hồi giáo, chống người nhập cư và ủng hộ một châu Âu Cơ đốc giáo như trong bản tuyên ngôn của hắn ta thì truyền thông cũng không “làm tới” như các trường hợp khủng bố Hồi giáo khác.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng không biết đến các vụ khủng bố do người theo đạo Phật hay Do Thái gây ra. Những kẻ Phật giáo cực đoan cũng đã tàn sát nhiều người ở Myanmar và Sri Lanka; thậm chí còn đốt nhà cửa, cơ sở kinh doanh của người Hồi giáo.
Còn những kẻ khủng bố gốc Do Thái? Theo báo cáo năm 2013 của Bộ Ngoại giao Mỹ về chủ nghĩa khủng bố, có 399 hành động khủng bố được thực hiện bởi những người nhập cư Israel. Lực lượng người gốc Do Thái này nhằm vào các công dân Palestine khiến 93 người bị thương, đồng thời đập phá các nhà thờ Hồi giáo và nhà thờ Thiên chúa giáo.
Đối với Mỹ, số lượng vụ tấn công khủng bố của người Hồi giáo cũng chỉ chiếm một lượng nhỏ giống như ở châu Âu. Theo một nghiên cứu của FBI từ năm 1980 đến 2005 cho thấy, 94% vụ tấn công khủng bố không phải do người theo đạo Hồi gây ra. Cụ thể, 42% số vụ do các nhóm liên quan đến Latin và 24% thuộc về các lực lượng cánh tả cực đoan.
Trong nghiên cứu năm 2014 của Đại học Bắc Carolina, từ sau vụ tấn công 11/9, các vụ khủng bố liên quan đến Hồi giáo đã cướp đi mạng sống của 37 người Mỹ. Cùng thời kỳ đó, hơn 190.000 người Mỹ khác đã bị ám sát.
Tuy chỉ chiếm một số lượng nhỏ trong tổng số các vụ tấn công khủng bố tại Mỹ và châu Âu nhưng chưa bao giờ thế giới nghe đến cụm từ “những kẻ khủng bố Thiên chúa giáo”. Theo tác giả của bài báo, Dean Obeidallah, bài viết trên không nhằm thay đổi mô hình truyền thông thế giới nhưng ông hy vọng mọi người sẽ nhận ra một sự thật rằng không phải tất cả những kẻ khủng bố đều là người Hồi giáo.
Nội dung được tham khảo từ nguồn tin The Daily Beast, trang tin tức chuyên cung cấp các báo cáo chính thống, những ý kiến sắc bén từ các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực như chính trị, văn hóa, tin tức thế giới. The Daily Beast có trụ sở tại New York và có tới 20 độc giả hàng tháng.
Tuệ Minh (lược dịch)
Theo Infonet
Tiết lộ mới về vụ tấn công khủng bố ở Pháp
Đêm 19-1 (giờ địa phương), tạp chí tuyên truyền trên mạng Dabiq của Nhà nước Hồi giáo tự xưng đã phát hình ảnh chín tên khủng bố (ảnh) tham gia vụ tấn công ở Paris (Pháp) tối 13-11.
Chín tên này gồm bốn người Pháp, ba người Bỉ và hai người Iraq. Nếu cuối bí danh của chúng có từ "Al-Faransi" thì đó là công dân Pháp, "Al-Belgiki" thì là công dân Bỉ còn Al-Iraki đích thị là công dân Iraq. Chúng chia làm ba nhóm: Ba tên bắn vào các quán cà phê và nhà hàng, ba tên tấn công nhà hát Bataclan và ba tên tấn công ở sân vận động Stade de France.
Pháp vẫn chưa xác định danh tính hai tên đánh bom tự sát ở sân vận động vì hộ chiếu tìm thấy trên thi thể chúng là hộ chiếu nhập cư giả Syria. Nay tạp chí Dabiq xác định hai tên này là công dân Iraq. Tên Salah Abdeslam (đang bị truy nã) không thấy đăng trên tạp chí Dabiq. Các chuyên gia cho rằng tạp chí chỉ nêu bọn đã chết, như vậy ắt hẳn tên Salah Abdeslam còn sống.
Tạp chí Dabiq cũng xác nhận tên đao phủ người Anh Jihadi John, 27 tuổi (tên thật là Mohammed Emwazi) đã chết ngày 12-11-2015 khi xe chở hắn bị máy bay không người lái tấn công ở Raqqa. Hồi tháng 11-2015, quân đội Mỹ đã từng thông báo thông tin như trên và bây giờ đã rõ thông tin chính xác.
Hắn là biểu tượng cho bản chất tàn ác của Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Hắn sinh ra tại Kuwait, có cha mẹ người Iraq, cư trú ở London (Anh) và là nhân viên tin học. Hắn xuất hiện trong nhiều băng video cắt cổ các con tin với bộ quần áo đen, che mặt, cầm dao đe dọa.
H.DUY
Theo_PLO
Đám tang lạnh lẽo của những kẻ khủng bố Lễ tang của những tên khủng bố thường diễn ra bí mật và nhanh chóng và trước đó gia đình những kẻ này thường phải chật vật tìm nơi chôn cất. Syed Rizwan Farook và Tashfeen Malik, hai nghi phạm xả súng ở thành phố San Bernardino, được chôn trong một nghĩa trang ở California hôm 15/12. Vây quanh mộ là các nhân...