Tất cả những điều chị em cần biết về ung thư cổ tử cung
Bệnh ung thư cổ tử cung không có dấu hiệu rõ ràng ngay từ giai đoạn đầu nên chị em cần hết sức chú ý những thay đổi bất thường ở “vùng kín” để kịp thời phát hiện bệnh.
Dạo gần đây em thấy nhiều trường hợp bị ung thư cổ tử cung, nặng nhất là phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung nên em rất lo lắng. Hiện tại em đang không biết những triệu chứng mình gặp có phải là dấu hiệu ung thư cổ tử cung hay không. Gần đây, thỉnh thoảng em thấy đau ở bên trong “vùng kín”, em không bị ngứa hay ra dịch âm đạo nhiều, chỉ thỉnh thoảng bị đau thôi. Em muốn đi khám nhưng không biết nên khám tổng quát hay khám phụ khoa.
Em mong bác sĩ tư vấn giúp em để em biết hiểu thêm về căn bệnh này để dễ dàng phòng bệnh và điều trị kịp thời nếu không may mắc bệnh. Em xin cảm ơn bác sĩ! (Thùy Dương)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thùy Dương thân mến,
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thức hai mà người phụ nữ hay mắc phải. Bệnh này rất khó chữa nếu không được phát hiện sớm. Với những tiến bộ của y khoa hiện đại, bệnh này được chữa khỏi gần 100% các trường hợp nếu bệnh được phát hiện sớm.
Ung thư cổ tử cung là do nhiễm HPV hoặc một loại siêu vi khuẩn human papillomarivus được lây truyền qua đường tình dục gây nên. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, giao hợp bằng miệng, hay có nhiều đối tác tình dục… cũng hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng này.
Video đang HOT
Trường hợp bệnh ung thư cổ tử cung phát triển nặng thì người bệnh phải cắt bỏ tử cung. Ảnh minh họa
Theo thống kê thì những người bị ung thư cổ tử cung rơi vào các chị em có độ tuổi trung bình là 48. Nói như vậy không có nghĩa là phụ nữ trẻ không có nguy cơ bị bệnh này. Nhiều phụ nữ dù tuổi đời mới 20 nhưng đã phát triển bệnh. Đặc biệt là kể từ khi nhiễm HPV và chứng loạn sản ngày càng trở nên phổ biến ở phụ nữ trẻ thì khả năng bị ung thư cổ tử cung càng cao.
Bệnh ung thư cổ tử cung không có dấu hiệu rõ ràng ngay từ giai đoạn đầu nhưng chị em cũng cần hết sức chú ý các biểu hiện như: chảy máu sau khi “quan hệ”, giữa các kỳ kinh nguyệt, sau khi mãn kinh, đau vùng chậu và tiết dịch âm đạo bất thường… vì các triệu chứng này hoàn toàn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung.
Đúng là trong nhiều trường hợp, bệnh ung thư cổ tử cung phát triển nặng thì người bệnh phải cắt bỏ tử cung. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp điều trị bệnh duy nhất. các phương pháp điều trị khác, bao gồm cả bức xạ, hóa trị liệu, sinh thiết côn… cũng có thể được sử dụng để điều trị căn bệnh này. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ tiến triển bệnh và tình trạng thể chất của bạn.
Cách tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung là hạn chế tối đã các hoạt động liên quan kể trên và tiêm phòng HPV từ sớm. Loạn sản là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của ung thư cổ tử cung. Để phát hiện sớm các dấu hiệu loạn sản, chị em nên tiến hành các xét nghiệm tế bào cổ tử cung (pap smear). Tất cả phu nữ 18 tuổi trở lên (hoặc trẻ hơn nếu đã từng giao hợp) cần phải đi thử Pap và khám phụ khoa mỗi năm một lần.
Bạn nên đi khám phụ khoa sớm để biết rõ nguyên nhân dẫn đến chứng đau bên trong “vùng kín” của mình. Từ đó, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị hoặc phòng bệnh thích hợp.
Chúc bạn vui, khỏe!
Theo VNE
Những lưu ý khi tiêm vắcxin ung thư cổ tử cung
Mới đây một thiếu nữ đã tử vong sau tiêm vắcxin phòng ung thư cổ tử cung tại TP.HCM và Bộ Y tế cũng đã có kết luận về trường hợp này. Dưới đây là những lưu ý trước khi tiêm phòng vắcxin ung thư cổ tử cung.
Theo các bác sỹ sản khoa, phương pháp tiêm vắcxin sẽ phòng bệnh bằng cách giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu hủy virus HPV trước khi virus xâm nhập vào cổ tử cung để gây bệnh.
HPV có khoảng 120 type khác nhau, trong đó có 30 - 40 type HPV liên quan đến tổn thương đường sinh dục. Nhiễm HPV type 16, 18 là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ung thư và các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo.
Nhiễm HPV type 6, 11 dễ gây mụn cóc sinh dục. Vắcxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung chủ yếu phòng ngừa nhiễm HPV dễ gây ung thư cổ tử cung (type 16, 18), có loại văcxin phòng ngừa cả mụn cóc sinh dục (type 6, 11). HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, do vậy, để việc phòng ngừa có hiệu quả cao nên tiêm ngừa trên những người chưa quan hệ tình dục.
Theo khuyến cáo của Hội Ung thư Hoa Kỳ, tiêm phòng HPV thường quy được khuyến cáo cho bé gái 11-12 tuổi, tuy nhiên có thể tiêm từ 9 - 18 tuổi chưa quan hệ tình dục.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, thời điểm hiệu quả nhất để tiêm ngừa cho bé gái và phụ nữ trẻ là trước khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục.
Cho dù có tiêm ngừa hay không vẫn phải tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung vì có nhiều nguyên nhân khác gây ung thư cổ tử cung ngoài nhiễm HPV.
Trong thời gian mang thai không tiêm ngừa. Để đảm bảo cho việc tiêm phòng có hiệu quả nên tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ sản khoa.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tại Việt Nam, thời gian gần đây mỗi năm sử dụng khoảng hơn 40.000 liều vắc xin phòng ngừa Ung thư cổ tử cung theo hình thức tiêm chủng dịch vụ, người dân tự chi trả.
Từ khi các loại vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung được sử dụng tại Việt Nam, Bộ Y tế và các đơn vị liên quan đã có những theo dõi, đánh giá về tính an toàn của vắc xin, chủ yếu ghi nhận các phản ứng nhẹ sau tiêm như sốt, sưng, đau tại chỗ tiêm, nổi mề đay, nhức đầu sau đó tự hồi phục.
Tháng 4/2013 ghi nhận 1 trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin Cervarix (trường hợp nữ 17 tuổi, tử vong sau tiêm vắc xin Cervarix tại TP.HCM). Trường hợp này đã được điều tra, đánh giá nguyên nhân và kết luận không liên quan đến tiêm chủng mà do ngộ độc.
Theo VNE
Gảm nguy cơ ung thư tử cung nhờ cà phê Một nghiên cứu mới cho thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung có thể giảm bằng cách uống cà phê. Tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày cũng giúp giảm nguy cơ ung thư tử cung - Ảnh: Shutterstock Theo báo cáo của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới, cà phê có chứa nhiều chất chống ô xy hóa...