Tất cả các mẫu bệnh phẩm ở Lạng Sơn đều âm tính với SARS-CoV-2
Trong tổng số 333 mẫu xét nghiệm có 100% mẫu bệnh phẩm xét nghiệm lần 1 và lần 2 đều đã cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2, có 2 mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính lần 3.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 . (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN)
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lạng Sơn, tính đến chiều 8/2, tất cả các mẫu bệnh phẩm xét nghiệm đều cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2 .
Các mẫu bệnh phẩm nói trên đều được lấy từ những người có liên quan đến các ổ dịch tại Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội.
Cụ thể, trong tổng số 333 mẫu xét nghiệm có 100% mẫu bệnh phẩm xét nghiệm lần 1 và lần 2 đều đã cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2, có 2 mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính lần 3, còn lại 5 mẫu xét nghiệm lần 3 đang trong thời gian chờ kết quả.
Đặc biệt, trong 37 mẫu bệnh phẩm của 38 ca F1 liên quan đến ca bệnh COVID-19 được xác định tại Nhật Bản đều đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần thứ nhất.
Video đang HOT
Tính đến cuối ngày 8/2, tỉnh Lạng Sơn đang quản lý y tế đối với 2.503 người liên quan đến các ổ dịch ; trong đó 51 trường hợp F1, tăng 1 người so với ngày 7/2; 471 trường hợp F2, tăng 13 người so với ngày 7/2.
Chuyên gia dịch tễ: Các ổ dịch nguy hiểm nhất đã được "khoá chặt", không còn khả năng lây lan cho cộng đồng
PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nhận định tình hình các ổ dịch nguy hiểm nhất như sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) hay Công ty Poyun (Chí Linh, Hải Dương) cơ bản đã được khống chế, không còn khả năng lây lan cho cộng đồng.
Đợt dịch lần này đã ghi nhận gần 400 ca mắc, tại 12 tỉnh/thành phố trên khắp cả nước. Hải Dương là địa phương có số ca nhiễm nhiều nhất. Bộ Y tế đã chi viện số lượng lớn chuyên gia, trang thiết bị cho Hải Dương, Điện Biên, Gia Lai, với nỗ lực khoanh vùng nhanh.
"Đến hôm nay 6/2, tình hình dịch bệnh trên cả nước đã được kiểm soát tốt", PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nói.
Các ổ dịch nguy hiểm nhất tại sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh), Công ty Poyun (Chí Linh, Hải Dương), đã được khống chế và "khoá chặt". Các ổ dịch xâm nhập ở các địa phương khác cũng đã được khoanh vùng xử lý triệt để ngay.
"Tuy nhiên, chống dịch chưa bao giờ là đơn giản, luôn có những tình huống mới nảy sinh phức tạp. Do đó, chúng ta không được phép lơ là, chủ quan, mà phải cùng nhau chống dịch với những nỗ lực cao nhất", ông Dương khuyến cáo.
Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai chi viện Điện Biên. (Ảnh: Bộ Y tế)
Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương khẳng định, lần này Việt Nam phải đối mặt với "kẻ thù" vô hình nguy hiểm hơn nhiều. Đó là biến chủng kiểu Anh của virus, có tốc độ lây lan rất nhanh và mạnh.
Ngoài ra, 80% người mang virus không có trệu chứng, do đó để phát hiện người nhiễm tại cộng đồng đòi hỏi phải truy vết, xét nghiệm thật nhanh trên diện rộng với số lượng lớn. Để đáp ứng được yêu cầu xét nghiệm trong tình hình mới, Bộ Y tế đã thay đổi "chiến lược", cho phép gộp mẫu xét nghiệm.
"Nếu như trước đây chủ yếu ta làm xét nghiệm mẫu đơn hoặc nhiều lắm là gộp mẫu 5 thì đến "chiến trường" ở Quảng Ninh và Hải Dương, Bộ Y tế đã cho phép làm gộp mẫu từ 10-12 mẫu trong một lần xét nghiệm để đáp ứng được yêu cầu xét nghiệm mẫu rất lớn. Gộp theo hộ gia đình hoặc trong một nhóm cùng cơ quan, đơn vị có thể lên tới 16 mẫu", ông Dương thông tin.
Từ đó, nhóm mẫu nào xuất hiện dương tính thì lập tức cho cách ly ngay và tiến hành tách ra làm mẫu đơn để phát hiện chính xác được người nhiễm bệnh. Cách làm này được đánh giá vừa nhanh vừa tiết kiệm được rất nhiều sinh phẩm.
Kết quả nghiên cứu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương khẳng định việc gộp nhiều mẫu trong một lần xét nghiệm là hoàn toàn khả thi, chính xác, tin cậy với độ nhạy và độ đặc hiệu cao tương đương như khi làm mẫu đơn.
PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. (Ảnh: Bộ Y tế)
PGS.TS Trần Như Dương khuyến cáo, Tết đang đến rất gần, tuy các ổ dịch đang được kiểm soát nhưng tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp. Mỗi người dân đón Tết vui tươi nhưng cần nhớ giữ an toàn cho mình và mọi người.
"Mọi người, mọi nhà nhớ thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế đó là đeo khẩu trang, khử khuẩn tay, không tụ tập, giữ khoảng cách và khai báo y tế. Không nên đi đến những vùng đang có dịch", PGS.TS Trần Như Dương nói.
Ngoài ra, một số thói quen có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm cũng cần thay đổi, như thay vì đi từng nhà gặp gỡ trực tiếp để chúc Tết thì hãy trở thành công dân thời 4.0 bằng cách chúc Tết qua mạng, qua các ứng dụng Internet, nhắn tin, gọi điện...
Thay vì mừng tuổi lì xì bằng tiền mặt hoặc bằng bao lì xì thì có thể gửi thiếp chúc mừng qua mạng. "Tôi nghĩ trong lúc này mọi người cũng đều thông cảm cả và đều hiểu rằng trong lúc này an toàn mới là quan trọng nhất", PGS.TS Trần Như Dương nói.
Các ổ dịch COVID -19 được kiểm soát tốt Chiều 5/2, tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, các thành viên thống nhất nhận định, dịch bệnh trên cả nước được kiểm soát tốt từ các ổ dịch ở Hải Dương, Quảng Ninh đến tình hình ở Hà Nội, Gia Lai, Bình Dương, TPHCM... Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Ảnh: T.Hà...