Tạt axit trả thù: Sao không áp dụng khung hình phạt tội “Giết người”?
Mặc dù bị dư luận lên án dữ dội, nhưng hành vi tạt axit trả thù vẫn tiếp diễn, gây nên những nỗi đau thương khôn nguôi. Cần làm gì để ngăn chặn hành vi tội ác này đang là vấn đề cần giải quyết.
Hiện trường vụ việc cô giáo bị chồng cũ tạt axit.
Mới đây nhất, vào ngày 24.3, chị Đ.T.H. (SN 1985, trú xã Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội), là giáo viên, đã bị chồng cũ là Phạm Văn Thông (SN 1983, quê Quỳnh Phụ, Thái Bình), dùng axit tạt vào người gây bỏng toàn thân.
Điều đáng nói, Thông tạt axit vào người vợ giáo viên trước mặt bố đẻ chị H. và con gái chung của hai người. Đến nay, chị H. vẫn đang cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, tiên lượng xấu.
Nếu thống kê số nạn nhân bị tạt axit trong vài năm gần đây, con số sẽ rất kinh hoàng. Chúng tôi có cảm giác, Việt Nam là một trong những quốc gia có tình trạng tạt axit gây thương tích và giết người vào loại cao của thế giới.
Những nỗi đau của hành vi tội ác này vô cùng lớn. Nếu nạn nhân tử vong, phải chịu cực hình đau đớn trước khi chết; người sống sót cũng trải qua nhiều lần chết đi sống lại, thân thể tàn phế, bị mù lòa, đau đớn nhất là gương mặt, thân thể bị biến dạng, hủy hoại. Nhiều người đang trẻ trung, xinh đẹp, sau khi bị tạt axit ngay cả con đẻ cũng không dám nhìn vào mặt.
Vì những hậu quả khủng khiếp như trên, dư luận lên án, phản đối rất mạnh mẽ đối với loại hình tội phạm này, và khẩn thiết yêu cầu phải có giải pháp ngăn chặn. Tuy nhiên, hiện vẫn còn những lỗ hổng, lỏng lẻo trong quản lý nên ai cũng có thể dễ dàng mua hàng chục lít hóa chất, axit mà không gặp bất cứ khó khăn nào.
Video đang HOT
Mặt khác, hình phạt dành cho loại tội phạm này cũng chưa thực sự nghiêm khắc, vẫn áp dụng theo mức độ thương tích đối với hành vi “ Cố ý gây thương tích”. Hình phạt phải vô cùng nghiêm khắc thì tội phạm mới sợ. Thiết nghĩ, cơ quan lập pháp cần nghiên cứu áp dụng tình tiết đặc biệt tăng nặng đối với tội danh sử dụng axit để gây thương tích. Bởi vì, tội phạm đã tính toán, chuẩn bị trước, cố thực hiện bằng được hành vi, biết trước hậu quả hết sức nghiêm trọng, mong muốn hậu quả ấy xảy ra.
Do đó, đối với hành vi tạt axit, có thể áp dụng khung hình phạt đối với tội “Giết người”, bởi việc nạn nhân sống sót là nằm ngoài ý muốn của hung thủ.
Bên cạnh đó, cần có những giải pháp quản lý chặt chẽ nguồn cung axit, đảm bảo người mua chỉ sử dụng vì mục đích dân dụng, cần phải chứng minh và giám sát quá trình sử dụng để không lọt vào tay tội phạm.
Về mặt truyền thông, cần đa dạng hóa, đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền như qua phim ảnh, mạng xã hội, và các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các dự án truyền thông, hỗ trợ nạn nhân bị tạt axit, từ đó nâng cao ý thức phòng ngừa cho cộng đồng.
QUANG ĐẠI
Theo Laodong
Vụ nữ giáo viên bị chồng cũ tạt axit: Có cấu thành tội Giết người?
Nhiều ý kiến bạn đọc thể hiện sự bất bình sau khi Lao Động đăng các bài về vụ việc: 'Nữ giáo viên bị chồng cũ tạt axit' và đề nghị pháp luật không được nương tay với tội ác đặc biệt nghiêm trọng này. Tuy nhiên, luật sư cho rằng, mục đích của người chồng chỉ muốn hủy hoại sức khỏe nạn nhân.
Vụ việc chị Đặng Thị H (33 tuổi, trú tại thôn Yên Viên, thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội) bị chồng cũ là Phạm Văn Thông (35 tuổi, quê ở huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) tạt axit chiều 24.3 gây xôn xao dư luận.
Ông Đặng Văn Xuân (bố chị H), người chứng kiến toàn bộ sự việc, cho hay, chiều 24.3, vợ chồng ông nhận điện thoại của con gái than thở về việc bị chồng hành hạ. Bất bình trước sự việc này, ông Xuân ngay lập tức đến nhà con gái mới thuê trọ ở xóm chợ Vân để giải quyết xung đột cho hai con.
Lúc nói chuyện có to tiếng nên con rể cũ của ông - anh Thông - bất ngờ xuống nhà lấy can axit đã chuẩn bị từ trước đổ thẳng vào người chị H khiến ông Xuân rất bàng hoàng.
Ông Xuân đau lòng kể lại sự việc.
Liên quan tới vụ việc này, xét dưới góc độ pháp lý, luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty Luật Hà Nội Tinh Hoa (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho hay, tạt axit được coi hành động hết sức dã man, độc ác vì để lại những di chứng đau đớn cho nạn nhân, thậm chí khiến nạn nhân "sống dở chết dở".
Hành động sử dụng axít gây thương tích cho người khác có thể phạm tội Cố ý gây thương tích, hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015.
Điều này quy định, tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân càng cao thì trách nhiệm hình sự của người phạm tội càng lớn. Việc gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên người thực hiện hành vi có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xác định các yếu tố chủ quan, khách quan để xác định hành động tạt axit đối với nạn nhân có cấu thành tội danh Giết người hay không.
Để cấu thành tội này phải dựa vào các yếu tố như ý chí chủ quan của người thực hiện hành vi có mong muốn nạn nhân tử vong khi bị tạt axit hay không; mức độ đậm đặc của axit, mức độ quyết liệt trong cách thức thực hiện tội phạm để cơ quan tiến hành tố tụng nhận định hành vi có dấu hiệu tội giết người hay không.
Qua mô tả sự việc ban đầu, luật sư Quách Thành Lực nhận định, vụ việc có những yếu tố để khẳng định người thực hiện hành vi mong muốn gây hủy hoại đến sức khỏe của nạn nhân, song không nhằm mục đích tước đoạt tính mạng.
"Đây có thể chỉ là một vụ việc Cố ý gây thương tích, chưa cấu thành tội danh Giết người", luật sư nói, tuy nhiên cho biết, tạt axit được coi hành động hết sức dã man, xã hội lên án hành vi hủy hoại sức khỏe của người tạt axit.
Hậu quả tổn thất về mặt tinh thần đối với các nạn nhân bị hủy hoại dung mạo do tạt axit là vô cùng nặng nề, nhiều trường hợp chia sẻ họ sống không bằng chết. Chính vì vậy, cần phải xử lý nghiêm minh.
CƯỜNG NGÔ
Theo Laodong
Bị giết chết vì phàn nàn bạn "cắm đầu" vào điện thoại Sau chầu karaoke, đến lúc ngồi ăn cháo đêm, do ngồi chăm chú lướt điện thoại bị bạn chê trách, thu điện thoại dẫn đến mâu thuẫn, chủ nhân chiếc điện thoại ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã ra tay giết người. Bị cáo Thắng tại tòa Sáng 27.3, TAND tỉnh Hà Tĩnh xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Quyết Thắng (SN...