TASS: Tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 tăng trở lại trên toàn cầu
Ngày 15/5, hãng thông tấn TASS (Nga) cho biết tỷ lệ nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn thế giới một lần nữa đang gia tăng sau 7 tuần giảm liên tục.
Nhân viên y tế phun khử khuẩn tại một trung tâm thương mại nhằm phòng chống dịch COVID-19 ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 27/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng cộng, trong 7 ngày từ 7-13/5, các nước ghi nhận thêm khoảng 3,4 triệu ca lây nhiễm, nhiều hơn khoảng 200.000 ca so với 7 ngày trước đó.
Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong vẫn tiếp tục giảm. Đây là tuần thứ tư liên tiếp có ít hơn 20.000 người tử vong vì COVID-19.
Gia tăng ở châu Á
Tỷ lệ lây lan của virus SARS-CoV-2 đã giảm ở hầu khắp châu Âu nhưng lại đang tăng lên ở châu Á và châu Mỹ. Trong tuần qua, Nhật Bản ghi nhận hơn 40.000 ca nhiễm hàng ngày trong khi tại Malaysia, nơi tỷ lệ mắc bệnh giảm từ đầu tháng 3, đang chứng kiến xu hướng gia tăng trở lại. Tại Thái Lan, mức giảm đã chững lại khi ghi nhận khoảng 7.000 – 8.000 ca mắc mới hàng ngày.
Video đang HOT
Tuần này, Triều Tiên báo cáo đã phát hiện các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên. Hãng thông tấn Yonhap trích dẫn các phương tiện truyền thông địa phương cho hay Triều Tiên vừa có thêm 15 người tử vong vì COVID-19 và 296.180 người có triệu chứng sốt trên toàn quốc. Tổng cộng, tính đến tối 14/5, Triều Tiên có 42 người tử vong và 820.600 người bị sốt.
Do đó, hiện tại chỉ còn hai quốc gia chưa có bất kỳ ca mắc COVID-19 nào đó là Turkmenistan với dân số khoảng 6 triệu người và đảo quốc Tuvalu ở Thái Bình Dương với khoảng 12.000 cư dân.
Châu Mỹ và châu Âu
Ở Bắc Mỹ, tình hình dịch bệnh đã trở nên trầm trọng hơn ở Mỹ, nơi có hơn 80.000 trường hợp mắc mới mỗi ngày. Con số này đã không xảy ra ở quốc gia trên kể từ giữa tháng 2. Đây là tỷ lệ cao nhất trên toàn thế giới trong tuần này. Ở Mỹ Latinh, các đợt bùng phát mới cũng đang xuất hiện ở Colombia và Brazil.
Ở châu Âu, tỷ lệ gia tăng nghiêm trọng chỉ xuất hiện tại Tây Ban Nha khi tỷ lệ mắc mới chạm ngưỡng cao giữa tháng 3. Trong khi đó, tỷ lệ mắc bệnh ở Pháp giảm xuống một phần ba. Ở Italy là một phần tư và ở là xấp xỉ một phần hai.
Một làn sóng lây nhiễm mới vừa được ghi nhận ở Australia, nơi có trung bình hơn 50.000 ca nhiễm mỗi ngày trong tuần này.
Tỷ lệ tử vong
Từ ngày 7/5 đến ngày 13/5, trên toàn cầu có khoảng 10.600 ca tử vong, ít hơn 2.800 ca so với cùng kỳ trước đó.
Hơn 1.500 người đã tử vong ở Mỹ trong 7 ngày qua. Đức xếp thứ hai với khoảng 1.000 người. Tỷ lệ tử vong tăng mạnh được ghi nhận ở Canada với hơn 500 trường hợp tử vong trong 7 ngày. Ngoài ra, số người tử vong đã giảm xuống mức của tháng 2 ở Anh và Hàn Quốc, những nước dẫn đầu về số ca tử vong do virus SARS-CoV-2 gần đây.
Khu vực tư nhân đề nghị Chính phủ Nhật Bản tiếp tục nới lỏng kiểm soát biên giới
Thời gian gần đây, những lời kêu gọi Chính phủ Nhật Bản nới dần các biện pháp kiểm soát biên giới cho người nước ngoài, trong đó có việc mở cửa cho khách du lịch nước ngoài, đang có xu hướng gia tăng trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 ở nước này đang có xu hướng giảm.
Hành khách tại sân bay Haneda ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong cuộc họp ngày 27/4, các thành viên thuộc khu vực tư nhân của Hội đồng Chính sách Kinh tế và Tài chính thuộc Văn phòng Nội các Nhật Bản, trong đó có ông Masakazu Tokura, Chủ tịch Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren), cho rằng Chính phủ cần phải nâng giới hạn về số lượng người nhập cảnh mỗi ngày và nới lỏng các thủ tục nhập cảnh bổ sung khi mà các biện pháp như vậy đã được xác định là ít hiệu quả hơn trong việc giảm số ca mắc mới. Bên cạnh đó, Chính phủ cần "nối lại một cách dần dần" việc tiếp nhận khách du lịch để đối phó với sự sụt giảm về thặng dư tài khoản vãng lai.
Phát biểu với các phóng viên sau cuộc họp này, Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Daishiro Yamagiwa, người phụ trách công tác ứng phó với dịch COVID-19 của Chính phủ Nhật Bản, nói: "Chính phủ nhất trí với các thành viên thuộc khu vực tư nhân trong Hội đồng Chính sách Kinh tế và Tài chính về định hướng mà chúng ta cần làm để hướng tới mở cửa biên giới cho khách du lịch". Tuy nhiên, Bộ trưởng Yamagiwa cho rằng cần phải xác định một cách thích hợp thời gian biểu cho việc nới lỏng các quy định vì tình hình dịch bệnh vẫn rất khó dự báo.
Được thành lập vào tháng 1/2001, Hội đồng Chính sách Kinh tế và Tài chính bao gồm các thành viên nội các, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) và một số lãnh đạo giới kinh doanh.
Trong một diễn biến liên quan khác, các chuyên gia cố vấn cho Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) vừa lên tiếng cảnh báo về khả năng số ca mắc COVID-19 ở nước này có thể tăng trở lại sau Tuần lễ Vàng do số người đi du lịch sẽ tăng cao hơn so với bình thường trong kỳ nghỉ dài vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 này.
Phát biểu tại cuộc họp của nhóm chuyên gia cố vấn cho MHLW ngày 27/4, ông Takaji Wakita, Viện trưởng Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIID), nói: "Khả năng cao kỳ nghỉ sắp tới sẽ dẫn tới sự gia tăng của số ca mắc mới".
Trong một vài tuần gần đây, số ca mắc COVID-19 ở Nhật Bản đang có xu hướng giảm, nhất là ở các thành phố lớn. Theo nhóm chuyên gia cố vấn cho MHLW, trong tuần qua, số ca mắc mới đã giảm tới 9% so với một tuần trước đó. Đây là tuần thứ 2 liên tiếp số ca mắc COVID-19 ở Nhật Bản giảm. Đáng lưu ý, dòng BA.2 của biến thể Omicron đã chiếm ưu thế ở nước này khi chiếm tới 90% trong tổng số ca mắc mới trong thời gian gần đây.
COVID-19 tới 6 giờ sáng 25/4: Số ca mắc mới và tử vong tiếp đà giảm mạnh; Đức bỏ qui định xét nghiệm Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 395.634 trường hợp mắc COVID-19 và 930 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt 509 triệu ca, trong đó trên 6,24 triệu người không qua khỏi. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở Thượng Hải, Trung Quốc ngày 23/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN...