“Task Manager” của máy Mac ở đâu?
Trên máy Mac, các công việc của Task Manager như trên Windows được thực hiện bởi 2 cửa sổ, đó là Force Quit và Activity Monitor.
Nếu là người dùng Windows, chắc hẳn bạn đã quen thuộc với cửa sổ Task Manager, nơi xử lý các phần mềm bị treo hoặc kiểm tra mức sử dụng bộ nhớ máy tính. Vậy còn với máy Mac, Task Manager ở đâu?
Thực tế trên máy Mac, các công việc đó được thực hiện bởi 2 cửa sổ, đó là Force Quit và Activity Monitor. Nếu cần, hãy tham khảo hướng dẫn về 2 cửa sổ quan trọng này của máy Mac.
Xử lý phần mềm bị treo trên máy Mac
Bạn chắc hẳn đã quen với việc nhấn Ctrl Alt Delete trên máy Windows để đóng một phần mềm “đơ”. Trên máy Mac, người dùng cũng có tổ hợp phím Command Option Esc, tổ hợp này sẽ mở cửa sổ “Force Quit Applications”.
Trong cửa sổ sẽ hiện lên danh sách các ứng dụng đang chạy. Để đóng ứng dụng nào đang bị treo, hãy chọn ứng dụng đó và nhấp vào nút “Force Quit”.
Trong cửa sổ “Force Quit Applications” sẽ hiện lên danh sách các ứng dụng đang chạy. Để đóng ứng dụng nào đang bị treo, hãy chọn ứng dụng đó và nhấp vào nút “Force Quit”.
Video đang HOT
Giám sát mức sử dụng bộ nhớ trên máy Mac
Nếu cần theo dõi cụ thể hơn, chẳng hạn như mức tiêu thụ bộ nhớ, bạn sẽ cần sử dụng cửa sổ Activity Monitor. Theo mặc định, Activity Monitor nằm trong thư mục Applications => Utilities trên máy Mac của bạn.
Nếu cần theo dõi cụ thể mức tiêu thụ tài nguyên máy, bạn sẽ cần sử dụng cửa sổ Activity Monitor. Theo mặc định, Activity Monitor nằm trong thư mục Applications => Utilities.
Bên cạnh đó, một trong những cách nhanh nhất để mở Activity Monitor, đó là nhấp vào biểu tượng kính lúp trên thanh menu (hoặc nhấn Command Space). Sau đó hãy nhập từ khóa “activity monitor”, rồi nhấp vào biểu tượng “Activity Monitor.app” trong kết quả tìm kiếm.
Khi cửa sổ “Activity Monitor” mở ra, bạn sẽ thấy danh sách tất cả các hoạt động đang chạy trên máy Mac của mình.
Một trong những cách nhanh nhất để mở Activity Monitor, đó là tìm kiếm bằng cách nhấp vào biểu tượng kính lúp trên thanh menu (hoặc nhấn Command Space).
Hãy nhập từ khóa “activity monitor”, rồi nhấp vào biểu tượng “Activity Monitor.app” trong kết quả tìm kiếm.
Khi cửa sổ “Activity Monitor” mở ra, bạn sẽ thấy danh sách tất cả các hoạt động đang chạy trên máy Mac của mình.
Với 5 tab trên đầu cửa sổ, bạn có thể xem thông tin về mức sử dụng CPU, mức sử dụng bộ nhớ (Memory), mức sử dụng năng lượng, mức sử dụng ổ cứng (Disk), cùng mức sử dụng mạng.
Trong danh sách, bạn có thể chọn bất kỳ hoạt động nào và nhấp vào nút dừng, biểu tượng dấu x bên trong, để buộc dừng. Hoặc bạn có thể nhấp vào nút biểu tượng chữ i để xem thêm thông tin về hoạt động.
Với 5 tab trên đầu cửa sổ, bạn có thể xem thông tin về mức sử dụng CPU, mức sử dụng bộ nhớ (Memory), mức sử dụng năng lượng, mức sử dụng ổ cứng (Disk), cùng mức sử dụng mạng.
Trong danh sách, bạn có thể chọn bất kỳ hoạt động nào và nhấp vào nút dừng, biểu tượng dấu x bên trong, để buộc dừng. Hoặc bạn có thể nhấp vào nút biểu tượng chữ i để xem thêm thông tin về hoạt động.
Apple thêm máy tính Mac vào chương trình sửa chữa độc lập
Chương trình sửa chữa độc lập mà Apple giới thiệu vào tháng 8 năm ngoái chỉ giới hạn với những chiếc iPhone quá thời hạn bảo hành, giờ đã được mở rộng đến cả máy tính Mac.
Chương trình sửa chữa độc lập của Apple không còn giới hạn chỉ mỗi iPhone
Theo Neowin, bản mở rộng mới nhất cung cấp cho các cửa hàng sửa chữa độc lập quyền truy cập vào chương trình đào tạo từ Apple và các nguồn lực cần thiết để sửa chữa các thiết bị macOS hết hạn bảo hành. Các nhân viên này cũng nhận được tài liệu hướng dẫn sửa chữa và bộ phận chính hãng mà các nhà cung cấp dịch vụ ủy quyền của Apple (AASP) có được.
Giám đốc vận hành Apple Jeff Williams cho biết trong một tuyên bố rằng: "Khi một thiết bị cần sửa chữa, chúng tôi muốn mọi người có quyền truy cập vào giải pháp an toàn và đáng tin cậy. Bản mở rộng mới nhất này sẽ kết hợp với hàng nghìn địa điểm sửa chữa mà chúng tôi thêm trong năm qua. Chúng tôi mong muốn mang lại trải nghiệm sửa chữa tiện lợi và đáng tin cậy đó cho người dùng Mac của mình".
Kể từ hôm nay, các trung tâm sửa chữa ở các lãnh thổ có sẵn chương trình có thể đăng ký qua trang web của Apple để tham gia. Tháng trước, chương trình được cung cấp cho các cửa hàng sửa chữa có trụ sở tại Canada và 32 quốc gia trên khắp châu Âu.
Apple lưu ý hơn 140 công ty ở Mỹ tham gia chương trình kể từ khi khởi động, với hơn 700 địa điểm hiện cung cấp dịch vụ sửa chữa được ủy quyền trong nước. Trước thay đổi này, các cửa hàng phải đăng ký làm AASP để có được các bộ phận và công cụ xác thực sửa chữa các thiết bị mang nhãn hiệu Apple.
Thử so sánh chip Apple A-series với chip Intel trên máy Mac để thấy tiềm năng của chip Apple Silicon Apple đang trên lộ trình rời xa chip Intel và chuyển sang Apple Silicon. Để hiểu điều đó quan trọng như thế nào đối với hiệu suất của máy mac, chúng ta hãy cùng nhìn lại dòng chip A-series trước đây và so sánh chúng với chip Intel. Kể từ chiếc iPhone đầu tiên, Apple đã chọn sử dụng nhân ARM cho dòng...