Tập tục mai táng cổ xưa nhất Trung Quốc: Treo quan tài trên núi để ‘chôn’ người chết, lý do khiến hậu thế phải há hốc mồm
Huyền táng là một trong những phương thức mai táng cổ xưa nhất của các dân tộc thiểu số Trung Quốc.
Huyền táng hiểu theo nghĩa mặt chữ là treo quan tài trên núi, là một trong những phương thức mai táng cổ xưa nhất của các dân tộc thiểu số Trung Quốc. Trong đó, chữ “huyền” trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là treo, tức là treo quan tài của người chết trên các vách núi dựng đứng.
Theo quan niệm của người xưa, các vách núi hay hang động trên cao là những nơi yên bình gần chạm đến trời, thích hợp để linh hồn an nghỉ. Những ngọn núi được chọn để thực hiện nghi thức huyền táng hầu hết là dạng núi đá trơn nhẵn, xung quanh có sông suối.
Người ta tin rằng việc chôn cất người chết ở nơi cao như vậy sẽ khiến linh hồn của họ được yên nghỉ mà không bị con người hay động vật quấy phá. Đồng thời, người chết được hòa mình vào thiên nhiên đất trời, cuộc sống bên kia thế giới cũng trở nên tốt đẹp hơn.
Bên cạnh đó, vị trí cao thấp của những cỗ quan tài còn thể hiện sự tôn kính của hậu thế dành cho những người được mai táng. Theo đó, những bô lão, già làng có địa vị cao khi qua đời sẽ được mai táng trong những cỗ quan tài tốt nhất và ở vị trí cao nhất trên vách núi. Ngược lại, những người có địa vị bình thường khi chết đi được chôn ở những vị trí thấp hơn trên vách núi đá.
Video đang HOT
Người xưa làm các giá đỡ dọc theo vách đá trơn nhẵn để “treo” các cỗ quan tài chênh vênh trên không trung. Những giá đỡ này được người dân đóng chặt vào vách núi cách mặt đất khoảng 20m – 100m.
Những cỗ quan tài treo có nhiều hình dáng như dạng thuyền độc mộc, dạng hộp, dạng rương được khoét rỗng từ một thân cây nguyên khối.
Ngày nay, huyền quan (cỗ quan tài treo) được tìm thấy nhiều ở các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Tây, Hồ Nam, Phúc Kiến và Quý Châu. Trong đó nổi tiếng nhất là những quan tài treo trên vách núi của dân tộc Miêu ở gần sông Cách Đột thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
Vậy tại sao người Trung Quốc xưa lại “chôn” người chết trên vách núi?
Theo như những già làng của bộ tộc người Miêu chia sẻ: Đặt quan tài trên vách núi là để ngăn không cho kẻ thù hoặc động vật hủy hoại quan tài, nhiệt độ trên núi thường thấp sẽ khiến cho thi thể khó bị phân hủy, cuối cùng là tiết kiệm đất canh tác.
Thêm một câu hỏi được đặt ra, người dân đã đưa quan tài lên vách núi bằng cách nào?
Theo nghiên cứu thống kê của chuyên gia, rất nhiều giả thiết được đưa ra để giải thích cho cách thức để người dân mang những cỗ quan tài to lớn lên núi cao.
Trong đó, từ những giả thiết phá đá dựng đường mang quan tài lên núi, dùng thang gỗ khổng lồ có bánh xe di chuyển, cho đến kĩ thuật leo trèo “cao siêu” của người dân đều vẫn chưa có bằng chứng và thông tin chuẩn xác.
Cho đến nay, các chuyên gia chưa thể lý giải được vì sao người xưa có thể vận chuyển quan tài chứa thi hài người chết cùng nhiều đồ mai táng có trọng lượng lớn lên những vách núi đá cheo leo.
Kỳ lạ tập tục đập phá lấy may cho đám cưới ở Đức
Những món đồ nói trên không phải mang đến tặng trao tay cho cặp phu thê mới cưới, mà những món đồ gốm sứ đó sẽ được các khách mời ném xuống đất cho nó vỡ tan tành.
Nguồn minh họa: Internet
Nước Đức là một nước có nền văn hóa truyền thống lâu đời và phong phú bậc nhất châu Âu. Về lịch sử và nghệ thuật, nước Đức còn tồn tại nhiều di tích, bảo tàng về chiến tranh cũng như nghệ thuật. Những ai từng đến nước Đức đều khá ấn tượng với các phong tục tập quán nơi đây, và một phong tục khá thú vị của người Đức là Polterabend trong lễ cưới.
Việc cưới hỏi là một việc lớn, thiêng liêng của đời người nhằm thể hiện sự gắn kết giữa hai người yêu nhau mà còn là một dịp nghi lễ long trọng. Do đó, các nghi thức đều được chuẩn bị kỹ lưỡng và đậm chất văn hóa con người, vùng miền. Tập tục truyền thống Polterabend là một trong nhiều nét đặc trưng truyền thống đặc biệt và khác lạ trong nghi thức cưới hỏi của người Đức, mang ý nghĩa văn hóa to lớn.
Theo đó, trước lễ cưới, bạn bè, người thân của cô dâu chú rể được mời đến dự Polterabend. Quy tắc khi tham dự Polterabend là mỗi người sẽ mang theo những vật dụng trong nhà như bát, chén, đĩa được làm từ gốm, sứ... ngoại trừ những đồ bằng thủy tinh mang đến lễ cưới. Tuy nhiên, những món đồ nói trên không phải mang đến tặng trao tay cho cặp phu thê mới cưới, mà những món đồ gốm sứ đó sẽ được các khách mời ném xuống đất cho nó vỡ tan tành. Lúc này, cô dâu và chú rể sẽ là những người phải quét dọn những mảnh vỡ.
Nguồn minh họa: Internet
Phong tục đập vỡ những món đồ mừng cưới này của người Đức mang ý nghĩa là vĩnh biệt cuộc sống cũ và bắt đầu một cuộc sống mới sau khi cưới. Cũng có ý kiến cho rằng đó là hành động phòng ngừa trong tương lai, nghĩa là khi xảy ra "chiến tranh" giữa hai người, cặp vợ chồng không cần đập thêm bát đĩa nữa.
Theo đó, số lượng những chiếc bát, đĩa bị đập vỡ trước lễ cưới càng nhiều và cô dâu cùng chú rể phải dọn dẹp hết số đĩa vỡ càng lớn thì sự lành lặn trong quan hệ vợ chồng càng bền vững.
Đồ vật vỡ hết tượng trưng cho sự đổ vỡ, ném hết sự đổ vỡ đi chỉ còn lại sự lành lặn trong quan hệ vợ chồng.
Được biết, nguồn gốc của tập tục quái lạ này không rõ bắt nguồn từ khi nào và ở khu vực nào, nhưng người ta cho rằng những âm thanh do bát đĩa vỡ tạo ra sẽ đại diện cho những xung đột của vợ chồng trong tương lai, những khó khăn mà họ phải đối mặt trong cuộc sống hôn nhân.
Nghi thức dọn dẹp đồ đổ vỡ của cô dâu chú rể nhằm giúp cho họ sẵn sàng đối mặt với các khó khăn và cầu chúc cho họ cuộc sống hạnh phúc.
Đường hầm nguy hiểm nhất thế giới được đào "bằng tay" Khi đường hầm được đào bằng tay bắt đầu hình thành, càng có nhiều dân làng cùng tham gia và trong vòng 5 năm đường hầm Guoliang dài 1.250 mét đã được hoàn thành. Đường hầm Guoliang nối ngôi làng Guoliang trên đỉnh vách đá, thuộc tỉnh Hà Nam của Trung Quốc với thế giới bên ngoài được đào bằng tay bằng các...