Tập trung tuyên truyền về các thành tựu nổi bật của Thủ đô và đất nước
Chiều 8-12, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội và Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tổ chức giao ban lãnh đạo các cơ quan báo chí thành phố tháng 11-2020.
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học phát biểu tại hội nghị.
Theo báo cáo của Ban Tuyên giáo Thành ủy, trong tháng 11-2020, các cơ quan báo chí Hà Nội đã bám sát nhiệm vụ chính trị, thực hiện nghiêm sự chỉ đạo, định hướng của trung ương và thành phố; kịp thời tuyên truyền toàn diện về các vấn đề, sự kiện thời sự chính trị, các hoạt động chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô và cả nước…
Nổi bật, báo chí Thủ đô đã tích cực tuyên truyền quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, tuyên truyền đưa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống; tập trung tuyên truyền về dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và công tác chuẩn bị Đại hội; kết quả kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa XIV; kết quả Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (khóa XVII).
Báo chí Thủ đô cũng đã thông tin, phản ánh kịp thời kết quả thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế – xã hội; các vấn đề dân sinh; kết quả xây dựng nông thôn mới; công tác quản lý đô thị; tuyên truyền đậm nét về các hoạt động văn hóa, các ngày lễ kỷ niệm quan trọng của Thủ đô và đất nước…
Tại hội nghị, lãnh đạo các cơ quan báo chí thành phố đã chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện cơ chế tài chính tự chủ tại các cơ quan báo chí, đồng thời đề xuất những kiến nghị nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học ghi nhận, đánh giá cao các cơ quan báo chí Thủ đô đã nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tháng 11-2020.
Về nhiệm vụ công tác tháng 12-2020, đồng chí Phạm Thanh Học đề nghị các cơ quan báo chí Thủ đô tập trung thực hiện 9 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, cùng với việc đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, các cơ quan báo chí cần tập trung tuyên truyền về những thành tựu nổi bật của đất nước sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới; kết quả phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô và đất nước; kết quả xây dựng nông thôn mới của Thủ đô; Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X; công tác chuẩn bị phục vụ nhân dân đón Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021…
Video đang HOT
Liên quan đến những vướng mắc trong việc thực hiện cơ chế tài chính của các cơ quan báo chí, đồng chí Phạm Thanh Học đề nghị Sở Tài chính Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Thành ủy và các cơ quan báo chí thành phố từng bước giải quyết khó khăn, vướng mắc theo đúng quy định, tạo điều kiện tốt nhất để các cơ quan báo chí Thủ đô hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
Ông Nguyễn Văn Nên: Phải thực hiện nghiêm phòng, chống COVID
"Dịch bệnh đang dần quay trở lại, lây nhiễm trong cộng đồng" - Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nói và cho biết chính quyền TP đang tích cực xử lý dịch COVID-19.
Sáng 4-12, dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI đã khai mạc.
Gần 3.000 tỉ đồng hỗ trợ công nhân, giáo viên
Phát biểu khai mạc, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết đây là hội nghị chuyên đề mở rộng đầu tiên của Ban chấp hành Đảng bộ khóa XI sau đại hội.
Hội nghị chuyên đề mở rộng đầu tiên của Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI. Ảnh: TÁ LÂM
"Ngay sau Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XI, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo các ban đảng Thành ủy bắt tay ngay vào công việc cuối năm để hoàn thành các chỉ tiêu nghị quyết đã đề ra, tập trung xử lý các vấn đề còn tồn đọng và các nội dung sẽ được bàn trong hội nghị hôm nay" - Bí thư Nên nói.
Đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và phương hướng năm 2021, ông Nguyễn Văn Nên cho biết đến giờ này các đơn vị đã triển khai nhiều hoạt động cần thiết để phát triển kinh tế - xã hội sau đại hội.
"Khi đi kiểm tra một số nơi, chúng tôi nhận thấy các đơn vị đã thực hiện rất tốt các công việc" - ông Nên nói.
Tuy nhiên, theo Bí thư Thành ủy TP.HCM, tình hình dịch COVID-19 trong năm nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của kinh tế của TP. Tuy nhiên, với sự quyết tâm và điều hành linh hoạt của Thành ủy, UBND TP và sự đồng tình ủng hộ chung tay góp sức của người dân, TP đạt được một số kết quả nổi bật.
Trước tình hình của dịch, TP.HCM đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch, kiểm soát lây nhiễm ở mức thấp nhất. TP cũng chủ động ban hành chính sách hỗ trợ cho công nhân bị mất việc, giáo viên và nhân viên của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập với kinh phí gần 3.000 tỉ đồng.
"Tuy nhiên, dịch bệnh đang dần quay trở lại lây nhiễm trong cộng đồng và đang được tích cực xử lý" - ông Nguyễn Văn Nên nói và đề nghị các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch COVID-19.
Bí thư Thành ủy TP.HCM cũng đánh giá trong năm 2020, về điều hành thu chi ngân sách đảm bảo hiệu quả kịp thời, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhằm đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế.
TP cũng hoàn thành nhiều dự án trọng điểm và chương trình đột phá như đã trình và Quốc hội đã thông qua đề án mô hình chính quyền đô thị và chuẩn bị báo cáo về việc thành lập TP Thủ Đức thuộc TP.HCM.
Ông Nguyễn Văn Nên đánh giá những kết quả này là những nỗ lực, cố gắng rất lớn của TP. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chưa đạt như năm chỉ tiêu kinh tế thì ba chỉ tiêu không đạt, lĩnh vực môi trường còn một chỉ tiêu chưa đạt. Do đó, ông đề nghị các đơn vị quyết tâm hơn nữa để thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra.
Về triển khai Chỉ thị 19 của Ban Thường vụ Thành ủy về cuộc vận động "Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước", đến nay TP đã giải tỏa được 824/825 điểm ô nhiễm về rác thải, chuyển hóa 159 điểm thành khu vực sinh hoạt cộng đồng.
Trong năm 2020, TP cũng đã thực hiện quyết liệt Chỉ thị 23 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn TP, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tai nạn giao thông được kéo giảm trên cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương. Số vụ cháy nổ trên địa bàn TP cũng giảm so với cùng kỳ.
Mặc dù vậy, ông Nên cũng đề nghị các đơn vị cần phải khắc phục những mặt hạn chế và yếu kém. "Cần nghiên cứu để trao đổi thêm, làm rõ kết quả đã đạt được. Những nguyên nhân, hạn chế còn tồn tại cũng phải phân tích làm rõ, trong đó cần dành thời gian tập trung đánh giá sâu sắc những nguyên nhân chủ quan" - ông Nên nói.
Ông Nguyễn Văn Nên cũng đề nghị các đại biểu phân tích sâu các chỉ tiêu, nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 đề ra đã phù hợp chưa, phát huy được tiềm năng lợi thế của TP hay không và cần bổ sung giải pháp gì?
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên trao đổi với đại biểu tại hội nghị. Ảnh: TÁ LÂM
"Lãnh đạo mà không có kiểm tra coi như không có lãnh đạo"
Về chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ TP khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025, ông Bí thư Thành ủy TP.HCM cho biết dự kiến đưa với 46 nội dung và 24 kỳ họp.
Ông đề nghị các đại biểu cho ý kiến về các nội dung này, trong đó có nội dung tổng kết Nghị quyết 16 về phương hướng phát triển TP.HCM đến năm 2020 và Nghị quyết 54 của Quốc hội về phát triển cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
Về chương trình kiểm tra giám sát toàn khóa của Ban Thường vụ khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho rằng mục đích kiểm tra giám sát là nâng cao năng lực, đánh giá đúng, góp phần chủ động phòng chống mặt sai trái, suy thoái, tham nhũng...
"Công tác lãnh đạo, kiểm tra là một trong những việc làm quan trọng với sự lãnh đạo của Đảng. Lãnh đạo mà không có kiểm tra coi như không có lãnh đạo" - Bí thư Nên nói.
Ông cũng đề nghị các đại biểu cho ý kiến về dự kiến những nội dung công việc kiểm tra đã nêu trong chương trình có đảm bảo chưa, ổn không và có đảm bảo mục đích đã đề ra hay không.
"Kiểm tra như vậy đã trọng tâm trọng điểm chưa, có trùng lấp chồng chéo khoa học chất lượng không" - ông Nên nói thêm và đề nghị các đại biểu cho ý kiến sâu.
An Giang: Báo chí, văn nghệ sĩ đồng hành với sự phát triển của tỉnh Dưới sự lãnh đạo, định hướng của Đảng bộ tỉnh, sự quản lý, điều hành của chính quyền, những năm qua, lực lượng báo chí An Giang đã có bước phát triển mạnh mẽ. Bằng nhiều hình thức, phương thức, thể loại báo chí, các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo, văn nghệ sĩ trong tỉnh đã kịp...