Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ngành Y tế
Chiều 15-11, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng và các Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hòa Hiệp đã chủ trì buổi làm việc với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan để tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) và thực hiện nhiệm vụ năm 2020 của ngành Y tế Đồng Nai.
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Hạnh Dung
* Giao dự toán BHYT chưa phù hợp
Tính đến nay, toàn tỉnh có hơn 1,6 ngàn cơ sở y tế công lập, ngoài công lập. Trong đó có 222 cơ sở tham gia khám chữa bệnh BHYT. Tổng số bác sĩ là hơn 2,4 ngàn bác sĩ, đạt tỷ lệ 8,15 bác sĩ/vạn dân.
Về công tác khám chữa bệnh BHYT, trong 9 tháng của năm 2019, có hơn 2,7 triệu lượt người tham gia khám chữa bệnh BHYT với tổng kinh phí hơn 1,4 ngàn tỷ đồng (chiếm 95% dự toán được giao năm 2019). Cơ quan bảo hiểm đã thanh toán cho các cơ sở y tế hơn 808 tỷ đồng, từ chối thanh toán hơn 17,9 tỷ đồng, chưa đồng ý thanh toán hơn 289 tỷ đồng. Dự ước cả năm nay sẽ vượt dự toán kinh phí khám chữa bệnh BHYT khoảng 393,2 tỷ đồng. Việc Chính phủ giao dự toán BHYT năm sau thấp hơn năm trước, chưa đồng ý thanh toán số tiền BHYT lớn khiến các bệnh viện gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động, thiếu kinh phí trả lương bác sĩ, mua sắm vật tư y tế…
Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đồng Nai Ngô Đức Tuấn cho biết, việc cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) xuất toán BHYT ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý làm việc của đội ngũ bác sĩ. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện, và việc người dân không mấy mặn mà tham gia BHYT là điều khó tránh khỏi.
Cũng bị áp lực về vấn đề xuất toán BHYT nhưng Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai còn có nhiều vấn đề cấp bách hơn. Đó là thiếu đội ngũ bác sĩ, nhất là bác sĩ lành nghề, có chứng chỉ hành nghề; điều kiện cơ sở vật chất xuống cấp, thu nhập thấp khiến không ít bác sĩ, điều dưỡng bỏ việc.
Bác sĩ Nguyễn Lê Đa Hà, Giám đốc Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai kiến nghị UBND tỉnh sớm đầu tư xây dựng mới Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của bệnh nhi trong và ngoài tỉnh. Đồng thời có cơ chế, chính sách để nâng cao thu nhập cho bác sĩ, giữ chân bác sĩ ở lại với bệnh viện.
* Thực hiện nghiêm các quy định về khám, chữa bệnh BHYT
Video đang HOT
TS-BS.Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế cho biết, những khó khăn hiện nay của ngành Y tế là tỷ lệ bác sĩ/vạn dân ở nhiều huyện còn thấp, thiếu bác sĩ ở một số chuyên khoa; một số bác sĩ thuộc đối tượng thu hút sau khi nhận chính sách thu hút, hỗ trợ của tỉnh đã bỏ việc không chịu đền bù như cam kết; mức thu hút bác sĩ về một số huyện chưa đủ mạnh để thu hút bác sĩ; các cơ sở y tế công lập trả lương cho bác sĩ còn thấp khiến nhiều bác sĩ bỏ việc ra cơ sở y tế ngoài công lập làm việc…
Lãnh đạo Sở Y tế kiến nghị Chính phủ, UBND tỉnh giao dự toán quỹ BHYT hằng năm phù hợp với thực tế. HĐND tỉnh, UBND tỉnh có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho nhân viên y tế, đặc biệt là bác sĩ công tác tại các cơ sở y tế công lập có tỷ lệ bác sĩ/vạn dân thấp; đề xuất UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về chính sách thu hút, hỗ trợ cho bác sĩ làm việc trong khối y tế dự phòng tuyến tỉnh, tuyến huyện, ở các huyện xa trung tâm.
Đặc biệt, ngành Y tế kiến nghị tỉnh cho phép các cơ sở y tế công lập được sử dụng một phần cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức khám chữa bệnh dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, cải thiện thu nhập, thu hút và giữ chân bác sĩ. Đồng thời kiến nghị Bộ Y tế, BHXH Việt Nam có sự thống nhất trong việc triển khai các hướng dẫn thực hiện chính sách BHYT, thanh toán chi phí vượt dự toán cho các đơn vị để các đơn vị có kinh phí hoạt động trong quý
IV-2019. Riêng BHXH tỉnh, Sở Y tế đề nghị chi tạm ứng hằng quý cho các cơ sở khám, chữa bệnh.
Liên quan đến vấn đề đào tạo bác sĩ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp cho biết, hiện nay tỉnh đã ngưng chương trình đào tạo bác sĩ theo địa chỉ. Do đó, để tăng số lượng bác sĩ cho các cơ sở y tế chỉ có thực hiện thu hút và đào tạo tại chỗ. Tỉnh đã có chủ trương đề nghị sáp nhập Trường cao đẳng y tế Đồng Nai vào Trường đại học Đồng Nai để mở mã ngành Y, đào tạo bác sĩ cho tỉnh. Tỉnh cũng đang xin ý kiến của Bộ Lao động – thương binh và xã hội, Bộ GD-ĐT về vấn đề này.
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng ghi nhận những nỗ lực của ngành Y tế trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân thời gian qua. Đồng thời đề nghị ngành Y tế trước tiên cần thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về tự chủ tài chính bệnh viện, khám chữa bệnh BHYT.
Về vấn đề thu hút bác sĩ, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Nội vụ phối hợp với Sở Y tế xem xét sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 43, Quyết định 4690 về thu hút bác sĩ để có chính sách điều chỉnh cho phù hợp về đối tượng thu hút, địa bàn, ngành nghề cần thu hút, điều kiện để giữ chân, ràng buộc bác sĩ.
Xung quanh việc khám chữa bệnh BHYT, dự toán chi hằng năm chưa hợp lý gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của các cơ sở y tế dẫn đến các cơ sở y tế nợ các nhà cung cấp vật tư, có những cơ sở mới hết tháng 9 đã sử dụng hết số dự toán BHYT được giao, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị BHXH Đồng Nai báo cáo nội dung này để BHXH Việt Nam tháo gỡ tình trạng cấp dự toán quỹ BHYT chưa hợp lý cho các cơ sở y tế.
Về công tác tự chủ tài chính bệnh viện, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Tài chính đánh giá lại 3 năm thực hiện tự chủ xem được, chưa được gì, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa thu hút bác sĩ khó khăn để quyết định cho tự chủ từng phần, phù hợp với điều kiện hiện tại của các đơn vị, đảm bảo tính khả thi cao, tránh tình trạng mất kiểm soát tự chủ bệnh viện.
Về cơ sở vật chất của ngành Y tế, các bệnh viện nào có cơ sở xuống cấp đề nghị lãnh đạo Sở Y tế đề xuất Sở Kế hoạch – đầu tư để đi kiểm định và quyết định đầu tư. Vấn đề thiết bị cũng cần đánh giá xem cần mua mới những thiết bị nào cho phù hợp.
Về kiến nghị cho sử dụng thiết bị công để làm dịch vụ của các cơ sở y tế, đối với các đơn vị đã tự chủ toàn phần thì có toàn quyền quyết định; với các đơn vị tự chủ chi thường xuyên hoặc một phần thì không thể lấy thiết bị công để khám dịch vụ được. Sở Y tế cần rà soát lại để kiến nghị chính sách phù hợp.
Hạnh Dung
Theo Đongnai
Hà Nội giải thích về giá bán nước của Nhà máy nước sông Đuống
Giám đốc Sở Tài chính khẳng định, giá bán dựa trên cơ sở thoả thuận giữa bên bán và bên mua, Hà Nội chưa "trợ giá bất cứ đồng nào" cho Nhà máy nước sông Đuống.
Nhà máy nước mặt sông Đuống đã hoàn thành giai đoạn một với công suất 300.000 mét khối một ngày đêm. Ảnh: Trần Quang.
Năm 2016, UBND TP Hà Nội có quyết định chủ trương đầu tư Nhà máy nước mặt sông Đuống với mục tiêu bổ sung nguồn cung cấp nước sạch một số khu vực thành phố Hà Nội, các quận, huyện Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Hoàng Mai, Thanh Trì. Theo thoả thuận, giá nước sạch tối đa của nhà máy nước sạch sông Đuống (tạm tính năm 2017) là 10.246 đồng mỗi m3.
Ngày 27/12/2018, liên ngành Tài chính - Xây dựng - công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội, công ty cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội, công ty nước mặt sông Đuống có tờ trình đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét chấp thuận giá bán nước của nhà máy nước mặt sông Đuống cho các đơn vị là 7.700 đồng/m3. Phần chênh lệch (với mức giá tạm tính là 10.246 đồng/m3), liên ngành đề xuất UBND TP Hà Nội cấp bù gần 200 tỷ đồng bằng nguồn ngân sách.
Trong khi đó, giá bán của Nhà máy nước sạch sông Đà hiện đang ở mức 5.069 đồng mỗi m3. Điều này khiến nhiều người cho rằng TP Hà Nội đang ưu ái Nhà máy nước sạch sông Đuống nên dùng ngân sách để bù lỗ cho Nhà máy này.
Chiều 12/11, trả lời một số câu hỏi xung quanh vấn đề này, giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Việt Hà cho hay, mức 10.246 đồng mỗi mét khối là "giá tạm tính tối đa" làm cơ sở triển khai dự án nhà máy nước mặt sông Đuống từ năm 2016, đó không phải giá bán cho các đơn vị bán lẻ hay giá bán tới người tiêu dùng.
Lý giải cơ sở hình thành mức giá tạm tính này, ông Hà cho biết, mức giá được xác định từ các chi phí liên quan đến khấu hao và lãi vay; chi phí sửa chữa bảo dưỡng; chi phí quản lý doanh nghiệp; chi phí bán hàng; tỷ lệ thất thoát; lợi nhuận định mức...
"Mức giá bán chính thức của Nhà máy nước mặt sông Đuống chỉ được xác định khi nhà máy hoàn thành toàn bộ, đi vào hoạt động và có quyết toán, kiểm toán", Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội nói.
Hiện nay, thành phố Hà Nội chỉ quy định một mức giá bán nước sạch đến người sử dụng theo biểu giá đã ban hành năm 2013. Cụ thể, 5.973 đồng mỗi m3 đối với 10 m3 đầu tiên; từ trên 10m3 đến 20m3 là 7.052 đồng; trên 20m3 đến 30m3 là 8.669 đồng và trên 30m3 là 15.929 đồng.
Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Việt Hà tại buổi thông tin báo chí chiều 12/11. Ảnh: Võ Hải.
Cũng liên quan đến câu chuyện giá bán, Công ty cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội và Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội (các khách hàng của Nhà máy nước sông Đuống) cho rằng, nếu mua với giá tạm tính trên 10 nghìn đồng một mét khối thì hai công ty sẽ lỗ hàng tỷ đồng mỗi năm. Ông Hà cho hay, theo quy định giá bán buôn do bên bán và bên mua tự thoả thuận với nhau, nếu không thoả thuận được thì các đơn vị đề nghị Sở Tài chính hiệp thương.
Vừa qua, Sở Tài chính đã đã tổ chức hiệp thương trên nguyên tắc "giá bán buôn không được cao hơn giá bán lẻ". Trên cơ sở ý kiến của các bên, liên ngành đã xác định giá tạm tính là 7.700 đồng. Đây là giá Công ty nước mặt sông Đuống bán buôn cho các đơn vị bán lẻ.
Trước thông tin "thành phố phải chi hàng tỷ đồng bù lỗ" cho các đơn vị bán lẻ mua nước từ Nhà máy nước mặt sông Đuống, ông Hà khẳng định: "Đến thời điểm hiện tại, thành phố chưa trợ giá bất cứ đồng nào cho các đơn vị cung cấp nước sạch, trong đó có sông Đuống".
Giải thích giá nước sông Đuống cao gần gấp đôi giá nước sông Đà (Viwasupco), Giám đốc Sở Tài chính cho rằng, nguyên tắc tính giá của các đơn vị giống nhau nhưng các nhà máy có công nghệ khác nhau dẫn đến mức đầu tư khác nhau. Ông dẫn chứng, năm 2009 Nhà máy nước sạch sông Đà được tính là có giá trị 1.555 tỷ đồng, nhưng trong quyết định phê duyệt xây dựng nhà máy nước sạch sông Đuống, số vốn đã lên tới gần 5.000 tỷ đồng.
Trước câu hỏi có phải giá nước sông Đuống cao vì chất lượng nước tốt hơn nước sông Đà hay không, ông Võ Tuấn Anh, Phó Văn phòng UBND TP Hà Nội cho rằng, theo quy định thì tất cả các sản phẩm khi đưa đến người tiêu dùng phải đạt được trên mức quy chuẩn tối thiểu.
Phó văn phòng UBND TP cho biết thêm, theo chủ trương đầu tư của thành phố, giai đoạn 1 của Nhà máy nước sạch sông Đuống (đến năm 2020) đạt công suất 300.000 m3 mỗi ngày đêm; giai đoạn 2 đến 2025 đạt công suất 600.000 m3 mỗi ngày đêm; giai đoạn 3 đến 2030 đạt công suất 900.000m3 mỗi ngày đêm.
Hiện nay dự án đã hoàn thành giai đoạn 1 và đang cấp khoảng 120.000 m3 mỗi ngày đêm.
Tổng công suất nước sạch của TP Hà Nội hiện từ 1,3 đến 1,5 triệu mét khối một ngày đêm, cung cấp cho người dân khu vực đô thị (gần 4 triệu người).
Nước sạch trên địa bàn thành phố hiện được cung cấp bởi 5 đơn vị gồm: Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội, Công ty cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội, Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh nước sạch số 3, Công ty cổ phần Wiwaco và Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông.
Theo VNE
Giá thịt lợn bình ổn tăng đến 16.000 đồng/kg, siêu thị vẫn than lỗ Hiện nhiều siêu thị đã điều chỉnh tăng giá thịt lợn bán lẻ từ 6.000 - 16.000 đồng/kg, tuy nhiên các đơn vị này cho rằng vẫn đang bị thua lỗ. Ảnh minh họa Nguyên nhân là do so với giá lợn hơi trên 60.000 đồng/kg như hiện nay, mức tăng 6 - 14% vẫn còn thấp. Theo ghi nhận, thịt đùi lợn...