Tập trung tấn công trấn áp tội phạm để nhân dân đón Tết an toàn, lành mạnh
Để tội phạm lộng hành, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm – Đó là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Trưởng ban chỉ đạo 138/CP của Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến, triển khai chương trình phòng, chống tội phạm, ma túy, mua bán người giai đoạn 2011 – 2015 diễn ra sáng qua (25-1) tại Hà Nội.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết 5 năm vừa qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo Bộ Công an và các Bộ, ban, ngành, địa phương, triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ công tác phòng chống tội phạm đã đạt được những kết quả quan trọng: Tình hình tội phạm cơ bản được kiềm chế, một số loại tội phạm nghiêm trọng đã giảm. Tuy nhiên, vẫn còn nổi lên hoạt động của tội phạm hình sự, tội phạm có tổ chức tại một số đô thị lớn với tính chất ngày càng táo tợn, manh động hơn. Một số tội phạm diễn biến phức tạp, trong đó có tội phạm mua bán người và các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm; tội phạm sử dụng vũ khí “ nóng” gây án nghiêm trọng và một số loại tội phạm kinh tế, tham nhũng khác… Từ thực tế này, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo Bộ Công an và các Bộ, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện 3 chương trình Quốc gia phòng chống các loại tội phạm, ma túy, mại dâm, mua bán người và đạt được những kết quả nhất định; đã kiềm chế, kéo giảm tình hình tội phạm nói chung, đặc biệt là tội phạm gây án nghiêm trọng. Kết quả điều tra tội phạm đạt trên 70%, riêng tỷ lệ khám phá trọng án đạt trên 90%. Đặc biệt, trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán người, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý trên 1.800 vụ với hơn 3.000 đối tượng, giải cứu gần 2.000 nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng.
Đại diện các địa phương đã báo cáo, tập trung trao đổi những kinh nghiệm quý báu trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh biện pháp triển khai các tổ công tác 141 đạt hiệu quả rất cao, nhằm giữ vững kỷ cương, trật tự ATGT, đã kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Mô hình công tác 141 của thành phố Hà Nội đã được Chính phủ đánh giá cao và yêu cầu các địa phương nhân rộng. Tại hội nghị, Văn phòng Chính phủ đã công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sáp nhập Ban chỉ đạo Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em (Ban chỉ đạo 130/CP) và Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm (Ban chỉ đạo 138/CP) thành Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ.
Video đang HOT
Biểu dương những thành tích của các Bộ, ban, ngành, địa phương trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Gia Lai…, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ ra những tồn tại là vẫn còn tình trạng các băng, nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức ở một số nơi, gây phức tạp tình hình ANTT. Tội phạm sử dụng vũ khí “nóng”, gây án nghiêm trọng vẫn diễn biến phức tạp khiến lòng dân chưa yên. Nguyên nhân chủ quan do hệ thống chính trị chưa thực sự vào cuộc và Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm ở một số địa phương hoạt động chưa hiệu quả, vẫn còn hình thức, công tác phối hợp thiếu chặt chẽ.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, ngay trước, trong và sau Tết Nguyên đán, tất cả các địa phương trong cả nước mở đợt cao điểm tấn công phòng chống tội phạm để nhân dân vui xuân, đón Tết thực sự an toàn, lành mạnh.
Để đánh trúng, đánh mạnh tội phạm hình sự, đặc biệt là tội phạm kinh tế, tham nhũng, ma túy, mua bán người…, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt 3 chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm, gắn với các chương trình an sinh xã hội và những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội đề ra. “Ở đâu có tội phạm lộng hành, người đứng đầu chính quyền, công an nơi đó phải chịu trách nhiệm” – đồng chí Phó Thủ tướng nhấn mạnh và đề nghị các địa phương quan tâm xây dựng lực lượng chuyên trách phòng chống tội phạm ở cơ sở ngày càng vững mạnh, tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo công tác.
Theo ANTD
Đánh mạnh, đánh trúng các loại tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội
Sáng nay (15-1), đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, đã chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình phòng, chống tội phạm, ma túy, mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 tổ chức tại Hà Nội.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đánh giá 5 năm vừa qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều chương trình, công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và đạt được kết quả quan trọng. Tình hình tội phạm đã cơ bản được kiềm chế một số loại tội phạm nghiêm trọng đã giảm. Song, hoạt động của tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, nổi lên là tội phạm hình sự, tội phạm có tổ chức tại các đô thị lớn có sự đan xen, gắn kết với các hoạt động kinh tế. Đáng chú ý, tội phạm ma túy và tội phạm mua bán người vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp, đe dọa trực tiếp đến tình hình ANTT chung.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo hội nghị
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an và các Bộ, ban, ngành, địa phương trong cả nước đã tập trung thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm phòng chống ma túy giai đoạn 2012 - 2015 và Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015. Về công tác chỉ đạo điều hành, Chính phủ kiện toàn Ban chỉ đạo ở Trung ương và các cấp, trong đó hợp nhất Ban chỉ đạo 130/CP và Ban chỉ đạo 138/CP thành một Ban chỉ đạo chung và ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo. Tăng cường xã hội hóa công tác phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy và huy động nguồn lực hỗ trợ các mặt công tác này.
Hội nghị được nghe nhiều ý kiến tham luận của đại diện lãnh đạo các ban, ngành của trung ương và các tỉnh, thành phố, nêu rõ những cách làm hay, kinh nghiệp tốt và cả những tồn tại, thiếu soát cần khắc phục, sửa chữa trong công tác đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Với chủ trương tấn công trấn áp mạnh các loại tội phạm, đảm bảo ANTT trên địa bàn Thủ đô, ông Vũ Hồng Khanh, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội đưa đến hội nghị nhiều biện pháp, kinh nghiệm công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm của Công an và các ban, ngành liên quan của Hà Nội, đặc biệt là mô hình "141" đang được Chính phủ đề nghị các địa phương trong cả nước áp dụng.
Biểu dương thành tích của các bộ, ban, ngành, địa phương trong đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Gia Lai..., nhưng Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ ra những tồn tại khi vẫn còn tội phạm có tổ chức, các băng ổ nhóm hoạt động phức tạp. Nguyên nhân chủ quan là do hệ thống chính trị chưa thực sự vào cuộc và việc kiểm điểm, răn đe, giáo dục đối tượng ở khu dân cư chưa được thường xuyên. Một số Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm ở địa phương hoạt động chưa hiệu quả, vẫn còn mang tính hình thức và thiếu chặt chẽ.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Bộ, ban, ngành, địa phương phải thực hiện tốt 3 chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm, gắn với thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và các Chương trình an sinh xã hội. Đánh mạnh, đánh trúng tội phạm hình sự, kinh tế, tham nhũng. Xây dựng lực lượng chuyên trách phòng chống tội phạm ở cơ sở ngày càng vững mạnh. Đẩy mạnh quản lý Nhà nước về ANTT như quản lý cư trú, xuất nhập cảnh, tuần tra vũ trang tăng cường hợp tác quốc tế và xã hội hóa công tác phòng chống tội phạm.
Theo ANTD
Trấn áp mạnh tội phạm nơi công cộng Nối tiếp kế hoạch 141, kế hoạch 142 là "vũ khí" sắc bén được CATP Hà Nội áp dụng có hiệu quả, nhằm đẩy lui mọi hoạt động của các loại tội phạm trên đường phố và tại các địa bàn công cộng. Mô hình 142 đã mang lại sự bình yên trên các tuyến vận tải hành khách công cộng Kiềm chế...