Tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Chiều 6/1, Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Đảng – Đoàn thể đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2021. Bộ trưởng Lê Thành Long, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu chủ trì Hội nghị.
Báo cáo tại Hội nghị, Quyền Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Phan Thị Hồng Hà cho biết năm 2020 tuy gặp nhiều khó khăn nhưng Vụ vẫn hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao. Công tác tham mưu kiện toàn tổ chức bộ máy, chức năng hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ đã kịp thời bám sát chủ trương, chính sách mới của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy của các đơn vị thuộc Bộ theo Nghị định số 96/2017/NĐ-CP và Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW được triển khai thực hiện tốt, đặc biệt liên quan đến việc thu gọn đầu mối các đơn vị sự nghiệp.
Công tác quản lý cán bộ được thực hiện chặt chẽ, tiếp tục có sự đổi mới. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được triển khai toàn diện, gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của Bộ, ngành. Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức cơ bản kịp thời theo những quy định mới của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo lợi ích chính đáng của công chức, viên chức…
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác tổ chức cán bộ vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp địa phương chưa kịp thời; một số đơn vị thuộc Bộ còn thiếu biên chế so với chỉ tiêu được phân bổ; chương trình đào tạo bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết, chưa thực sự phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm…
Còn theo báo cáo của Phó Chánh Văn phòng Đảng – đoàn thể Cao Xuân Thủy, năm 2020, công tác đảng được triển khai đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành với nhiều điểm khởi sắc, ngày càng đi vào nề nếp theo hướng chuyên môn hóa. Công tác đoàn được triển khai thực hiện nghiêm túc theo đúng Điều lệ và chỉ đạo, hướng dẫn của Công đoàn cấp trên với phương châm hướng về cơ sở, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của công đoàn viên. Công tác đoàn và phong trào đoàn thanh niên có nhiều đổi mới, đã tăng cường hơn sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội. Nội bộ Văn phòng đoàn kết nhất trí, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với công chức…
Video đang HOT
Tuy nhiên, một số tồn tại trong công tác này cũng đã được chỉ rõ: việc thực hiện một số nhiệm vụ còn chậm; công tác tham mưu theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác chưa thường xuyên, liên tục; sự gắn kết giữa tham mưu công tác đảng với tham mưu công tác đoàn thể chưa chặt chẽ…
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức của 2 đơn vị ngày càng có bản lĩnh chính trị vững vàng, phát huy tinh thần trách nhiệm, công tâm trong công việc, nhờ vậy, chất lượng công việc đạt được ngày càng cao. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đạt nhiều kết quả tích cực; công tác tham mưu, phổ biến các chủ trương đường lối của Đảng ngày càng bài bản; công tác phối hợp với các đơn vị với các đơn vị thuộc Bộ chặt chẽ, hiệu quả. Năm 2021, với khối lượng công việc lớn mà biên chế lại hạn chế, các đơn vị cần chủ động đổi mới phương pháp làm việc, trong đó lưu ý việc đánh giá cán bộ phải toàn diện, khách quan, công tâm để kịp thời tham mưu Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ ngay từ khâu quy hoạch; kịp thời triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng XIII trong toàn Đảng bộ.
Đánh giá cao kết quả đã đạt được của 2 đơn vị, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đề nghị năm 2021, Vụ Tổ chức cán bộ cần làm tốt công tác tham mưu cho Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ về việc sắp xếp tổ chức bộ máy đúng quy định pháp luật, phù hợp với nhu cầu thực tế để có mô hình tổ chức tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thứ trưởng cũng lưu ý tới việc nghiên cứu mô hình tổ chức đối với các cơ quan tư pháp địa phương và tổ chức pháp chế.
Về công tác cán bộ, cần đổi mới từ khâu tuyển dụng để đúng người, đúng việc, tuyển dụng được người tài; đảm bảo chính xác, khách quan, công tâm trong việc bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ. Quan tâm hơn nữa tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong đó chú trọng bồi dưỡng kiến thức thực tiễn, kỹ năng giải quyết công việc.
Đối với công tác Đảng- Đoàn thể, Thứ trưởng yêu cầu cần làm tốt công tác tham mưu Ban Thường vụ Đảng ủy trong việc học tập, nghiên cứu, quán triệt các văn kiện Đại hội Đảng XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ khối các cơ quan trung ương để có cơ sở triển khai các hoạt động cụ thể của Bộ, ngành. Cùng với đó, cần nghiên cứu đổi mới công tác sinh hoạt chi bộ; đẩy mạnh học tập tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh; duy trì chế độ sinh hoạt Đảng, đoàn đúng điều lệ…
Phát biểu chỉ đạo, Bộ trưởng Lê Thành Long yêu cầu trong bối cảnh tinh giản biên chế, Vụ Tổ chức cán bộ cần làm tốt việc ban hành và thực hiện các văn bản trong công tác này; tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị thuộc Bộ và cơ quan tư pháp địa phương. Công tác tuyển dụng, kiện toàn cán bộ cần thực hiện kịp thời, đáp ứng đúng theo các quy định mới; quan tâm hơn tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để tạo được đột phá. Đặc biệt, cần nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, tình hình của các đơn vị thuộc Bộ để tham mưu cho Lãnh đạo Bộ có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ cán bộ.
Bộ trưởng yêu cầu Văn phòng Đảng- đoàn thể cần làm tốt hơn việc điều phối và thực hiện văn kiện Đại hội Đảng XIII, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí Thư. Các tổ chức đoàn thể của Bộ cần phát huy các kết quả đã đạt được và đồng thời tăng cường mở rộng, đa dạng hơn các hoạt động…
Định hướng cải cách tư pháp cần phù hợp bối cảnh tinh gọn bộ máy chính trị
Ngày 29/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu đã chủ trì Hội đồng nghiệm thu chính thức các Đề tài khoa học cấp Bộ: "Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng định hướng cải cách tư pháp (CCTP) thuộc chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ giai đoạn 2021 - 2035" và "Hoàn thiện mô hình tổ chức của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2021 - 2035 đảm bảo nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước".
Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý Nguyễn Văn Cương, Chủ nhiệm đề tài "Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng định hướng CCTP thuộc chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ giai đoạn 2021 - 2035" cho biết đề tài gồm 3 chương. Chương 1 gồm một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ đối với việc thực hiện quyền tư pháp và CCTP. Chương 2 phân tích thực trạng thực hiện các hoạt động CCTP thuộc chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ giai đoạn 2006-2020 trong 7 lĩnh vực: Xây dựng và hoàn thiện thể chế; tổ chức và hoạt động cơ quan điều tra, thi hành án; bổ trợ tư pháp; đào tạo cán bộ pháp luật, các chức danh tư pháp; hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật và về đảm bảo cơ sở vật chất cho các cơ quan tham gia thực hiện quyền tư pháp.
Chương 3 nêu lên các định hướng CCTP thuộc chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ giai đoạn 2021-2035 gồm: Xây dựng hệ thống lý luận hoàn chỉnh về quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền; hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát thực hiện quyền tư pháp. Nghiên cứu thành lập Hội đồng tư pháp/Hội đồng thẩm phán quốc gia là cơ quan có chức năng nghiên cứu, đề xuất các vấn đề tư pháp ở tầm vĩ mô, thúc đẩy và đảm bảo sự độc lập trong hoạt động xét xử của Tòa án. Tiếp tục nghiên cứu chuyển Viện kiểm sát thành Viện Công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố đối với hoạt động điều tra. Thiết lập cơ chế xử lý đối với các vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đổi mới phương thức, hình thức lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan tư pháp phù hợp với đặc thù tổ chức và hoạt động của Tòa án và các thiết chế liên quan trong điều kiện CCTP.
Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Hội đồng đánh giá cao giá trị lý luận, giá trị thực tiễn, tính thời sự và sự cần thiết của Đề tài. Nhóm nghiên cứu đa có phương pháp nghiên cứu phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của đề tài, đảm bảo độ tin cậy của các đánh giá, đề xuất kiến nghị; huy động được đông đảo các nhà khoa học lớn từ các cơ quan khác nhau. Nhờ vậy, đề tài đã đề xuất được nhiều vấn đề mới, có đóng góp cụ thể cho công tác khoa học pháp lý, đặc biệt là các giải pháp mang tính đột phá trong xác định định hướng, nhiệm vụ của Chính phủ.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng cũng chỉ ra một số vấn đề cần chỉnh lý, làm sâu sắc hơn như: cơ sở lý luận về chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ đối với việc thực hiện quyền tư pháp, CCTP giai đoạn 2021-2035 và trong bối cảnh sắp xếp, đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, xu hướng đổi mới kiện toàn chức năng của Chính phủ trong giai đoạn mới; làm sâu sắc, đầy đủ hơn khái niệm CCTP để có cách tiếp cận toàn diện; cân nhắc bổ sung một số kiến nghị về thiết chế trọng tài và quản tài viên...
Đối với đề tài "Hoàn thiện mô hình tổ chức của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2021 - 2035 đảm bảo nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước", Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái, Chủ nhiệm đề tài cho biết mục tiêu của đề tài nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về tổ chức của Bộ, ngành nói chung và Bộ, ngành Tư pháp nói riêng. Đánh giá thực trạng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức của Bộ, ngành Tư pháp hiện nay, xác định các mối quan hệ giữa chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức của Bộ, ngành Tư pháp qua các thời kỳ lịch sử và giai đoạn hiện nay, nghiên cứu so sánh với một số quốc gia trên thế giới. Xác định những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến việc thực hiện, chức năng nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp trong thời gian tới. Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2021-2035; xác định được mô hình của các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan tư pháp địa phương bảo đảm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, tình hình thực tế giai đoạn 2021-2035.
Trên cơ sở thống nhất ý kiến của các thành viên Hội đồng, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu nhận định đây la đề tài nay có giá trị lý luận, thực tiễn cao, bởi "cơ cấu tổ chức, mô hình tổ chức của một cơ quan, đơn vị có ý nghĩa hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị đó", Thứ trưởng nhấn mạnh. Thứ trưởng đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp tục rà soát một số nội dung còn có lỗi diễn đạt, lỗi kỹ thuật để tiếp tục chỉnh lý đông thơi lưu ý đến một số vấn đề vê dự báo chức năng nhiệm vụ của Bộ, cơ quan tư pháp địa phương; đánh giá thực trạng về tổ chức bô may và các đề xuất, kiến nghị chưa rõ cơ sở thực tiễn...
Trên 411.000 trường hợp vi phạm TTATGT đã được phát hiện, xử lý nghiêm "Trên 411.000 trường hợp vi phạm TTATGT đã được phát hiện, xử lý nghiêm" -Đó là thông tin được Phòng CSGT Công an Hà Nội thông tin tại Hội nghị triển khai công tác năm 2021 tổ chức ngày 22/12 tại Hà Nội. Trong năm 2020, Phòng CSGT Hà Nội đã tập trung tham mưu cho Công an TP Hà Nội các văn...