Tập trung phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp và dịch bệnh mùa Đông Xuân
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1064/VP-KGVX, đề nghị sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện kế hoạch hành động của ngành Giáo dục-Đào tạo về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona và dịch bệnh mùa Đông Xuân năm 2020.
Ảnh minh họa
Công văn nêu rõ, UBND thành phố nhận được kế hoạch hành động của ngành Giáo dục – Đào tạo về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona và dịch bệnh mùa Đông Xuân năm 2020. Trong đó, xác định rõ mục tiêu cụ thể là theo dõi, quản lý tốt sức khỏe học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường, giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, ngăn chặn kịp thời không để dịch bệnh xâm nhập vào trường học.
Phối hợp với ngành Y tế xây dựng chương trình hành động, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên và cha mẹ học sinh về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona và dịch bệnh mùa Đông Xuân. Triển khai các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh học đường, nguồn lực và cơ sở vật chất sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh trong các nhà trường.
Kế hoạch đưa ra các chỉ tiêu chính: 100% học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên, cha mẹ học sinh được truyền thông về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona và dịch bệnh mùa Đông Xuân; 100% trẻ em, học sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ, nhân viên trong các nhà trường được theo dõi, quản lý về sức khỏe; 100% cơ sở giáo dục phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; 100% cơ sở giáo dục đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn lực và cơ sở vật chất sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh trong các nhà trường.
Phạm vi áp dụng triển khai tới tất cả các cơ sở giáo dục trên phạm vi cả nước. Thời gian áp dụng từ tháng 01-2020 đến tháng 12-2020. Đối tượng áp dụng: Các sở giáo dục và đào tạo; các đại học, học viện, viện, các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm, Trung cấp sư phạm…
Video đang HOT
Về việc này, UBND thành phố giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đúng quy định.
Theo PLXH
Bộ Giáo dục và Đào tạo huy động học sinh, giáo viên tham gia diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm... cùng tất cả các sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn Hà Nội tham gia tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa bão.
Bộ GD&ĐT huy động học sinh, giáo viên tham gia dọn vệ sinh, diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết. Ảnh minh họa
Hiện tại, đang là thời điểm mùa mưa dịch bệnh sốt xuất huyết được các chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục gia tăng và bùng phát trên diện rộng.
Theo đó, nhằm chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết trong trường học, Bộ GD&ĐT đề nghị các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm, các sở giáo dục và đào tạo chủ động phối hợp với các sở y tế và cơ quan liên quan của địa phương thực hiện nghiêm túc các nội dung quy định, văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và Bộ GDĐT về việc tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết.
Đặc biệt phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. Giáo dục học sinh, sinh viên làm tốt nhiệm vụ là cầu nối tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh cho gia đình và cộng đồng.
Theo đó, huy động toàn bộ học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường tham gia tích cực vào chiến dịch diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) tại nhà trường, gia đình và cộng đồng theo hướng dẫn của ngành Y tế. Tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường tại các trường học, khu nhà ở tập thể, nhà trọ, ký túc xá, tại gia đình và cộng đồng.
Cụ thể là lật úp các dụng cụ chứa nước, thu gom loại bỏ các vật phế thải có khả năng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước - nơi muỗi dẻ trứng để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết.
Theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ em, học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thông báo ngay cho cơ quan y tế để phối hợp xử lý triệt để ổ dịch.
Trong việc chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới, Bộ y tế cũng đã khuyến cáo mọi người dân thực hiện 6 biện pháp phòng chống sau đây:
1 - Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
2 - Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa; bỏ muối hoặc dầu hoặc hóa chất diệt côn trùng vào bát nước kê chân chạn.
3 - Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vô xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
4 - Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
5 - Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
6 - Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế dễ được khám và tư vấn điều trị. Không tự điều trị tại nhà.
Lương Minh
Theo congluan.vn
Người nghi nhiễm corona cảm thấy yên tâm khi ở khu cách ly Nằm ở khu cách ly của BVĐK Đống Đa, chị H (ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, không cảm thấy hoang mang về tình trạng của bản thân vì sức khỏe vẫn ổn định. Hơn nữa, ở BV chị được các bác sỹ giải thích, tư vấn rất cặn kẽ về bệnh nên chị đã thêm phần yên tâm. Về lý do...