Tập trung phát triển cảng Cái Mép – Thị Vải ngang tầm khu vực vào năm 2030
Sáng 20-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thị sát hệ thống cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải tại Bà Rịa – Vũng Tàu; trong đó có bến cảng nước sâu lớn nhất, quy mô nhất cả nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến kiểm tra bến cảng Gemalink khi cảng mới đón tàu vào khai thác chuyến đầu tiên vào tháng 1-2021. Ảnh: VGP/QUANG HIẾU
Thủ tướng đã thị sát Dự án Cảng nước sâu Gemalink – Dự án cảng có quy mô lớn nhất trong cụm cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải với tổng diện tích lên tới 72ha, chiều dài cầu bến chính là 1.150m và bến tàu feeder là 370m. Đây là cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, là 1 trong 19 cảng lớn của thế giới đón được các siêu tàu lớn nhất thế giới hiện nay. Cảng sẽ chính thức khai trương vào tháng 5-2021 và sẽ khai thác ít nhất 80% công suất thiết kế ngay trong năm nay và sẽ khai thác hết công suất từ năm 2022.
Tiếp đó, Thủ tướng đã kiểm tra Cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT). Đây là cảng container nước sâu tại khu vực Cái Mép, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với diện tích 48ha. CMIT có cầu cảng dài 600m, công suất hơn 1,1 triệu Teus, có khả năng đón các tàu container có trọng tải lớn đạt 160.000 DWT.
Cũng trong chuyến thị sát lần này, Thủ tướng đã kiểm tra Cảng Quốc tế Tân cảng – Cái Mép (TCIT) – liên doanh giữa Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn với 3 đối tác nước ngoài với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1-2011.
Mặc dù có lợi thế cạnh tranh riêng nhưng đến nay, công suất khai thác cảng chỉ tăng từ 40% năm 2015 lên 53% năm 2020. Hạ tầng kết nối cảng với các trung tâm kinh tế trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn rất hạn chế. Từ Bà Rịa – Vũng Tàu kết nối với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và miền Tây Nam Bộ chỉ có duy nhất tuyến quốc lộ 51, dẫn đến tình trạng thường xuyên quá tải.
Ngay sau chuyến thị sát, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải logistics, kích thích tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương và khu vực kinh tế phía Nam.
Cảng Gemalink đưa vào khai thác với công suất giai đoạn 1 là 1,5 triệu Teus/năm. Ảnh: VGP/QUANG HIẾU
Video đang HOT
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng nêu rõ chủ trương của Đảng, các Nghị quyết chuyên đề và đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về việc nâng cấp hiện đại hệ thống cảng biển của đất nước; trong đó có khu vực Cảng Cái Mép – Thị Vải và Cảng Lạch Huyện, Hải Phòng; hoàn thiện xây dựng hạ tầng logistics và hạ tầng giao thông trong khu vực, vùng miền, đẩy mạnh phát triển hệ thống tàu vận tải biển, nâng cao chất lượng dịch vụ… Thủ tướng nhấn mạnh, Cảng Cái Mép – Thị Vải cùng với Cảng Lạch Huyện, Hải Phòng là những cảng biển nằm trong tốp đầu về cảng nước sâu quốc tế, là lợi thế của quốc gia trong phát triển.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành cần đẩy mạnh việc nâng cấp hạ tầng khu vực Cảng Cái Mép – Thị Vải; trong đó có việc nạo vét đoạn luồng từ phao số 0 đến khu bến container Cái Mép đạt độ sâu tối thiểu -15m cho tàu lớn đi lại. Rà soát lại cầu cảng, bến cảng, tổ chức các tuyến đường thủy nội địa, đặc biệt kết nối với ĐBSCL; bên cạnh đó là tổ chức các hệ thống logistics hiện đại. Về đường bộ, cần sớm triển khai cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cầu Phước An tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu vào và ra. Về đường sắt, cần nghiên cứu đoạn đường sắt Biên Hòa – Cái Mép như một phần nối dài của tuyến đường sắt Bắc – Nam để vận chuyển hàng hóa từ các vùng, miền đến Cái Mép – Thị Vải.
Thủ tướng cũng đề nghị tăng cường hạ tầng phục vụ logistics, sớm thúc đẩy hình thành hệ thống logistics hạ tầng khu vực Cái Mép hạ. Nghiên cứu hình thành trung tâm phân phối hàng hóa kết nối sân bay quốc tế Long Thành và cảng biển Cái Mép – Thị Vải để kết nối giữa hàng không và đường thủy. Thủ tướng giao Bộ Tài chính hình thành trung tâm chuyển giao chuyên ngành tập trung với trang thiết bị đầy đủ để thông quan hàng hóa tại khu vực Cảng Cái Mép – Thị Vải; tăng cường hơn nữa việc thu hút hãng tàu, chủ hàng, môi giới tài chính.
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tập trung cao độ và các biện pháp phát triển nhanh hơn nữa, đồng bộ hơn nữa, cạnh tranh cao hơn nữa để đưa hệ thống cảng biển và logistics tại Bà Rịa – Vũng Tàu mà trước hết là khu vực Cái Mép – Thị Vải ngang tầm khu vực vào năm 2030 và trở thành một đầu mối cảng biển đẳng cấp thế giới vào năm 2045.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra "cửa ngõ giao thương phía Nam"
Sáng nay, 20-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi kiểm tra hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải, trong đó có bến cảng nước sâu lớn nhất, quy mô nhất cả nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến kiểm tra bến cảng Gemalink khi cảng mới đón tàu vào khai thác chuyến đầu tiên vào tháng 1-2021. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Cùng đi có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, lãnh đạo một số bộ, ngành và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chuyến kiểm tra của Thủ tướng diễn ra 1 tuần sau khi tổ chức Hội nghị quy mô lớn Chính phủ về phát triên Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biên đôi khí hâu tại Cân Thơ, "thủ phủ của miền Tây". Một trong những điểm "mấu chốt" đối với sự phát triển khu vực này chính là kết cấu hạ tầng giao thông, logistics, liên kết vùng. Trong đó, hệ thống cảng biển đóng vai trò quan trọng, là "cửa ngõ phía Nam", lối ra cho hàng hóa, nông sản của vùng.
Gemalink là cảng nước sâu lớn nhất cả nước, nằm trong phạm vi cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Dài hơn 20km, chiếm hơn 30% lượng hàng hóa xuất khẩu bằng container của cả nước, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, cụm cảng biển sâu ở Bà Rịa - Vũng Tàu, ở cửa sông Thị Vải và sông Cái Mép, được đánh giá có mức tăng trưởng hàng hóa cao hàng đầu khu vực và được kỳ vọng sẽ trở thành cửa ngõ giao thương phía Nam.
Nếu năm 2013, tại Cái Mép - Thị Vải mới thiết lập được 8 tuyến vận tải, năm 2019 là 23 tuyến vận tải thì đến nay đã hình thành 32 tuyến. Trong đó có 25 tuyến quốc tế và 7 tuyến nội địa. Tháng 10-2020, cảng đã đón tàu container Margrethe Maersk (trọng tải trên 214.000 tấn, sức chở hơn 18.300 Teus, dài gần 400m, rộng 59m) - một trong những tàu container lớn nhất thế giới hiện nay, trở thành một trong số khoảng 20 cảng lớn trên thế giới có đủ năng lực tiếp nhận tàu kích cỡ này.
Cảng Gemalink đưa vào khai thác với công suất giai đoạn 1 là 1,5 triệu Teus/năm. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Ba năm qua, sản lượng hàng hóa qua cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng rất nhanh, đạt bình quân gần 18%/năm. Năm 2020, cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt 7,55 triệu Teus, vượt dự báo hàng hóa cho thời điểm năm 2020. Với tốc độ phát triển 18% mỗi năm như hiện nay, chủ yếu là hàng đi tuyến xa, sử dụng tàu lớn, chỉ cần 3 năm nữa là lượng hàng qua cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải sẽ tăng gấp đôi.
Đầu năm 2021, bến cảng Gemalink, cảng nước sâu lớn nhất cả nước, nằm trong phạm vi cụm cảng Cái Mép - Thị Vải đã được đưa vào khai thác với công suất giai đoạn 1 là 1,5 triệu Teus/năm, góp phần nâng tổng công suất khai thác tại Cái Mép - Thị Vải lên 8,3 triệu Teus/năm. Như vậy, sản lượng thông qua 7,55 triệu Teus năm 2020 đã đạt gần 91% công suất thiết kế các bến cảng.
Tổng công suất cụm cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải hiện 8,3 triệu Teus/năm, trong đó năm 2020 đạt mức thông quan 7,55 triệu Teus, tương đương 91%. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Có thể thấy, nguy cơ quá tải cung cầu cảng biển cho tàu lớn tại Cái Mép - Thị Vải đã hiển nhiên. Ngoài ra, quá trình đưa hàng hóa xuống Cái Mép - Thị Vải còn gặp nhiều khó khăn khi thường xuyên xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông. Vấn đề này đã được nhận diện và nhiều giải pháp đã được triển khai.
Trong sáng nay, Thủ tướng đã đến kiểm tra bến cảng Gemalink khi cảng mới đón tàu vào khai thác chuyến đầu tiên vào tháng 1-2021.
Với tốc độ phát triển 18% mỗi năm như hiện nay, chủ yếu là hàng đi tuyến xa, sử dụng tàu lớn, chỉ cần 3 năm nữa là lượng hàng qua cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải sẽ tăng gấp đôi. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Đây là cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, là một trong số 19 cảng lớn của thế giới đón được các siêu tàu lớn nhất thế giới hiện nay. Đây cũng là cảng có quy mô lớn nhất Việt Nam. Cảng không những lớn về tổng mức đầu tư 520 triệu USD cho 2 giai đoạn (trong đó giai đoạn 1 đã hoàn thành là 330 triệu USD) mà còn là cảng có công suất lớn nhất nước với 2,5 triệu Teus. Cảng được trang bị bởi những siêu cẩu bờ (STS) được thiết kế và sản xuất tại Việt Nam.
Cảng sẽ chính thức khai trương vào tháng 5-2021 và sẽ khai thác ít nhất 80% công suất thiết kế ngay trong năm nay, khai thác hết công suất từ năm 2022. Thủ tướng cũng đến kiểm tra bến cảng quốc tế Tân Cảng Cái Mép.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Tân Cảng - Cái Mép. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Tại đây, Thủ tướng đã được nghe báo cáo về tình hình quy hoạch hệ thống cảng Bà Rịa - Vũng Tàu, hệ thống giao thông kết nối, hiện trạng và định hướng quy hoạch khu bến Cái Mép - Thị Vải.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nghe báo cáo tình hình hoạt động của Tân Cảng - Cái Mép. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Sau chuyến kiểm tra, Thủ tướng sẽ có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải nhằm đánh thức tiềm năng phát triển cảng Cái Mép - Thị Vải, logistics, tập trung vào phát triển hạ tầng giao thông vận tải kết nối khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Sáng 20/3, tại thị xã Phú Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Cảng quốc tế Gemalink. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN Thủ tướng...