Tập trung kiểm toán các ngân hàng thương mại
Cùng với một số tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT) nhà nước, các ngân hàng thương mại cũng là một trong những đối tượng trọng tâm của nội dung kiểm toán trong năm 2013.
Kế hoạch này vừa được Tổng kiểm toán Nhà nước (KTNN) Đinh Tiến Dũng trình tại phiên họp của Ủy ban TVQH và đây cũng là một trong những nội dung được Ủy ban Tài chính Ngân sách (UBTCNS) nhấn mạnh trong báo cáo thẩm tra về kế hoạch kiểm toán.
Theo báo cáo của Tổng kiểm toán Nhà nước, tổng hợp sơ bộ kết quả kiểm toán đến tháng 8.2012 từ 55 cuộc kiểm toán đã kết thúc và trình xét duyệt, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 4.092 tỉ đồng, trong đó tăng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 703 tỉ đồng giảm chi 898 tỉ đồng xử lý khác 2.491 tỉ đồng.
Qua kiểm toán cho thấy nổi lên một số vấn đề, như chất lượng công tác lập dự toán của các bộ, ngành chưa được cải thiện, nhất là dự toán thu NSNN tình trạng phân bổ dự toán chậm, chưa sát thực tế nên phải bổ sung điều chỉnh nhiều lần làm ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ vẫn diễn ra… quản lý và sử dụng nhà, đất còn chưa chặt chẽ, không hiệu quả, gây lãng phí NSNN.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra trong việc sử dụng ngân sách ở địa phương khi thực hiện bố trí vốn đầu tư ở một số địa phương còn dàn trải, thiếu tập trung, nợ đọng trong xây dựng cơ bản lớn tình trạng một số đơn vị kê khai sai các khoản thuế phải nộp NSNN, sai số được hoàn thuế… vẫn diễn ra.
Đề nghị bổ sung dầu khí, điện lực, xăng dầu vào danh sách kiểm toán
Tổng Kiểm toán cho biết trong năm 2013 sẽ tăng cường kiểm toán các đối tượng liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là các dự án, công trình phục vụ cho quản lý, điều hành tái cấu trúc đầu tư công sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực trong xã hội để phục vụ cho đánh giá chất lượng các dự án, công trình được kiểm toán.
Đáng chú ý, sẽ tập trung kiểm toán hầu hết các TĐ, TCT nhà nước lớn, ngân hàng thương mại nhà nước (kể cả các đơn vị đã được kiểm toán năm 2012) để đánh giá được tình hình tài chính, quản trị và hiệu quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hiệu quả đầu tư ra ngoài nhiệm vụ chính để kiến nghị Chính phủ, Quốc hội trong việc chỉ đạo thực hiện tái cấu trúc DNNN, cơ cấu lại hệ thống các ngân hàng thương mại nhà nước.
Đồng thời, đánh giá được việc điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiểm soát lạm phát, trong đó tập trung đánh giá việc điều hành lãi suất, tỷ giá ngoại hối, cho vay tái cấp vốn đánh giá việc sử dụng Quỹ Dự trữ ngoại hối nhà nước và hoạt động tín dụng (nợ quá hạn, nợ xấu) kết quả thực hiện một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường theo Nghị quyết số 13 của Chính phủ.
Cụ thể, ngoài nhiệm vụ kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm của Ngân hàng Chính sách – Xã hội, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định của Chính phủ, năm 2013 KTNN dự kiến kiểm toán tại 29 đầu mối (trong đó có 8 tập đoàn, năm 2012 là 2 tập đoàn).
Video đang HOT
Trong kế hoạch kiểm toán năm tới, ông Dũng cho hay sẽ thực hiện kiểm toán 20 chuyên đề (tăng 4 chuyên đề so với năm 2012), tập trung vào lĩnh vực đầu tư công quản lý, sử dụng đất đai, phát triển nhà và đô thị quản lý công tác khai thác tài nguyên khoáng sản…
Cơ bản đồng tình với định hướng kiểm toán mà Tổng Kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng đã trình tại phiên họp, UBTCNS lưu ý thêm cần tập trung nguồn lực kiểm toán các TĐ, TCT có quy mô lớn, sử dụng nhiều vốn và tài sản nhà nước, sản xuất kinh doanh các mặt hàng độc quyền ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống như điện, than, xăng dầu…
Trên cơ sở đó, đưa ra các nhận định toàn diện từ mô hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, chiến lược đầu tư trong và ngoài ngành, tình hình thực hiện cổ phần hóa DNNN… giúp Quốc hội, Chính phủ có những quyết sách hợp lý trong quá trình thực hiện Đề án tái cơ cấu DNNN.
Đồng thời, cần tập trung nguồn lực chuyên sâu kiểm toán chính sách tiền tệ, quá trình sáp nhập, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại, tình hình tài chính của các ngân hàng sau tái cơ cấu.
Đáng chú ý, cơ quan thẩm tra đề nghị Kiểm toán Nhà nước bổ sung thêm vào kế hoạch kiểm toán năm 2013 một số tập đoàn kinh tế đang có vấn đề nổi lên mà dư luận xã hội quan tâm như Tập đoàn dầu khí, Tập đoàn điện lực, Tập đoàn xăng dầu.
Qua thảo luận, các ủy viên TVQH cơ bản tán thành với những đề xuất của UBTCNS trong báo cáo thẩm tra sơ bộ về kế hoạch kiểm toán năm tới.
Theo TNO
Không có vùng cấm trong vụ bắt Dương Chí Dũng
Ngay sau khi Dương Chí Dũng bỏ trốn, Thủ tướng đã trực tiếp nghiêm khắc nhắc nhở Bộ Công an và yêu cầu bộ tập trung chỉ đạo bắt bằng được Dương Chí Dũng. Như từ mà báo chí hay dùng là không có vùng cấm nào".
Sau ba tháng rưỡi bỏ trốn, bị can Dương Chí Dũng - nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines, nguyên cục trưởng Cục Hàng hải VN - đã bị bắt ngày 4-9
Ông Vũ Đức Đam - bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - cho biết như vậy tại cuộc họp báo của Văn phòng Chính phủ chiều 5-9.
Ông Đam nói thêm: "Trong suốt quá trình này, Thủ tướng đã chỉ đạo rất sát sao, theo đúng quy định của pháp luật, đúng tinh thần của Đảng và Nhà nước là tất cả mọi người đều công bằng trước pháp luật, không có bất kỳ ngoại lệ nào. Như từ mà báo chí hay dùng là không có vùng cấm nào. Thủ tướng cũng đã chỉ đạo làm rõ liệu có hay không hành vi bao che, tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn".
Tại cuộc họp báo, ông Đam còn cho biết quyết định khởi tố bị can và quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn đặc biệt đối với Dương Chí Dũng được Thủ tướng chỉ đạo ban hành theo đúng quy định pháp luật, do việc thực hiện kế hoạch của Bộ Công an chưa chặt chẽ nên Dương Chí Dũng đã bỏ trốn. Cơ quan công an đã chỉ đạo kêu gọi Dương Chí Dũng đầu thú, sau đó phát lệnh truy nã trong nước và quốc tế và hiện đã bắt được bị can này.
Kêu gọi người tiếp tay Dương Chí Dũng bỏ trốn ra tự thú
Trước đó sáng 5-9, Bộ Công an cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt được ông Dương Chí Dũng (55 tuổi, trú tại phường Thành Công, Hà Nội, nguyên cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines).
Theo thông báo của Bộ Công an, ông Dương Chí Dũng bị khởi tố về tội "cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo điều 165 Bộ luật hình sự. Sau khi được các cơ quan có thẩm quyền cho phép, Viện KSND tối cao đã phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt, khám xét đối với ông Dương Chí Dũng. Tuy nhiên, trước khi cơ quan điều tra thi hành lệnh bắt, khám xét, chiều 17-5-2012 ông Dương Chí Dũng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Cơ quan điều tra đã kiên trì thuyết phục gia đình, thân nhân của ông Dũng vận động đầu thú nhưng không có kết quả.
Do đó, ngày 18-5-2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát lệnh truy nã đặc biệt trong toàn quốc, đồng thời phối hợp với Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ban hành lệnh truy nã quốc tế với bị can này. Sau một thời gian truy bắt, cơ quan điều tra đã bắt được bị can này và đang khẩn trương điều tra làm rõ hành vi vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật. Sau khi bắt được Dương Chí Dũng, thượng tướng Trần Đại Quang - bộ trưởng Bộ Công an - đã khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích bắt giữ bị can này.
Đáng chú ý, Cơ quan điều tra Bộ Công an kêu gọi những ai có hành vi che giấu, tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn, nếu ra tự thú sẽ được hưởng khoan hồng.
Ông Dương Chí Dũng khi còn là chủ tịch HĐQT Vinalines
Điều tra động cơ bỏ trốn
Trước đó, tại cuộc gặp gỡ một số cơ quan báo chí thông báo kết quả điều tra ban đầu vụ án tham ô tài sản mở rộng điều tra sai phạm trong việc lựa chọn nhà thầu mua ụ nổi 83M và lập, phê duyệt dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam xảy ra tại Vinalines, đại tá Trần Duy Thanh - cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng Bộ Công an - đã thông tin về hành vi phạm tội của các bị can trong vụ án.
Ông Thanh cho biết trước khi quyết định khởi tố bị can (vào 16g ngày 17-5), cơ quan điều tra đã nhiều lần triệu tập ông Dũng để ghi lời khai. Tuy nhiên, tại sao ông Dũng bỏ trốn vào ngày 17-5 sau khi làm việc bình thường vào buổi sáng thì cơ quan điều tra chưa có thông tin về nguyên nhân, động cơ nào thúc đẩy hành vi bỏ trốn của bị can. Việc có lộ thông tin hay không thì hiện nay chưa có thông tin phản ảnh. Động cơ ông Dũng bỏ trốn, ai thúc đẩy, có lộ lọt thông tin hay không đang được xem xét và sẽ làm sáng tỏ khi bắt được bị can - đại tá Thanh khẳng định.
Về hành vi phạm tội, các bị can này đã cố ý làm trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. Cụ thể, theo đề nghị của Vinalines, Thủ tướng đã đồng ý về nguyên tắc cho phép triển khai lập dự án đầu tư xây dựng một nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam bằng nguồn vốn tự huy động theo đúng các quy định hiện hành. Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải cập nhật dự án này vào quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam, trình Thủ tướng xem xét, quyết định. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có văn bản nào quyết định bổ sung xây dựng nhà máy này vào quy hoạch phát triển tổng thể ngành công nghiệp tàu thủy.
Mặc dù vậy, ngày 27-6-2007, chủ tịch HĐQT Vinalines đã ký quyết định phê duyệt chủ trương lập Nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư 3.854 tỉ đồng, rồi điều chỉnh dự án lên đến hơn 6.488 tỉ đồng. Sau đó, Vinalines giao cho Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines làm chủ đầu tư. Đến ngày 19-7-2011, Vinalines đã tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy nhưng chưa có tổ chức tài chính hoặc ngân hàng nào cam kết tài trợ. Đến thời điểm khởi công nhà máy này, phần vốn đầu tư của các bên liên quan chỉ có hơn 616 tỉ đồng. Phần lớn số tiền này được sử dụng để mua ụ nổi 83M từ Liên bang Nga về phục vụ cho dự án và gây lãng phí gần 514 tỉ đồng. Các bị can trong vụ án đã tham ô trong quá trình sửa chữa ụ nổi 83M do Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Việt Nam nhập về. Các bị can đã nâng khống giá nguyên vật liệu sửa chữa nhằm chiếm đoạt nhiều tỉ đồng của Nhà nước.
Bắt Dương Chí Dũng theo lệnh truy nã đỏ
- Ngày 1-2-2012, khởi tố vụ án tham ô tài sản, khởi tố và bắt tạm giam bốn bị can Trần Hải Sơn, tổng giám đốc Trần Văn Quang, trưởng phòng kế hoạch Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines Trần Bá Hùng, cán bộ Hyundai Vinashin và Phạm Bá Giáp, giám đốc Công ty Nguyên Ân - Nha Trang, về hành vi "tham ô tài sản".
- Tháng 5-2012, khởi tố bổ sung vụ án "cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
- Ngày 17-5-2012, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc (phó vụ trưởng Vụ Vận tải Bộ Giao thông vận tải, nguyên tổng giám đốc Vinalines), Trần Hữu Chiều (phó tổng giám đốc Vinalines) về hành vi "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
- Ngày 18-5-2012, truy nã đặc biệt đối với ông Dương Chí Dũng.
- Ngày 4-6-2012, ban tổng thư ký Tổ chức Interpol ban hành lệnh truy nã đỏ (truy nã quốc tế) đối với bị can Dương Chí Dũng.
- Ngày 24-7, khởi tố thêm sáu bị can liên quan đến vụ án này về hành vi "cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", khởi tố bổ sung đối với bị can Trần Hải Sơn về tội danh trên.
Theo VNN
Quốc Long, Ngọc Duy và Văn Quyết vẫn lên tuyển VFF và HLV Phan Thanh Hùng vẫn chưa có quyết định loại các cầu thủ Hà Nội T&T nên tất cả vẫn tập trung trên tuyển chiều nay. Hành động không đẹp của Quốc Long. Ảnh: Châu Thành. Suốt ba ngày qua, HLV Phan Thanh Hùng khổ sở khi phải trả lời hàng loạt câu hỏi xung quanh hành vi không đẹp của...