Tập trung hoàn thành tái định cư thủy điện Sơn…
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, rà soát lại danh mục các dự án thành phần, trên cơ sở đó để xác định tổng nhu cầu vốn còn lại để hoàn thành toàn bộ Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La; nghiệm thu, thanh quyết toán, bàn giao đưa vào sử dụng toàn bộ các dự án thành phần trong Quý IV/2015.
Ảnh minh họa
Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải – Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án thuỷ điện Sơn La – Lai Châu tại Thông báo 172/TB-VPCP về Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, cần tập trung rà soát đánh giá kỹ kết quả tái định cư tại các địa phương, tập trung việc bố trí đất sản xuất và việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân vùng tái định cư; công tác hỗ trợ, hướng dẫn phát triển sản xuất cho các hộ dân tái định cư; công tác hỗ trợ đào tạo nghề, lao động; điều kiện ăn ở của các hộ tại các khu, điểm tái định cư; hoàn thành toàn bộ Dự án trong năm 2015.
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương khẩn trương rà soát lại toàn bộ danh mục dự án thành phần, trên cơ sở đó xác định cụ thể khối lượng công việc đã hoàn thành, đang thực hiện và chưa thực hiện của Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, đồng thời xác định nhu cầu vốn còn lại để hoàn thành toàn bộ Dự án, báo cáo kết quả Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/5/2015.
Đồng thời chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương tổ chức rà soát đánh giá kỹ kết quả thực hiện công tác tái định cư tại các địa phương về các lĩnh vực đất sản xuất cho các hộ dân tái định cư (bao gồm đất đã đưa vào sản xuất và đất còn phải cải tạo, năng suất cây trồng…); việc hỗ trợ đào tạo, tập huấn nghề cho lao động; mức thu nhập bình quân chung của địa phương, so sánh với thời gian trước và các khu vực khác trên địa bàn (tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập…); đề xuất giải pháp hỗ trợ cho các hộ dân tái định cư.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì kiểm tra, hướng dẫn các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu thực hiện công tác thu hồi, giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ tái định cư Dự án thủy điện Sơn La; phối hợp với Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ kinh phí cho các tỉnh để thực hiện công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá việc hỗ trợ đào tạo nghề, huấn luyện lao động; đời sống, nơi ở và thu nhập của các hộ dân tái định cư.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu hoàn thành giải ngân kinh phí hỗ trợ sản xuất còn lại cho các hộ tái định cư theo quy hoạch chi tiết được duyệt, tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, trong đó cần chú trọng các biện pháp lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng thu nhập trên diện tích đất được giao. Bố trí cán bộ khuyến nông, khuyến lâm đến từng điểm tái định cư hướng dẫn người dân xây dựng phương án sản xuất cụ thể, xây dựng mô hình sản xuất để rút kinh nghiệm và nhân diện rộng.
Theo Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Sơn La đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng số dân di chuyển thuộc Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La là 20.340 hộ, 92.301 nhân khẩu. Trong đó, tỉnh Sơn La 12.584 hộ, 58.337 khẩu; tỉnh Điện Biên 4.459 hộ, 17.010 khẩu; tỉnh Lai Châu 3.297 hộ, 16.954 khẩu. Tổng số khu, điểm tái định cư tập trung của Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La 78 khu, 285 điểm, tái định cư xen ghép vào 38 bản thuộc 17 xã và tái định cư tự nguyện; bố trí tái định cư cho 20.477 hộ (gồm số dân di chuyển thuộc Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La và Dự án đường tránh ngập đường Mường Lay-Nậm Nhùn, giai đoạn 1). Đến nay, các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đã hoàn thành việc lập và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết toàn bộ 78 khu, 285 điểm tái định cư xen ghép vào 37 bản thuộc 16 xã và khu tái định cư tự nguyện. Nhà nước cũng đã triển khai gần 8.000 phương án hỗ trợ, bồi thường với số vốn giải ngân hơn 7.000 tỷ đồng cho hơn 40.000 hộ dân, 232 tổ chức phải di dời hoặc chịu ảnh hưởng.
Video đang HOT
Phan Hiển
Theo_Báo Chính Phủ
Cắm biển "cấm xâm phạm" bãi biển Nha Trang để làm gì?
Trong 11 bảng "cấm xâm phạm" mà nhà đầu tư Ấn độ được UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép cắm trên bãi biển Nha Trang, ghi rõ: Khu vực này nằm trong quy hoạch của Dự án Phoneix Beach (bãi biển Phượng Hoàng)... Nhà đầu tư sẽ xây dựng những gì trên bãi biển Nha Trang?
Bê tông hóa
Theo dự án, bãi biển Phượng Hoàng trải dài trên 4km bao gồm toàn bộ công viên biển và bãi cát đến mép biển Nha Trang, chiếm bãi biển phía đông đường Trần Phú. Đây là khu vực trung tâm nhất và đẹp nhất của bãi biển Nha Trang tính từ phía Nam cầu Trần Phú cho đến công viên Trần Hưng Đạo. Khi dự án này hoàn thành, bãi biển Nha Trang sẽ trở thành bãi biển Phượng Hoàng với chi chít những công trình bê tông.
Phối cảnh toàn bộ dự án chi chít công trình bê tông
Hiện trạng khu vực sẽ thực hiện Dự án Bãi biển Phượng Hoàng - ảnh Phong Nha Trang
Bắt đầu từ phía nam cầu Trần Phú, "đại bản doanh" của dự án này là các tòa nhà cao 50 - 65 tầng xây trên bãi biển và lấp vịnh để xây nhô hẳn ra biển, có tổng diện tích 58.000m2 và 1,18 triệu m2mặt sàn.
Tổ hợp các cao ốc vườn Phoenix và khách sạn
Gần đó, có một quán bar cao cấp trên mặt biển chỉ để tiếp khách mời và trung tâm thương mại Fish Scale với cả một làng mua sắm.
Trung tâm thương mại Fish scale
Tiếp đó là khu Playa villa gồm nhiều căn nhà xây nhỏ xây dọc theo bờ biển. Nói về khu vila này, ông Bùi Dũng - Nguyên Chủ tịch Hội kiến trúc sư Khánh Hòa bức xúc: "Chúng tôi đã phản đối rằng, trước đây chúng ta đã cố gắng phá bỏ những lô cốt từ thời Pháp, sao nay lại cho xây vô số lô cốt như vậy trên bãi biển Nha Trang? Nhưng những góp ý của Hội kiến trúc sư đã không được chính quyền ghi nhận".
Gần công trình đang tồn tại nhà hàng "hộp bê tông" Four season (bốn mùa), tập đoàn Dewan sẽ xây dựng một quán bar ngầm mang tên Pharaoh, sát bên Tháp Trần Hương.
Quán bar Pharaoh
Tại quảng trường 2.4 sẽ xây dựng bãi đậu xe ngầm, khách sạn ngầm và bên trên vườn dương, vườn dừa sẽ xây dựng quán cà phê trên ngọn cây. Nơi mà dưới mặt đất người dân có thể đi lại, ngắm biển Phượng Hoàng nhưng trên đầu họ sẽ có một mặt sàn quán cà phê hàng trăm chỗ ngồi. Và thêm một khách sạn nửa ngầm nửa nổi khác được xây dựng ngay cạnh quán cà phê trên cây này.
Phía trên công viên xanh tốt này sẽ có một...
... Quán cà phê trên cây hàng trăm chỗ ngồi
Cạnh Công viên Phù Đổng (Nhà hàng Nga với 1.800m2 mặt sàn). Tiếp đó là khu nghỉ mát Ana Mandara với chuỗi công trình gồm, tháp trò chơi cảm giác mạnh Screaming Typhoon, trung tâm biểu diễn kiêm club, trung tâm lễ hội, sự kiện trên diện tích 35.000m2, công suất hơn 30.000 người.
Trung tâm biểu diễn kiêm câu lạc bộ the Core
Như vậy, suốt chiều dài bờ biển trung tâm Nha Trang, tập đoàn Dewan sẽ xây dựng 4 khách sạn, hàng loạt vila, nhiều quán bar, trung tâm thương mại, quán cà phê, quán nhậu, trung tâm biểu diễn hội nghị...vv... với cả triệu mét vuông sàn bê tông.
Chưa minh bạch
Ông Bùi Mau - Chủ tịch Liên hiệp Các hội (KHKT) tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã tổ chức hội thảo để phản biện dự án, kết quả là: Không xây khách sạn phía Đông đường Trần Phú vì ảnh hưởng quyền lợi cộng đồng; không làm các công trình ngầm vì ảnh hưởng cảnh quan thiên nhiên Nha Trang; đề nghị thu hồi giải tỏa hết các resort, nhà hàng trên công viên biển Nha Trang; Việc xây dựng trên bãi biển Nha Trang là vấn đề nhạy cảm, đề nghị UBND tỉnh trước khi phê duyệt quy hoạch phải lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân và các tổ chức xã hội. Nhưng hầu hết các nội dung phản biện đều không được chấp thuận, tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt quy hoạch vào tháng 10.2014 mà không trưng cầu dân ý.
Sáng 19.5, kiến trúc sư Nguyễn Hoàng - Phó chủ tịch Hội kiến trúc sư tỉnh Khánh Hòa nói, dự án này xây dựng trên đất công cộng, đất công viên biển, bãi biển và mặt biển của vịnh Nha Trang (di sản quốc gia) thì phải trưng cầu dân ý, tổ chức giám sát cộng đồng. Nhưng tỉnh đã không lấy ý kiến dân, nay gây bức xúc dư luận thì phải dừng lại và phải giải thích minh bạch cho nhân dân rõ đã làm đúng luật di sản, luật xây dựng, luật tài nguyên môi trường chưa... "Hội Kiến trúc sư Khánh Hòa đã có phản biện, không đồng ý xây dựng bê tông hóa bãi biển Nha Trang nhưng chẳng thấy tỉnh trả lời gì" - Ông Hoàng nói.
Cũng theo ông Hoàng, cả một dự án lớn như vậy mà không ai dựng mô hình, không treo bản đồ quy hoạch cho dân biết, ngay cả Hội kiến trúc sư cũng không được cung cấp sơ đồ dự án.
Trả lời báo chí về xung quanh dự án này, ông Nguyễn Chiến Thắng - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nói liên hệ với ông Huỳnh Ngọc Bông - Chánh văn phòng, phát ngôn viên của UBND tỉnh. Còn ông Bông lại nói, trách nhiệm công bố quy hoạch là của Giám đốc Sở Xây dựng Khánh Hòa. Tuy nhiên, ông Lê Văn Dẻ - Giám đốc Sở Xây dựng thường xuyên bận họp hay đi công tác, điện thoại không bắt máy.
Trước đó, ông Nguyễn Chiến Thắng cho biết, trước khi tỉnh phê duyệt thì quy hoạch nêu trên đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng như Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia đồng ý, chủ trương.
Theo Mai Khuê (Danviet.vn)
Đẩy nhanh GPMB đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng... Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện về việc đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và giải quyết các thủ tục cấp phép khai thác mỏ vật liệu phục vụ thi công Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Ảnh minh họa Nội dung công điện như sau: Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận...